Báo Cáo Công ty cổ phần ở việt nam.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công ty cổ phần ở việt nam.
    CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM.
    Lời nói đầu
    Cho tới năm 1954, các doanh nghiệp ở Việt nam không nhiều, trong đó một phần khá lớn thuộc sở hữu của Tư bản Pháp. Khi hiệp định GIƠNEVƠ được ký kết, Việt Nam bị tách thành 2 miền với tiềm lực và môi trường thể chế khác nhau. Sự chia cắt và khác biệt về chính trị tồn tại hơn 20 năm, nhưng sự khác biệt về mặt kinh tế thì còn tồn tại lâu hơn.
    + Ở miền Bắc, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được cải tạo XHCN theo hướng: tư nhân, cá thể đưa vào HTX, HTX dần chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước.
    + Ở miền Nam, theo mô hình kinh tế thị trường, số doanh nghiệp tăng mạnh, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    Sau khi Việt Nam thống nhất, chính sách kinh tế cũng được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986, đã có chính sách đổi mới, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn tồn tại lâu dài trong xã hội. Từ đây, mở ra một hướng phát triển mới cho Công ty cổ phần phát triển. Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp ban hành, qui định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của 4 loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra còn có Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi luật riêng.
    Khối Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách . Trong đó CTCP là loại hình doanh nghiệp có vị trí quan trọng.
    Tỷ lệ phần trăm (%) so với toàn khối Doanh nghiệp Số Công ty Lao động Nguồn vốn Doanh thu Nộp NSNN
    Công ty cổ phần 4,5 6,1 5,3 4,7 2,1
    Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004.
    Lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng chính là lãi suất tiền gửi, lợi tức dự tính của trái phiếu chính là lãi suất của trái phiếu. Lợi tức dự tính của cổ phiếu chính là cổ tức dự tính cộng với phần trăm thay đổi do sự chênh lệnh giữa thị giá và mệnh giá.
    Hiện nay, lãi suất trung bình tiền gửi ngân hàng là 7,8% 1 năm, lãi suất trái phiếu Chính phủ là 8,5% 1 năm kỳ hạn 2 năm. Như vậy, để có thể huy động được vốn, lãi suất trái phiếu của CTCP phải cao hơn mức lãi suất trái phiếu Chính phủ (8,5%). Thực tế, mới chỉ có ngân hàng đầu tư và phát triển phát hành trái phiếu trên TTCK, các Công ty cổ phần chưa có khả năng thực hiện. Trong thời gian tới, khi số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm, số lượng CTCP tăng do cổ phần hoá và thành lập mới, việc huy động vốn của CTCP càng trở nên khó khăn bởi xuất hiện sự cạnh tranh ngay trong loại hình CTCP với nhau.
    CTCP ở Việt nam đang có một cơ hội phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21. Môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho các CTCP phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phát triển đó sẽ được thể hiện ở thị giá cổ phiếu tăng cao, cổ tức trả cho nhà đầu tư cũng tăng.
    Hiện nay, mức cổ tức các CTCP niêm yết trả cho cổ đông trung bình khoảng 12% năm, ngoài ra chưa tính đến mức tăng thị giá cổ phiếu, như vậy, lợi tức dự tính của chứng khoán tăng cao hơn so với lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng, lượng cầu tài sản là chứng khoán sẽ tăng.
    c. Rủi ro.
    Mức độ rủi ro, không chắc chắn về lợi tức dự tính của một tài sản tác động rất mạnh đến lượng cầu về tài sản đó, công chúng đầu tư thường ưu tiên nắm giữ các tài sản ít rủi ro.
    Trái phiếu của CTCP là khoản nợ của Công ty đối với người sở hữu trái phiếu, khi công ty kinh doanh có hiệu quả, việc thanh toán trái phiếu không có gì khó khăn. Mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn là các Công ty niêm yết không thua lỗ, phá sản. Hơn nữa, với tình hình kinh doanh như ở Việt nam, có quá nhiều rủi ro có thể xảy ra với công ty không những từ thị trường mà còn từ phái cơ chế, chính sách của Nhà nước
    Thị giá cổ phiếu trên TTCK Việt nam trong thời gian qua biến đổi bất thường, không theo qui luật của kinh tế thị trường. Có giai đoạn chỉ số VN index đạt trên 571 điểm, có giai đoạn tụt xuống 130 điểm, điều này thể hiện tính rủi ro cao của chứng khoán.
    d. Tính lỏng của tài sản.
    Do TTCK Việt nam hoạt động chưa lâu, các tổ chức tham gia thị trường chưa thật sự có tính chuyển nghiệp cao nên thời gian chuyển đổi còn lâu, chi phí còn cao. Thời gian thực hiện giao dịch T+3 vẫn là quá dài.
    Để phát triển TTCK lên một mức độ cao hơn, đòi hỏi tính thanh khoản của thị trường phải cao hơn nữa. Hiện nay, còn rất nhiều công ty cổ phần đã cam kết thực hiện kế hoạch niêm yết trên TTCK để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu nhưng chưa thực hiện được, gây mất lòng tin của người đầu tư như CTCP Hoá an, CTCP vận tải xi măng Hà tiên, CTCP vật phẩm văn hoá phương nam .
    Sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, Công ty cổ phần đã khôi phục dần dần sức mạnh và phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Đặc biệt, việc ban hành Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho CTCP phát triển, số lượng Công ty cổ phần được thành lập không ngừng tăng. Năm 2001 số lượng Công ty cổ phần được thành lập tăng gấp đôi từ 757 lên 1.595 công ty
     
Đang tải...