Chuyên Đề Công vụ và đặc điểm công vụ nhà nước?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * Khái niệm về công vụ nhà nước :
    Nhà nước là một tổ chức công quyền (quyền lực công cộng) nên phục vụ trong cơ quan nhà nước và công sở nhà nước là thực hiện công vụ nhà nước.
    Công vụ nhà nước là 1 phần hay 1 mặt có tính tổ chức, quyền lực pháp lý của nhà nước, được phân biệt với các hoạt động khác trong xã hội như sản xuất vật chất, sáng tạo giá trị tinh thần và hoạt động phục vụ trong các tổ chức chính trị xã hội bởi sự gắn bó chặt chẽ của công vụ nhà nước với quyền lực nhà nước.
    Có rất nhiều cách hiểu về công vụ nhà nước

    - Thứ nhất :
    công vụ nhà nước được hiểu đó là các công việc nhà nước, các hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ, công chức, viên chức, những người làm hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước kể cả hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu nhà nước, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình ) và các cơ quan đơn vị quân đội nhân dân và công an nhân dân. Hoạt động của mọi thiết chế, tổ chức nhà nước từ tổ chức quyền lực đến các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tề của nhà nước đều thực hiện công vụ. Cách hiểu như vậy quá rộng nhưng cũng có yếu tố hợp lý của nó là chúng ta có thể thấy mọi hoạt động nhà nước trong một chừng mực nhất định đều mang tính phục vụ nhân dân nếu xem xét từ bản chất nhân dân của nhà nước. Trong đó, những hoạt động gắn với quyền lực công thì gọi là công vụ, những hoạt động của các tổ chức sự nghiệp như y tế, giáo dục và các tổ chức kinh tế của nhà nước không được thành lập vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà nhằm mục đích phục vụ công cộng thì gọi là dịch vụ công, điều này phản ánh tích chất phục vụ của các dịch vụ công.

    - Thứ hai :
    công vụ nhà nước là mọi hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, những người làm hợp đồng trong mọi cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, cả những người là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng trong các đơn vị quân đội nhân dân và công an nhân dân. Đây là cách hiểu đầy đủ nhất, phù hợp với đời sống nhà nước và pháp luật nói chung ở nước ta hiện nay kể cả lĩnh vực luật hành chính và lĩnh vực luật hình sự. Xem xét trên tổng thể nhà nước và xã hội thì quan niệm như vậy mới đầy đủ.

    - Thứ ba :
    công vụ nhà nước được hiểu là hoạt động của công chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước và lực lượng vũ trang. Cách hiểu này nhằm tách biệt những hoạt động có tính chính trị và những hoạt động có tính chuyên môn nghề nghiệp của các đối tượng trong bộ máy nhà nước.

    - Thứ tư :
    công vụ nhà nước chỉ là hoạt động của công chức thực hiện hoạt động hành chính nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Quan niệm này tương tự như một số nhà khoa học ở nước ngoài, điều này phù hợp với nước ngoài nhưng không phù hợp với nền chính trị của Việt Nam.

    Chúng ta có thể hiểu công vụ nhà nước gồm những hoạt động do cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và trong các cơ quan đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (bao gồm cả quân đội và công an) thực hiện. Quan niệm này được tiếp cận từ gốc độ khoa học luật hành chính.
    * Đặc điểm của công vụ nhà nước :

    1/ Công vụ nhà nước trước hết là hoạt động có tính phục vụ :

    - Toàn bộ hoạt động của BMHCNN và bộ phận HC trong các cơ quan khác của nhà nước (do các công chức nhà nước đảm nhiệm) có tính chất phục vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...