Luận Văn CPH Doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt N

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : CPH Doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở VN” em xin được đóng góp Một số hiểu biết của mình vào quá trình nghiên cứu vấn đề CPH Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta

    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam đi lên xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ xuất phát điểm là một nền kinh tế yếu kém và lạc hậu về mọi mặt, chiếm đa số là nông nghiệp, hệ thống các ngành kinh tế Nhà nước thiếu năng động, không tận dụng được hết các nguồn lực tiềm năng vốn có. Trong công cuộc đổi mới đất nước, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiến hành đổi mới, cơ chế nền kinh tế đất nước cho phù hợp với quy luật phát triển tất yếu. Một trong những giải pháp có tính chiến lược để giải quyết vấn đề này là tiến hành CPH một số DNNN nhằm đa dạng hoá sở hữu, đưa yếu tố cạnh tranh làm động lực để tăng hiệu quả kinh doanh và xác lập một mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Triển khai tích cực, vững chắc CPH DNNN để huy động vốn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm tài sản nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hoá ”.
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ( 4/2001) Một lần nữa khẳng định “ tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi ”.
    Như vậy, CPH DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, bằng các văn bản pháp lý, nghị định, nghị quyết, chỉ thị và các chính sách hỗ trợ khác Nhà nước đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tốt cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
    CPH các doanh nghiệp là một xu hướng khách quan.
    Với đề tài: “ CPH DNNN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” em xin được đóng góp một số hiểu biết của mình vào quá trình nghiên cứu vấn đề CPH DNNN ở nước ta”.
    Tuy vậy, bài viết vẫn còn một số thiếu sót, kính mong được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG
    I. CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ( CPH DNNN) VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    1. DNNN, đa dạng hoá sở hữu DNNN ở Việt Nam
    1.1.Đa dạng hoá sở hữu và vai trò của các thành phần kinh tế Nhà nước ( TP KTNN) trong nền kinh tế thị trường
    Cơ sở tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Vì vậy để phát triển kinh tế thị trường, trước phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Đối với nước ta, quá trình đa dạng hóa được thể hiện bằng việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII đã chỉ ra. Đó là phát triển KTNN, kinh tế hợp tác xã, kinh tế sản xuất hàng chức trực tiếp sản xuất kinh hoá nhỏ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước.
    TP KTNN, đặc điểm, chức năng
    TP KTNN là những đơn vị, tổ doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc phần của Nhà nước chiếm tỉ lệ khống chế.
    KTNN bao gồm các DNNN (kinh tế quốc doanh), các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước (đất đai, tài nguyên, ngân hàng, tài chính, dự trữ quốc gia )
    Như vậy, các DNNN ( kinh tế quốc doanh) chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất của KTNN.
    KTNN trước hết là các DNNN và doanh nghiệp cổ phần được hình thành trên cơ sở:
    - Nhà nước đầu tư xây dựng.
    - Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư bản tư nhân.
    - Góp cổ phần khống chế với các doanh nghiệp tư nhân
    KTNN là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
    nước ta. Vai trò này được thể hiện ở chỗ nó chi phối được các thành phần kinh tế khác, làm biến đổi các thành phần kinh tế khác theo đặc điểm, đặc tính của nó. TP KTNN phải mở đường, dẫn dắt cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); nó tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế hàng hoá, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng; nó chiếm giữ vị trí then chổt trong nền kinh tế, đảm bảo sản xuất và cung ứng những dịch vụ công cộng và sản phẩm thuộc các lĩnh vực có ý nghĩa quốc kế dân sinh. Để bảo đảm vai trò chủ đạo của KTNN, trong những năm tới cần thiết phải củng cố lại hệ thống KTNN; thực hiện sắp xếp lại các DNNN, cải tiến quản lý, nâng cao tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng thông qua việc nghiên cứu và phát triển một cách phù hợp các hình thức tổ chức kinh doanh.
    1.2.Vai trò của các DNNN
    Quan điểm của Đảng ta trước sau như một vẫn khẳng định DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và là một trong những yếu tốgiữ vững định hướng XHCN.
    Ở nước ta, DNNN đang chiếm giữ những vị trí then chốt nhất của nền kinh tế, hệ thống DNNN không chỉ có vai trò kinh tế mà cả vai trò chính trị – xã hội. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, DNNN chiếm đại bộ phận trong các ngành kinh tế chủ chốt: điện, than, thép, bưu chính viễn thông, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng, dầu khí là người bảo đảm chủ yếu các dịch vụ quan trọng: tài chính, tiền tệ, bảo hiểm ,hàng không, đường sắt cung ứng một số mặt hàng thiết yếu cho xã hội và cho xuất khẩu, nắm hầu hết vai trò đối tác của phía Việt Nam trong hoạt động liên doanh với nước ngoài; bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân và tạo thực lực kinh tế để Nhà nước tham gia điều tiết thị trường.
    Các DNNN ở nước ta còn đảm nhận trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp công ích và những doanh nghiệp phục vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoạt động bình thường, nhưng đòi hỏi vốn lớn hiệu quả kinh tế thấp.
     
Đang tải...