Luận Văn Cung cấp điện cho nhà máy luyện kim đen

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.Giới thiệu chung về nhà máy
    Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển thì những nhà máy,xí nghiệp chủ chốt cũng không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội , đồng thời để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển mạnh mẽ thì phải xây dựng các xí nghiệp vệ tinh ở các địa phương.
    Khi các nhà máy,xí nghiệp được xây dựng thì một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho nhà máy có thể hoạt động liên tục,đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm đó chính là hệ thống cấp điện của nhà máy.Hệ thống cung cấp diện cho nhà máy phải đảm bảo được các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế đặt ra,không những nó có thể đáp ứng tốt cho phụ tải điện của nhà máy ở thời điểm hiện tại mà còn phải tính đến khả năng mở rộng của nhà máy trong tương lai.
    Với yêu cầu thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy Luyện kim đen với mặt bằng xây dựng ở Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên là trung tâm luyện kim đen của cả nước, chúng ta sẽ xem xét một số đặc điểm của nhà máy đó .
    1.1.1 Vị trí địa lý
    Nhà máy được xây dựng ở Thành phố Thái Nguyên , Tỉnh Thái Nguyên gần nguồn mỏ quặng bởi vậy dễ dàng cho vận chuyển nguyên vật liệu thô để sản xuất. Đồng thời nó cách Hà Nội không xa mà lại có đường giao thông thuận lợi để phân phối sản phẩm tới trung tâm Hà Nội và từ đó đi khắp mọi miền đất nước.
    Nhà máy cách nguồn điện 15 km
    1.1.2 Vị trí kinh tế
    Đất nước ta đang quá trình hiện đại hoá đất nước cần nhiều nguyên vật liệu đặc biệt là gang thép để xây dựng hạ tầng và đô thị phục vụ sự phát triển đó, do vậy nhà máy chiếm một vị trí quan trọng đối với nền công nghiệp luyện kim và đối với đất nước.
    1.2 Đặc điểm công nghệ và phụ tải
    1.2.1 Đặc điểm công nghệ:
    Đây là nhà máy được đầu tư để sản xuất ra nguyên liệu gang thép và tôn với quy trình công nghệ hiện đại với qui mô lớn .
    Nhà máy gồm 7 phân xưởng chính
    - Phân xưởng luyện gang
    - Phân xưởng lò máctin
    - Phân xưởng cán nóng
    - Phân xưởng cán nguội
    - Phân xưởng tôn
    - Phân xưởng cán phôi tấm
    - Phân xưởng trạm bơm
    Ngoài ra còn có hai phân xưởng phụ là
    - Phân xưởng sửa chữa cơ khí
    - Ban quản lý và phòng thí nghiệm

    CHƯƠNG I .MỞ ĐẦU

    1.1.Giới thiệu chung về nhà máy
    1.1.1 Vị trí địa lý
    1.1.2 Vị trí kinh tế
    1.2.Đặc điểm công nghệ và phụ tải
    1.2.1.Đặc điểm công nghệ
    1.2.2.Đặc điểm phụ tải
    1.2.3 Phân loại phụ tải
    1.3.Nội dung tính toán thiết kế

    CHƯƠNG II.XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA CÁC PHÂN XƯỞNG VÀ CỦA TOÀN NHÀ MÁY
    2.1. Giới thiệu chung về phụ tải tính toán
    2.1.1.Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt
    và hệ số nhu cầu
    2.1.2.Xác định phụ tải tính toán theo hệ số hình dáng
    của đồ thị phụ tải và công suất trung bình
    2.1.3.Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình
    và hệ số cực đại
    2.1.4.Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng cho
    một đơn vị sản phẩm
    2.1.5.Xác định phụ tải tính toán theo suất trang bị điện
    trên 1 đơn vị diện tích
    2.2.Xác đinh phụ tải tính toán của các phân xưởng
    và của toàn nhà máy
    2.2.1.Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng
    sửa chữa cơ khí 9
    2.2.1.1.Tính phụ tải tính toán của nhóm 1
    2.2.1.2.Tính phụ tải tính toán của nhóm còn lại
    2.2.1.3.Xác định phụ tải tính toán dành cho chiếu sáng
    2.2.1.4.Công suất tính toán của toàn phân xưởng
    2.2.2.Xác định phụ tải tính toán của các phân xưởng khác
    2.2.2.1.Phụ tải tính toán của phân xưởng luyện gang
    2.2.2.1.Phụ tải tính toán của phân xưởng còn lại
    2.2.3. Phụ tải tính toán của toàn nhà máy
    CHƯƠNG III.THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CỦA TOÀN NHÀ MÁY
    3.1. Phương án truyền tải điện đến nhà máy
    3.1.1.Xác định điện áp định mức của đường dây
    truyền tải tới nhà máy
    3.1.2.Chọn tiết diện dây dẫn
    3.2.Chọn số lượng dung lượng và vị trí đật máy biến áp
    3.2.1.Chọn vị trí đặt máy biến áp
    3.2.1.1.Xác định biểu đồ phụ tải
    3.2.1.2.Vị trí đặt các máy biến áp
    3.2.2.Chọn số lượng và dung lượng các máy biến áp
    3.2.2.1.Máy biến áp trung tâm
    3.2.2.2.Máy biến áp phân xưởng
    3.3.Phương pháp đi dây và lựa chọn tiết diện cáp cấp điện
    cho các biến áp phân xưởng
    3.3.1.Phưong án I
    3.3.2.Phương án II
    3.3.3.Tổng kết các phương án
    3.4. Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc vận hành
    3.4.1.Các thiết bị điện
    3.4.2. Nguyên tắc vận hành
    3.5.Tính ngắn mạch
    3.6.Chọn và kiểm tra thiết bị điện và bảo vệ
    3.6.1.Chọn và kiểm tra máy cắt
    3.6.1.1.Chọn máy cắt cao áp 35 kV
    3.6.1.2.Chọn máy cắt hợp bộ 6kV
    3.6.2Chọn và kiểm tra dao cách ly cấp 35 kV
    3.6.3.Chọn tủ cao áp trọn bộ cấp 6 kV nối cáp với
    máy biến áp phân xưởng
    3.6.4.Kiểm tra cáp
    3.6.5.Chọn và kiểm tra aptômát
    3.6.6.Chọn và kiểm tra thanh cái
    3.6.7. Chọn bién dòng BI
    3.6.8.Chọn biến dòng BU

    CHƯƠNG IV THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP CHO PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ
    4.1. Chọn cáp từ trạm biến áp T6+7 về tủ phân phối của xưởng
    4.2.Chọn tủ phân phối của xưởng
    4.3.Chọn tủ động lực
    4.3.1.Chọn cầu chì cho tủ động lực 3
    4.3.2.Chọn cầu chì cho các tủ động lực khác
    4.4.Chọn cáp từ tủ phân phối tới các tủ động lực
    4.5.Lưa chọn dây dẫn từ các tủ động lực tới từng động cơ
    4.5.1.Chọn dây cho nhóm 1
    4.5.2.Chon dây cho các tủ động lực còn lại

    CHƯƠNG V TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO HỆ THỐNG CUNG CẤP CỦA NHÀ MÁY
    5.1.Quan điểm bù công suất
    5.2.Tính toán bù công suất cho nhà máy
    CHƯƠNG VI THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ
    6.1.Xác định số lượng công suất bóng đèn
    6.2.Thiết kế mạng điện chiếu sáng
    6.2.1.Chọn cáp từ tủ phân phối tới tủ chiếu sáng
    6.2.2.Chọn áptômát tổng cho tủ chiếu sáng
    6.2.3.Chọn áp tômát cho từng nhóm
    6.2.4.Chọn dây dẫn từ aptômát nhánh tới từng nhóm 6 đèn
    6.2.5.Kiểm tra điều kiện chọn dây kết hợp với áptômát​
     
Đang tải...