Tiểu Luận Công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm, lịch sử ra đời, mục đích hoạt động của các công ty đa quốc gia.
    1.1. Khái niệm
    Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational Corporation) hoặc MNE
    (Multinational Enterprises) là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
    1.2. Cơ sở hình thành công ty đa quốc gia.
    - Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản
    xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế
    thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước
    mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô,
    nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ.
    - Thứ hai: đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh
    và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực
    hiện việc chuyển giao các ngành công nghiệp bậc cao.
    - Thứ ba: tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do
    ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.
    Cơ sở để hình thành nên điều đó chính là cơ sở lý thuyết thương mại quốc tế:
    + Thuyết lợi thế so sánh: chuyên môn hóa làm tăng hiệu quả.
    + Thuyết thị trường không hoàn hảo: Thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ không
    hoàn hảo.
    + Thuyết Chu kỳ sản phẩm: các sản phẩm có một chu kỳ phát triển nhất định
    1.3. Tiêu chuẩn cơ bản của một công ty đa quốc gia.
    *Về mặt định lượng:
    - Số lượng các quốc gia hoạt động là 2 trở lên.
    - Tỉ lệ lợi nhuận thu từ những hoạt động ở nước ngoài phải từ 25 - 30%
    - Mức độ thâm nhập thị trường nước ngoài phải vững chắc đủ để ra quyết định.
    Công ty đa quốc gia 1 Nhóm: 07
    HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

    - Nhiều quốc gia cùng sở hữu công ty.
    * Về mặt định tính
    - Tổ chức được xem là đa quốc gia khi sự quản lý mang tính quốc tế hóa và hoạt động phải
    mang tính quốc tế
    - Triết lý quản trị của công ty có thể phân thành : "dân tộc" (hướng nội), đa dạng (hướng theo
    thị trường nước ngoài), khu vực hay vùng (hướng đến khu vực rộng hơn, có thể là toàn cầu)
    2. Sự khác biệt giữa quản lý tài chính của một công ty đa quốc gia so với công ty
    đơn thuần nội địa.
    2.1. Về hệ thống tiền tệ:
    Trong quản lý tài chính đòi hỏi tính toán lưu lượng tiền tệ luân chuyển vào và ra qua
    các nghiệp vụ tài chính phát sinh, do đó phải tính toán bằng tiền bản xứ và qui đổi ra đơn vị
    tiền tệ thống nhất (ngoại tệ mạnh). Như thế, trong phân tích tài chính phải có các chỉ tiêu
    phân tích tỷ giá hối đoái, hoặc phân tích ảnh hưởng sự biến động giá trị của tiền tệ đối với
    tình hình tài chính công ty.
    2.2. Về thể chế chính trị và kinh tế:
    Mỗi một quốc gia có một khuôn mẫu kinh tế và chính trị riêng, rất đặc thù và rất khác
    nhau giữa các quốc gia. Sự khác biệt này là một vấn đề thực sự quan trọng trong đối sách của
    công ty đa quốc gia trong việc cố gắng để điều hành và quản lý, trên qui mô toàn thế giới,
    các công ty con hoặc các đại lý chi nhánh của chúng.
    2.3. Về ngôn ngữ:
    Khả năng giao tiếp là yêu cầu hàng đầu trong mọi giao dịch kinh doanh, trong đó ngôn
    ngữ đóng vai trò trọng yếu. Vì vậy các nhà doanh nghiệp muốn bành trướng việc kinh doanh
    của mình ra khỏi biên giới đất nước thì vấn đề hàng đầu là khả năng ngoại ngữ, càng thông
    thạo nhiều thứ tiếng thì khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước khác càng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...