Tài liệu Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

    LỜI NÓI ĐẦU
    Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại h́nh doanh nghiệp rất phổ biến ở nước ta hiện nay bởi nhiều ưu điểm của nó. Việc thành lập và hoạt động của công ty TNHH đă được pháp luật nước ta quy định trong Luật công ty năm 1990, Luật doanh nghiệp 1999 và hiện nay là Luật doanh nghiệp 2005. Việc đầu tiên trong thành lập và hoạt động của bất kỳ một loại h́nh công ty nào là thủ tục thành lập công ty trong đó phải xác định được các cá nhân, tổ chức muốn tham gia góp vốn thành lập công ty có đủ tư cách do pháp luật quy định hay không? Các loại vốn góp có hợp pháp hay không? Những thủ tục nào cần phải tiến hành khi góp vốn?
    Đó là lư do v́ sao nhóm chúng em quyết định chọn đề tài giải quyết bài tập t́nh huống liên quan đến vấn đề này để thảo luận và làm bài tập nhóm tháng.
    * T́nh huống:
    Đầu năm 2006, Nam, Hải, Tiến dự định góp vốn thành lập công ty TNHH xây dựng Đồng Thuận. Nam đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, góp vốn 500 triệu đồng bằng tiền mặt và một giấy nhận nợ của Công ty Thành Đạt có giá trị 500 triệu đồng (giấy nhận nợ này xác nhận khoản nợ của Công ty Thành Đạt đối với DNTN do Nam làm chủ doanh nghiệp). Hải là kỹ sư điện tử, hành nghề tự do, góp vốn 300 triệu đồng tiền mặt và một ô tô 4 chỗ được định giá là 200 triệu đồng. Tiến là chuyên viên sở Xây dựng Tỉnh Y, cam kết góp vốn 500 triệu đồng nhưng chưa thực hiện góp vốn.
    Yêu cầu làm sáng tỏ:
    a. Nam, Hải, Tiến có quyền thành lập công ty TNHH hay không? V́ sao?
    b. Thỏa thuận góp vốn của các thành viên có đúng pháp luật hay không? V́ sao?
    c. Các thủ tục cần tiến hành khi các thành viên thực hiện việc góp vốn?
    d. Hăy tóm tắt các quy định cơ bản về: đối tượng có quyền thành lập công ty; các loại tài sản góp vốn thành lập công ty; thủ tục chính cần thực hiện khi góp vốn thành lập công ty.

    Sau khi thảo luận và thống nhất ư kiến, dưới đây là phương án giải quyết được các thành viên của nhóm đưa ra:


    A. Nam, Hải, Tiến có quyền thành lập công ty TNHH hay không? V́ sao?
    Trước hết, công ty TNHH là loại h́nh công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của ḿnh.
    Pháp luật hiện hành ở Việt Nam (thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành) coi việc thành lập công ty là quyền của công dân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ bằng Pháp luật.
    Những quy định về đối tượng có quyền thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 cũng là đối tượng có quyền thành lập công ty TNHH. Ngoài ra đối tượng có quyền thành lập công ty TNHH c̣n được quy định trong Điều 17 Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003; Điều 94 Luật phá sản 2004.
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005,quy định về các đối tượng không được phép thành lập công ty như sau:
    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lư doanh nghiệp tại Việt Nam:
    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị ḿnh;
    b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc pḥng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
    d) Cán bộ lănh đạo, quản lư nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lư phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
    e) Người đang chấp hành h́nh phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
    g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
    Đối chiếu với những quy định này th́ Nam và Hải có quyền thành lập công ty TNHH và Tiến không có quyền thành lập công ty TNHH.
    * Đối với Nam: là chủ một doanh nghiệp tư nhân.
    Nam đang là chủ một doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động b́nh thường cho nên theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật phá sản 2004, quy định về việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xă bị tuyên bố phá sản: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xă bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xă, không được làm người quản lư doanh nghiệp, hợp tác xă trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xă bị tuyên bố phá sản.”
    Nam không là đối tượng nằm trong những trường hợp này và theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 ,Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lư doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    Theo đó Nam hoàn toàn có quyền thành lập công ty TNHH.
    * Đối với Hải: là kỹ sư điện tử, hành nghề tự do.
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005.
    Hải là một kỹ sư điện tử, hành nghề tự do cho nên Hải không thuộc một trong các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định này,cho nên Hải hoàn toàn có quyền thành lập công ty TNHH.

    * Đối với Tiến: là chuyên viên Sở Xây dựng Tỉnh Y.
    Theo quy định trong Điều 1, Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003. Tiến là Chuyên viên sở Xây dựng Tỉnh cho nên Tiến là một cán bộ công chức theo quy định của Điều này:
    Tiến là một cán bộ, công chức cho nên theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm:
    Cán bộ công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lư, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,công ty cổ phần, hợp tác xă, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
    Cán bộ công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức ,cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ḿnh và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.”
     
Đang tải...