Luận Văn CPH các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CPH các Doanh nghiệp Nhà nước ở VN


    Lời nói đầu


    Cổ phần hoá tuy(CPH) đã tiến hành được một thời gian nhưng những hiểu biết về nó còn hạn chế đối với sinh viên . Nói đến CPH là nói đến một yêu cầu bức thiết của cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – một trong những nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong công cuộc đổi mới kinh tế và là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kể từ lúc bắt đầu tiến hành CPH, Quốc hội đã ban hành rất nhiều nghị quyết về CPH các DNNN nhưng thực tế cho thấy những chủ chương đó mới chỉ được triển khai ở các bộ, nghành và các doanh nghiệp có liên quan chứ chưa được phổ biến một cách sâu rộng. Chính vì vậy nghiên cứu CPH DNNN là một phương pháp tiếp cận tốt nhất để hiểu thế nào là CPH cũng như tình hình CPH ở nước ta trong thời gian qua.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được kết cấu thành 3 phần:
    I - Sự cần thiết CPH một bộ phận DNNN ở Việt Nam
    II - Thực trạng CPH DNNN trong thời gian qua
    III - Quan điểm và các giải pháp đẩy mạnh CPH DNNN trong thời gian tới.

    Phần nội dung


    I - sự cần thiết cph một bộ phận dnnn ở việt nam.
    1/ thực chất của cph:
    1.1.Khái niệm cph:
    Trước xu thế phát triển ngày càng cao của thị trường thế giới và những yêu cầu của nền kinh tế “mở” thì mô hình hoạt đông cứng nhắc của các DNNN không còn phù hợp đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.Trên thế giới, xu thế CPH đã diễn ra rất mạnh mẽ từ những năm 80, CPH có thể hiểu là việc chuyển một DNNN thuộc sở hữu nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hưũ tập thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển.
    1.2.Bản chất CPH:
    CPH chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển đổi từ sở hữu toàn dân sang sở hữu tập thể.Thực ra đây là một công cụ huy động vốn đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp .
    1.3.Mục tiêu CPH các DNNN:
    Theo nghị định 44/1998/NĐ-CP, CPH DNNN có hai mục tiêu chính là huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện đưa người lao động có cổ phần làm chủ, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh.Về mặt lý thuyết là vậy nhưng thực tế cho chúng ta thấy CPH còn có rất nhiều mục tiêu khác :
    .​

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...