Tài liệu Công ước viên về luật điều ước quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾPosted on 20/10/2009 by Civillawinfor
    (Ngày 23 tháng 5 năm 1969 – Có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980)
    Các quốc gia tham gia Công ước này,
    Tính đến vai trò cơ bản của các điều ước trong lịch sử quan hệ quốc tế,
    Công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của các điều ước là nguồn của pháp luật quốc tế và là phương tiện để phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các nước, không tính đến các chế độ Hiến pháp và xã hội khác nhau của các quốc gia.
    Ghi nhận rằng các nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và quy phạm pacta sunt servanda đã được toàn thế giới công nhận.
    Khẳng định rằng những tranh chấp về các điều ước, cũng như những tranh chấp quốc tế khác, phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và phù hợp với những nguyên tắc công lý và những nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
    Nhắc lại quyết tâm của các dân tộc trong Liên hiệp quốc là tạo những điều kiện cần thiết cho việc duy trì việc tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước.
    Ý thức về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc, như nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực, nguyên tắc tôn trọng một cách phổ biến và tuân thủ quyền con người và những quyền tự do cơ bản của con người.
    Tin rằng việc pháp điển hóa và phát triển Luật điều ước đạt được trong Công ước này sẽ thúc đẩy những mục tiêu của Liên hiệp quốc, phát triển quan hệ hữu nghị và thực hiện sự hợp tác giữa các dân tộc.
    Khẳng định rằng những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề không đạt được điều chỉnh trong Công ước này.
    Đã thỏa thuận như sau:
    Phần I.
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Điều 1. Phạm vi của Công ước này
    Công ước này áp dụng cho các điều ước giữa các quốc gia.
    Điều 2. Những thuật ngữ được sử dụng
    1. Theo mục đích của Công ước này
    a) Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
    b) Những thuật ngữ “phê chuẩn”, “chấp thuận”, “phê duyệt”, “gia nhập” dùng để chỉ, tùy từng trường hợp, một hành vi quốc tế của quốc gia, như tên vừa kể, theo đó quốc gia xác nhận sự đồng ý của mình, trên phương diện quốc tế, chịu sự ràng buộc của một điều ước.
    c) Thuật ngữ “thư ủy quyền” dùng để chỉ một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm của một quốc gia chỉ định một hoặc nhiều người để thay mặt mình trong việc đàm phán, thông qua hoặc xác thực văn bản của một điều ước để ghi nhận sự đồng ý của quốc gia mình chịu sự ràng buộc của một điều ước hoặc để thi hành mọi công việc khác có liên quan tới một điều ước.
    d) Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
    e) Thuật ngữ “quốc gia tham gia đàm phán” dùng để chỉ một quốc gia đã tham gia vào việc soạn thảo và thông qua văn bản của điều ước.
    f) Thuật ngữ “quốc gia ký kết” dùng để chỉ một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, dù điều ước đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
    g) Thuật ngữ “một bên” dùng để chỉ một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước và đối với quốc gia này điều ước có hiệu lực.
    h) Thuật ngữ “quốc gia thứ ba” dùng để chỉ một quốc gia không phải là một bên của điều ước.
    i) Thuật ngữ “tổ chức quốc tế” dùng để chỉ một tổ chức liên chính phủ.
    2. Những quy định của khoản 1 về những thuật ngữ được sử dụng trong Công ước này được hiểu không phương hại đến việc sử dụng những thuật ngữ đó, đến nghĩa mà những thuật ngữ này có thể có trong pháp luật trong nước của mỗi quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...