Luận Văn công ty Điện lực Tây Hồ thuộc công ty Điện lực Hà Nội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cty Điện lực Tây Hồ thuộc Cty Điện lực Hà Nội




    Lời nói đầu
    Thực tập là công việc rất cần thiết đối với mỗi sinh viên sau một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường học. Đây là thời gian mà người sinh viên được thực tế công việc tại nơi mình thực tập, áp dụng các kiến thức mà mình đã được trang bị vào công việc và cũng là lúc trao đổi qua lại giữa lý thuyết và thực hành. Thông qua thực tập giúp người sinh viên lắm bắt những kỹ năng trong công việc. Thực tập không chỉ chau rồi kiến thức, cách làm việc mà nó còn giúp mỗi con người biết cách cư xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là bước chuẩn bị, làm quen dần với công việc để khi ra trường sinh viên đỡ đi phần nào bỡ ngỡ trong công việc.
    Đối với em trong thời gian vừa qua từ 10-6 đến 14-7 đã được nhà trường, khoa và điện lực Tây Hồ tạo điều kiện cho đi thực tập tại công ty điện lực Tây Hồ thuộc công ty điện lực Hà Nội. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Phạm Thu Hà, trong thời gian thực tập tại công ty Điện lực Tây Hồ mà cụ thể tại phòng tổng hợp em cũng đã được sự nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo của ban giám đốc và đồng chí trưởng phòng, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành công việc được giao. Tuy thời gian thực tập không lâu nhưng cũng đã cho em một số điều bổ ích.
    Em xin chân thành cám ơn điện lực Tây Hồ, Nhà trường và Khoa kinh tế và quản lý.
    A_LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI.

    1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY.
    Công ty điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
    Tiền thân của công ty điện lực Hà Nội là Nhà máy đèn Bờ Hồ. Năm 1892 sau khi thực dân Pháp xâm chiếm toàn bộ nước ta, chúng tiến hành xây dựng Nhà máy đèn Bờ Hồ với vốn đầu tư ban đầu là 3 triệu Fr. Năm 1895 hoàn thành tổ máy phát điện một chiều công suất 500 KW. Năm 1899 đặt một máy 500 mã lực để chạy tàu điện. Năm 1903 đặt thêm một máy phát điện đưa công suất Nhà máy đèn Bờ Hồ lên 800 KW.
    Gần 20 năm sau vào năm 1922 nhà máy đèn Bờ Hồ mới được đặt thêm một máy phát điện nhãn hiệu Thuỵ Sỹ với công suất 1000 KW, lúc này sản lượng điện hàng năm của Nhà máy đã lên đến 1 triệu KWh. Cùng với việc xây dưụng các tổ máy phát điện, người Pháp bắt đầu xây dựng các đường dây tải điện 3,3 KV - Bạch Mai - Hà Đông.
    Năm 1925 thực dân Pháp mởi rộng mạng lưới đường dây cao thế từ Hà Nội đi các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với chiều dài đường dây cao thế lag 653 kmvà 42 km cáp ngầm trong nội bộ thành phố Hà Nội.
    Năm 1954 điện thương phẩm cho Hà Nội là 17,2 triệu KWh, lưới điện còn rất nhỏ bé chỉ có 819 Km đường dây cao, hạ thế các loại. Toàn bộ công nhân viên Nhà máy chỉ có 716 người.
    Năm 1960, Nhà máy đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý và phân phối điện khu vực I. Sở được giao quản lý trạm 110 KV Đông Anhvà phần lớn đường dây 110 KV. Từ năm 1961 - 1965 là thời kỳ ngành điện được ưu tiên phát triển với tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 6,9% tổng số vốn đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Nhiều nhà máy nhiệt điện mới được xây dựng và đưa vào hoạt động. Tính đến cuối năm 1964 sản lượng điện thương phẩm đạt 251,5triệu KWh( riêng khu vực Hà Nội là 82,5 triệu KWh) gấp 12 lần so với năm 1954. Trong những năm 1966 - 1972 là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Sở điện lực Hà Nội cùng các trạm điện lực là một trong những mục tiêu ném bom của giặc Mỹ. Nhưng với khẩu hiệu “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, cán bộ công nhân viên ngành điện cùng với nhân dân thủ đô đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ máy móc thiết bị và các trạm trung gian được chuyển đi đến nơi an toàn. trên một chục trạm phát điện Diezel được xây Dựng rải rác ở những nơi quan trọng với công suất gần bằng nhà máy điện Yên Phụ nhằm hỗ trợ kịp thời khi lưới điện bị đánh phá. Hàng loạt đường Dây cao thế đã trở về các xã ngoại thành để phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
    Sau khi hiệp định Pari 1973 được ký kết , cán bộ Sở đã nhanh chóng khẩn trương và khôi phục cơ sở sản xuất bị hư hỏng trong chiến tranh, kịp thời phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. điện năng thương phẩm cung cấp năm 1974 lên tới 286,9 triệu KWh tăng gần 100 triệu KWh so với năm 1972.
    Đến năm 1980, Sở quản lý và phân phối điện khu vực I được đổi tên thành Sở điện lực Hà Nội. Chính trong năm này, Sở điện lực Hà Nội đã được củng cố một bước về tổ chức sản xuất, các trạm 110 KV tách khỏi sở để thành lập Sở truyền tải. Phân xưởng Diezel tách ra thành lập nhà máy Diezel. Bộ phận đèn tách ra trở thành xí nghiệp đèn công cộng trực thuộc thành phố. Nhiệm vụ của Sở Điện lực Hà Nội lúc này là: quản lý vận hành lưới điện 35 KV trở xuống, kinh doanh phân phối điện và làm chủ đầu tư các công trình phát triển lưới điện.
    Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc cung cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn được nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Cuối năm 1984 điện năng thương phẩm đạt 604,8 triệu KWh (khu vực Hà Nội 273,4 triệu KWh) tăng 26,8 lần so với năm 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3646,58 km đường dây cao hạ thế. Năm 1987, khu vực nội thành chỉ đạt bình quân 330 KWh/người/năm, ở ngoại thành, chỉ một số phụ tải thiết yếu mới được cấp điện. Tới năm 1988, do nguồn điện không tăng thêm nhưng số phụ tải liên tục phát triển nên việc cung cấp điện còn khó khăn hơn năm 1987.
    Năm 1989, các tổ chạy máy của Nhà máy điện Hoà Bình lần lượt đưa vào hoạt động. Nguồn điện của Thủ đô dần được đảm bảo. Được sự đồng ý của Bộ năng lượng, Sở Điện lực Hà Nội tiến hành cải tạo mạng lưới điện hạ thế đảm bảo cho việc cấp điện ổn định, giảm tỷ lệ tổn thất.
    Từ năm 1991 được sự giúp đỡ của Chính phủ Thuỵ Điển thông qua tổ chức SIDA. Sở điện lực Hà Nội tiến hành triển khai 5 dự án và đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ.
    Đến tháng 4-1995 Sở điện lực Hà Nội được đổi tên thành Công ty Điện lực Hà Nội theo quyết định số 381-NL/TCCBLĐ của Bộ Năng lượng. Công ty Điện lực TP Hà Nội đã chuyển sang một giai đoạn mới: là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh điện năng trên phạm vi Thành phố Hà Nội. Là đơn vị hạch toán vốn độc lập, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao cho. Công ty Điện lực TP Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là “ Hanoi power Company” trụ sở chính đặt tại 69 Đinh Tiên Hoàng-Hoàn Kiếm -Hà Nội.

    II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI:
    1. CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY.
    1.1 Xây dựng kế hoạch.

    - kế hoạch sản xuất kinh doanh:
    Công ty xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu và sự cân đối về nguồn lực của công ty phù hợp với kế hoạch của Tổng công ty giao.
    Căn cứ vào kế hoạch 5 năm được duyệt để dự tính phân bổ kế hoạch năm, công ty phân bổ lập kế hạch toàn diện hàng năm để trình Tổng công ty duyệt về các mặt phát triển, cải tạo, nâng cấp, đại tu phát triển lưới điện phân phối trong phạm vi công ty quản lý kế hoạch lưới điện thương phẩm, cung ứng điện cho các thành phần kinh tế và các địa phương, kế hoạch chương trình giảm tổn thất điện năng, giảm chi phí kinh doanh, kế hoạch đổi mới công nghệ, thiết bị lưới điện, thông tin, liên lạc trong kinh doanh phân phối điện năng.
    Công ty chỉ đạo lập, duyệt giao kế hoạch hàng năm, hàng quý cho các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế kể trên.
    - Kế hoạch về xây dựng:
    Lập kế hoạch xây dựng các công trình điện trong phạm vi lưới điện công ty quản lý thuộc mọi nguồn vốn và trình Tổng công ty duyệt như lập đề cương khảo sát thực tế, phục vụ cho dự án đầu tư , thiết kế kỹ thuật, lập tổng tiến độ dự toán nhóm A, nhóm B, nghiên cứu lập bản vẽ thi công công trình của Tổng công ty.
     
Đang tải...