Chuyên Đề Công ty cổ phần và các công ty cổ phần trong tập đoàn than và khoáng sản việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công ty cổ phần và các công ty cổ phần trong tập đoàn than và khoáng sản việt nam
    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay trong nền kinh tế Việt Nam, xu hướng cổ phần hoá các công ty đã và đang rất phổ biến, ngay trong tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TKV) , hầu hết các công ty con cũng đang tiến hành cổ phần hoá. Vậy thế nào là công ty cổ phần, và trong TKV, mô hình công ty cổ phần có gì khác?
    1. Những khái quát chung về công ty cổ phần. (theo Luật doanh nghiệp năm 2005, chương 4, từ điều 77 đến điều129).
    1.1. Công ty cổ phần là gì?
    Đó là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
    Các nhà đầu tư trở thành những cổ đông chính thức của công ty khi thực hiện mua các cổ phần do công ty phát hành. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí trong Ban quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.
    1.2. Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần
    - Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là các cổ phần.
    ¬- Người tham gia góp vốn là các cổ đông thực hiện việc góp vốn bằng hình thức mua cổ phiếu. Cổ phiếu là loại chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ việc sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty.
    Ngoài việc phát hành các loại cổ phiếu để huy động vốn, công ty cổ phần còn phát hành các loại trái phiếu. Trái phiếu là chứng chỉ trong đó xác nhận số tiền mà người mua trái phiếu cho công ty cổ phần vay, thời hạn vay, tỷ lệ lãi vay.
    1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần.^^^^
    Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

    a. Đại hội đồng cổ đông.
    - Đại hội đồng cổ đông là tập hợp tất cả các thành viên tham gia góp vốn vào công ty cổ phần, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
    - Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
    + Thông qua định hướng phát triển của công ty.
    + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
    + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
    + Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
    + Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
    + Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
    + Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
    + Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.
    + Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
    - Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty.
    - Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông:cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.
    * Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông:
    - Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.


    b. Hội đồng quản trị: là bộ phận thay mặt đại hội đồng cổ đông thực hiện các việc điều hành, công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước đại hội đồng cổ đông về hoạt động của công ty. Có nhiệm vụ:
    + Xây dựng những kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty.
    + Bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị.
    + Bầu ra giám đốc điều hành.
    - Chủ tịch Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu ra, được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
    +Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
    +Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị.
    + Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.
    + Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
    + Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.
    * Cuộc họp Hội đồng quản trị:
    - Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác.
    - Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.
    - Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:
    + Có đề nghị của Ban kiểm soát.
    + Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác.
    + Có đề nghị của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị. Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
    - Thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị, có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.
    - Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.
    c. Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc công ty.
    - Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
    - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
    - Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
    - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
    + Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
    + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
    + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
    + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
    + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
    + Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
    + Tuyển dụng lao động.
    + Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
    d. Các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.^^^^^^
    e. Ban kiểm soát
    - Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
    - Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
    - Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.
    * Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát.
    - Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
    - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
     
Đang tải...