Tài liệu Công ước Berne quy định về bảo hộ các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công ước Berne quy định về bảo hộ các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. (Đạo luật Paris, ngày 24 tháng 7 năm 1971,Sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979)
    Điều 1
    [Thành lập một Liên hiệp]
    Các nước áp dụng Công ước này hợp thành một Liên hiệp để bảo hộ các quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.
    Điều 2
    [Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 2. Khả năng yêu cầu sự định hình. 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6. Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và thiết kế công nghiệp; 8. Tin tức.]
    1. Thuật ngữ Các tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, sách pample và các bài viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm khác cùng chủng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.
    2. Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc một số thể loại cụ thể nào đó, trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.
    3. Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
    4. Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp có thẩm quyền quy định việc bảo hộ đối với các văn bản chính thức của Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn bản đó.
    5. Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.
    6. Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người thừa kế sở hữu quyền tác giả.
    7. Luật pháp quốc gia là thành viên của Liên hiệp có quyền quy định lĩnh vực áp dụng luật đối với các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp và các mô hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này được bảo hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7 (4) của Công ước này. Những tác phẩm nào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở quốc gia gốc, thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một quốc gia khác trong Liên hiệp. Tuy nhiên, nếu quốc gia này không có sự bảo hộ đặc biệt nói trên, thì các tác phẩm ấy sẽ được bảo hộ như những tác phẩm nghệ thuật khác.
    8. Sự bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức hàng ngày hay sự kiện/số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.
    Điều 2 (bis)
    [ Sự hạn chế bảo hộ có thể có đối với một số loại tác phẩm: 1. Một số bài diễn văn; 2. Một số hình thức sử dụng bài giảng, bài phát biểu; 3. Quyền làm tuyển tập những tác phẩm loại này].
    1. Luật pháp quốc gia là thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền miễn trừ toàn phần hoặc bộ phận sự bảo hộ được quy định tại Điều trên đối với các bài diễn văn chính trị hay những bài phát biểu trong những buổi tranh luận về tư pháp.
    2. Luật pháp quốc gia là thành viên Liên hiệp cũng có quyền quy định những điều kiện để những bài diễn văn, thuyết trình và những tác phẩm cùng loại đã trình bày trước công chúng, được đăng báo, phát sóng, phổ biến đến quần chúng bằng đường dây hoặc băng phương tiện thông tin đại chúng theo Điều 11 bis (1) của Công ước này, miễn là sự sử dụng ấy thực sự nhằm mục đích thông tin.
    3. Tuy nhiên, tác giả có quyền làm bộ sưu tập các tác phẩm đã nói ở những khoản trên đây.
    Điều 3
    [ Tiêu chí về tư cách được bảo hộ: 1. Quốc tịch của các tác giả; nơi công bố tác phẩm; 2. Nơi thường trú của tác giả; 3. Tác phẩm đã công bố; 4. Tác phẩm công bố đồng thời].
    1. Công ước này bảo hộ:
    a. Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước thành viên của Liên hiệp dù những tác phẩm đó đã công bố hay chưa;
    b. Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước thành viên của Liên hiệp được công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên hiệp.
    2. Các tác giả không phải là công dân của một nước thành viên Liên hiệp nhưng có nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, theo mục đích của Công ước, cũng được coi như là tác giả công dân của nước thành viên đó.
    3. Tác phẩm đã công bố là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là sự ra đời của các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hoà tấu, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc không được coi là công bố.
    4. Được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước: những tác phẩm được công bố ở hai hay nhiều nước trong vòng 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.
    Điều 4
    [ Tiêu chuẩn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc và một số tác phẩm nghệ thuật]
    Được Công ước này bảo hộ mặc dầu không đáp ứng được những điều kiện nêu ở Điều 3:
    a. Các tác phẩm của tác giả điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay thường trú ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp;
    b. Các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tòa nhà được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp.
    Điều 5
    [ Đảm bảo quyền: 1 và 2. Bên ngoài quốc gia gốc; 3. Tại quốc gia gốc; 4.Quốc gia gốc” ]
    1. Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.
    2. Sự thụ hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào; sự thụ hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy định của luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó.
    3. Sự bảo hộ trong quốc gia gốc do luật pháp của quốc gia đó quy định. Tuy nhiên, khi tác giả không phải là công dân của quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng trong quốc gia này những quyền như các tác giả công dân nước đó.
    4. Những nước được coi là Quốc gia gốc:
    (a). Quốc gia thành viên Liên hiệp, nơi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu là tác phẩm được công bố đồng thời ở nhiều nước thành viên Liên hiệp với thời hạn bảo hộ khác nhau, quốc gia gốc của tác phẩm là quốc gia có thời hạn bảo hộ ngắn nhất;
    (b). Nếu các tác phẩm cùng công bố đồng thời ở một quốc gia Liên hiệp và một quốc gia ngoài Liên hiệp thì quốc gia thành viên Liên hiệp là quốc gia gốc;
    (c). Nếu tác phẩm chưa công bố hay đã công bố lần đầu tiên ở một nước ngoài Liên hiệp mà không đồng thời công bố ở một nước nào thuộc Liên hiệp thì quốc gia gốc là quốc gia thành viên Liên hiệp mà tác giả là công dân, với điều kiện là:
    i. Nếu là một tác phẩm điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay nơi thường trú trong một nước thuộc Liên hiệp thì nước đó sẽ là quốc gia gốc của tác phẩm, và
    ii. Nếu là một tác phẩm kiến trúc dựng lên tại một nước thuộc Liên hiệp hay những tác phẩm hội họa hoặc tạo hình gắn liền với một tòa nhà hoặc một cấu trúc đặt tại một nước thuộc Liên hiệp thì nước này sẽ là quốc gia gốc của tác phẩm.
    Điều 6
    [ Khả năng hạn chế sự bảo hộ đối với một số tác phẩm của công dân một số nước ngoài Liên hiệp: 1. Tại nước công bố lần đầu và tại những nước khác; 2. Không có hiệu lực hồi tố; 3. Thông báo]
    1. Khi một nước ngoài Liên hiệp không bảo hộ đúng mức những tác phẩm của các tác giả là công dân của một nước thuộc Liên hiệp thì nước thành viên này có thể hạn chế sự bảo hộ các tác phẩm ngay khi công bố lần đầu tiên của tác giả là công dân của nước ngoài Liên hiệp đó và không phải là người thường trú ở một nước nào thuộc Liên hiệp. Nếu Quốc gia nơi tác phẩm được công bố lần đầu tiên áp dụng biện pháp này, các nước khác trong Liên hiệp không bắt buộc phải dành cho những tác phẩm bị đối xử đặc biệt như thể một sự bảo hộ rộng rãi hơn sự bảo hộ của quốc gia nơi công bố lần tiên.
    2. Những hạn chế quy định ở khoản trên đây không được ảnh hưởng đến các quyền mà một tác giả được hưởng đối với tác phẩm đã công bố trong một nước thuộc Liên hiệp trước khi sự hạn chế này có hiệu lực.
    3. Những nước thành viên Liên hiệp nếu muốn áp dụng Điều khoản này để hạn chế các quyền của tác giả sẽ thông báo điều đó cho Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (sau đây gọi tắt là Tổng giám đốc) bằng một văn bản trong đó nêu rõ tên những nước bị hạn chế quyền bảo hộ và những loại quyền công dân nước đó bị hạn chế. Tổng giám đốc sẽ lập tức thông báo văn bản trên cho tất cả các nước thành viên Liên hiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...