Thạc Sĩ Công vụ, công chức Liên Bang Nga

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đã chứng kiến nhiều biến động mạnh mẽ trong hệ thống kinh tế, chính trị của các nước Trung Âu, Đông Âu và của Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã vào tháng 12 năm 1991, để lại các di chứng của mình cho nước Nga, cơ chế hành chính tách biệt và khuôn khổ điều tiết cũ đã không còn phù hợp để giải quyết các vấn đề phức tạp và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi sang một thể chế kinh tế chính trị mới. Các nhà lãnh đạo Nga đứng trước một nhiệm vụ to lớn là chuyển đổi bộ máy nhà nước tập trung và bao cấp mà nước Nga thừa hưởng từ hệ thống Liên Xô cũ sang một nền hành chính hiệu quả, đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu của một nền kinh tế theo định hướng thị trường, một hình thái quản lý nhà nước mở rộng dân chủ và đáp ứng các mong đợi của người dân.

    Dưới thời Liên bang Xô viết, đã không có khái niệm về một nền công vụ chuyên nghiệp và cũng không có một hệ thống quản lý thống nhất dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản, mỗi bộ và uỷ ban nhà nước (con số này tính chung là từ 120-130) tự xây dựng nên cách thức quản lý riêng của mình.

    Vào cuối năm 1991, một số kế hoạch cải cách bộ máy nhà nước Nga đã được một nhóm các chuyên gia và các nhà chính trị trẻ có đầu óc đổi mới, gắn bó với Tổng thống Yeltsin đề xuất. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ chính trị cho công cuộc cải cách từ phía các nhà lãnh đạo cao cấp và vận động thành lập nên một cơ quan để chỉ đạo và quản lý công cuộc cải cách công vụ. Kết quả là một tổ chức mới có tên “Tổng cục đào tạo nhân sự” đã được thành lập trong bộ máy Chính phủ vào năm 1992. Cơ quan này có trách nhiệm không chỉ đào tạo công chức chính phủ mà còn chịu trách nhiệm về tiến trình cải cách hành chính.

    Trong một giai đoạn rất ngắn khi Chính phủ do ông Y. Gaidar (1992) làm Thủ tướng đã có một số các thay đổi tích cực trong việc tổ chức lại cơ cấu hành chính nhà nước Liên bang Nga. Giải thể một số bộ, cơ quan mà sứ mệnh ban đầu của nó đã không còn nữa (ví dụ: Gosplan - Ủy ban kế hoạch nhà nước; Bộ Đóng tầu). Một số bộ và cơ quan khác (Bộ Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quan hệ Kinh tế đối ngoại) cắt giảm nhân viên và chuyển hướng hoạt động.Việc xuất hiện các chức năng mới của nhà nước (tư nhân hoá, giải quyết vấn đề thất nghiệp) đã dẫn đến thành lập nên các cơ quan mới.
    Một nỗ lực để thúc đẩy các thay đổi về mặt chất lượng trong môi trường hành chính cũng đã được thực hiện vào mùa hè 1992 khi dự thảo “Luật Công chức” lần đầu tiên được đưa ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...