Thạc Sĩ Công vụ, công chức Anh, Pháp, Mỹ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công vụ và công chức của Anh:

    Là quốc gia xây dựng chế độ công vụ và công chức Nhà nước sớm nhất, và được xem là đại diện cho chế độ công chức của các nước phương Tây. Jim Cordell đã viết: "Cội nguồn của nền công vụ hiện đại nằm trong Báo cáo Northcote-Trevelyan (1854), được viết ra để tạo nên một bộ máy hành chính có hiệu quả, trung lập với ảnh hưởng và sự bảo trợ của chính trị"[SUP]1[/SUP] . Lần đầu tiên khái niệm công chức xuất hiện trong "Luật nghỉ hưu" của Anh từ năm 1859, bao hàm hai đối tượng do Nữ hoàng Anh bổ nhiệm hoặc được Ủy ban dân sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ cho phép tham gia công tác ở cơ quan dân sự; và được hưởng tiền lương cấp từ ngân sách thống nhất của Vương Quốc hoặc từ các khoản được Quốc hội thông qua. Do đặc điểm của Vương quốc Anh là chỉ có bản Hiến pháp không thành văn, nên quy chế công vụ cũng không thành một văn bản thống nhất như các nước phương Tây khác. Quy định về chế độ công vụ Anh do Chính phủ ban hành.

    Lịch sử hình thành công vụ và công chức của Anh bắt đầu từ những năm 1830-1850, khi cuộc cách mạng công nghiệp của giới tư sản Anh đã hoàn thành. Các nhân viên hành chính của Anh khi đó tỏ ra thực sự bất mãn với việc thay đổi nội các do các đảng cầm quyền thay thế nhau thực hiện, kèm theo sự chia phần rõ ràng của các đảng phái đó. Hơn nữa, yêu cầu đặt ra sau cách mạng công nghiệp là phải có một chính phủ gọn nhẹ và ít tốn kém hơn. Hai nhân tố đó tạo nên đòi hỏi phải cải cách chế độ quan lại. Nước Anh đã lập ra chức vụ Thư ký thường trực ở một số Bộ quan trọng như Bộ tài chính, là những người được đảm nhiệm chức vụ hành chính lâu dài, không bị ảnh hưởng của sự tranh giành giữa các đảng phái và sự thay đổi nội các. Đây được xem là nhân tố đầu tiên để chế độ công chức của Anh ra đời. Tới năm 1853 một bản báo cáo về việc thiết lập chế độ công chức thường nhiệm của Anh đã công kích kịch liệt những hiện tượng xấu xa của giới quan lại đương thời, đồng thời đề xuất các khuyến nghị về lập chế độ công chức như thi tuyển để chọn lựa người tài giỏi vào làm việc. Đến cuối thập kỷ 1870, chế độ công chức Anh được thể chế hoá chính thức qua việc Viện cơ mật ban lệnh cải cách chế độ quan lại và xác lập chế độ tuyển dụng bằng thi tuyển công khai.

    Hiện nay công vụ nước Anh bao gồm khoảng 370 nghìn công chức (con số này là kết quả của những nỗ lực cải cách công vụ trong thập kỷ 1980 thời bà Thatcher làm Thủ tướng, đã tinh giản từ hơn 700 nghìn công chức trước đó), làm việc tại các Bộ ở trung ương, những người làm việc tại các cấp chính quyền địa phương không được xem là công chức. Jim Cordell đã khái quát các đặc điểm chính của nền công vụ Vương quốc Anh hiện nay là: (a) Tính thường nhiệm với đại đa số các công chức làm việc theo chế độ chức nghiệp; (b) Tính trung lập và vô nhân xưng[SUP]1[/SUP] đối với đảng phái chính trị để có thể phục vụ cho bất kỳ đảng cầm quyền nào; và (c) cơ cấu theo hệ thứ bậc với chức vụ Thư ký thường trực là người đứng đầu công vụ tại mỗi Bộ. Có nhiều cấp và hạng khác nhau trong công vụ, song có thể chia thành ba nhóm chính là: Các nhóm phục vụ làm việc tại các bộ khác nhau, mỗi nhóm có thang bảng lương riêng và yêu cầu riêng về trình độ chuyên môn khi vào làm trong công vụ; Các nhóm chuyên gia, kỹ thuật; và Các ngạch riêng của mỗi Bộ như thanh tra thuế, hải quan, giám ngục và nhân viên xuất nhập cảnh[SUP]2[/SUP].

    [HR][/HR]1 Cordell, J. Thiết yếu về chính phủ và chính trị, Nxb Harper Collins, Luân Đôn 1992, tr. 190 (Bản tiếng Anh).


    1 Impersonality: người công chức làm việc không vụ lợi, nhân danh công quyền chứ không nhân danh mình với tư cách là một con người cụ thể (các TG).

    2 Jim Cordell, Sđd, tr. 192-192.

    C.
    Công vụ và công chức của Pháp:
    Trong số các nước phương Tây thì Pháp là nước vận dụng chế độ công chức thường nhiệm tương đối muộn. Chế độ công chức hiện nay của Pháp thực sự được chính thức xác lập kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Trước cuộc Đại cách mạng năm 1789, nước Pháp duy trì khá lâu chế độ quan liêu phong kiến trung ương tập quyền. Theo chế độ này, việc mua quan bán tước không phải là hiếm thấy. Ngay cả khi lập ra chính quyền của giai cấp tư sản sau Đại cách mạng, tàn dư của chế độ trung ương tập quyền hãy còn là khá nặng nề. Cho đến thời kỳ Na-pô-lê-ông đã hình thành nên một bộ máy hành chính đồ sộ với khoảng 50 vạn quan lại và 50 vạn quân nhân. Mặc dù bộ máy hành chính thời gian này được coi là khá hiệu quả trong vận hành bộ máy chiến tranh khổng lồ đó, việc nuôi dưỡng và duy trì sự ổn định của nó luôn đặt ra các yêu cầu phải cải tiến. Kể từ năm 1846 trở đi, Chính phủ Pháp đã nhiều lần cố gắng xây dựng luật về công chức, song vì có quá nhiều đảng phái, nội các thường xuyên thay đổi, tình hình chính trị bất ổn định, cho nên chưa thành.

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thấy rõ yêu cầu phải đổi mới bộ máy quan lại, Chính phủ lâm thời do Tướng Đờ Gôn đứng đầu đã tiến hành cải cách bộ máy này. Các bước đi quan trọng là thành lập Cục quản lý dân sự thuộc Phủ Thủ tướng, và thành lập Trường Hành chính quốc gia (ENA) để phụ trách vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp cao. Tới tháng 10 năm 1946, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của nước Anh, Pháp đã ban bố luật công chức thống nhất, từ đó xây dựng nên hệ thống công vụ và chế độ công chức hiện nay.

    Một số đặc điểm nổi bật của hệ thống công vụ ở Pháp là: (a) quyền lực Nhà nước tập trung ở trung ương, vì vậy hệ thống công vụ cũng tập trung, công chức ở địa phương chịu sự quản lý chặt chẽ của trung ương; (b) mang sắc thái thể thức,

    Công vụ và công chức của Mỹ
    :

    Nền công vụ và chế độ công chức của Mỹ đi theo một quá trình phức tạp từ “chế độ thải loại” (spoil system) tới “chế độ công tích” (merit system). Sở dĩ như vậy là do Hiến pháp nước này quy định chế độ Tổng thống với việc Tổng thống bổ nhiệm các quan chức cấp cao theo kiến nghị, hoặc được sự đồng ý của Thượng nghị viện, bổ nhiệm các quan chức trung cấp và sơ cấp theo sự ủy quyền của Nghị viện. Với cơ sở pháp lý như vậy, thông thường thì sau khi đắc cử, Tổng thống bổ nhiệm những người đã có nhiều công lao trong cuộc tranh cử của đảng mình và những người thân tín vào thành phần chủ chốt trong chính phủ. Điều đó góp phần dẫn tới “chế độ thải loại” (spoil system, mang nặng tính chính trị, đảng phái – nhóm TG), một chế độ về sau mang lại hiệu quả thấp trong quản lý hành chính nhà nước và những hủ bại của giới quan chức như tệ hối lộ và tham nhũng. Điều đó đã vấp phải sự phê phán kịch liệt về mọi mặt từ phía nhân dân Mỹ và nhất là từ phía đảng đối lập. Bản thân sự phân chia quyền lợi không đồng đều trong nội bộ đảng cầm quyền cũng mang lại những ly gián và công kích lẫn nhau giữa các quan chức và giữa các bộ, ngành hay địa phương. Vì vậy, chế độ thải loại dần bị thay bằng một chế độ công vụ thích ứng hơn.

    Tới giữa thế kỷ 19, mô phỏng theo hệ thống công vụ và chế độ công chức của Anh, Mỹ đã ban hành hai đạo luật, đặc biệt qui định về việc công chức trước khi tuyển dụng đều phải qua thi tuyển. Cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ 19, lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia này đã lập ra một cơ quan dân sự để chịu trách nhiệm chính về cải cách bộ máy công vụ và công chức. Nước Mỹ đã cử người của mình sang Anh để học tập hệ thống của nước này, với dự định thí điểm trước hết tại Bộ Nội chính một số kỹ năng và kỹ thuật công vụ.

    Năm 1883 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong công vụ, với việc Quốc hội Mỹ ban hành Luật Păng-téc-đơn. Luật này tuyên bố bãi bỏ “chế độ thải loại” trong công vụ, và chính thức thể chế hoá “chế độ công tích” vận dụng trong toàn bộ hệ thống nước này. Theo Luật mới này thì Ủy ban dân sự chịu trách nhiệm quản lý các chu trình trong công vụ như việc thi cử, tuyển dụng, sát hạch, thuyên chuyển, đãi ngộ, thưởng phạt, bồi dưỡng, nghỉ hưu v.v. Đặc biệt, việc thi tuyển công khai để chọn lựa và sử dụng những người có tài năng, không cho phép các quan chức tham gia vào các phong trào chính trị hoặc quyên góp vì các mục tiêu chính trị - xã hội, không được lợi dụng việc phân chia các chức vụ làm vật đặt cược cho các kỳ tranh cử là các nội dung cực kỳ quan trong trong luật này. Mặc dù những nguyên tắc căn bản của luật vẫn được vận dụng cho đến nay ở Mỹ, song với thực tế là chế độ hai đảng “Dân chủ” và “Cộng hoà” thay nhau nắm quyền, không tránh khỏi những tệ nạn nhất định của “chế độ chia phần”, như là tàn tích của chế độ thải loại trước đây trong công vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...