Tiểu Luận công ty cổ phần dược phẩm Nam hà

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Là doanh nghiệp dược các công ty không những phải bảo đảm yêu cầu về chuyên môn như kịp thời, chất lượng mà còn phải mở rộng sản xuất phát triển khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Xã hội phát triển đời sống của nhân dân được nâng cao đã ảnh hưởng tới nhu cầu dùng thuốc của nhân dân điều này mang đến những cơ hội và cả những thách thức cho doanh nghiệp dược phẩm.
    CHƯƠNG I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
    1.Sản phẩm theo quan điểm Marketing
    1.1.Sản phẩm là gì?
    Sản phẩm là tất cả những cái , những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mụch đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng
    1.2.Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm
    Đơn vị sản phẩm vốn là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố, đặc tính và những thông tin khác nhau về sản phẩm. Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có thể có những chức năng marketing khác nhau. Khi tạo ra một măt hàng người ta thường xếp các yếu tố , đặc tính và thông tin đó theo ba cấp độ:
    1.2.1.Sản phẩm theo ý tưởng. Sản phẩm theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi:về thực chất, sản phẩm này thoả mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Điều quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp là nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những sản phẩm có những khả năng thoả mãn đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.
    1.2.2.Sản phẩm hiện thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hoá.Những yếu tố đó gồm:các chỉ tiêu phản ánh chất lượng ,các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói.Các yếu tố trên đã giúp nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hoá này với hàng hoá khác.
    1.2.3.Sản phẩm bổ sung. Đó là những yếu tố như:tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hang hay nhã hiệu cụ thể.Vì vậy những yếu tố bổ sung là một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hoá.
    1.3.Phân loại hàng hoá /sản phẩm
    1.3.1.Phân loại theo thời gian sử dụng và hình thái tồn tại
    -Hàng hoá lâu bền
    -Hàng hoá sử dụng ngắn hạn
    -Dịch vụ
    1.3.2.Phân loại hàng hoá theo thói quen mua hàng
    -Hàng hoá sử dụng thường ngày: là loại hàng hoá người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên hàng ngày
    -Hàng hoá mua ngẫu hứng: là loại hàng hoá được mua không có kế koạch trước.
    -Hàng hoá mua khẩn cấp: là loại hàng hoá được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách.
    -Hàng hoá mua có lựa chọn: là loại hàng hoá mà việc mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường có sự lựa chọn, so sánh.
    -Hàng hoá cho những nhu cầu đặc thù: là những hàng hoá có tính chất đặc biệt
    -Hàng hoá cho các nhu cầu thụ động: là những hàng hoá mà người tiêu dùng không hay biết và cũng không nghĩ tới việc mua chúng.
    1.3.3.Phân loại hàng tư liệu sản xuất
    -Vật tư và chi tiết
    -Tài sản cố định
    -Vật tư phụ và dịch vụ
    2.Các quyết định về bao gói sản phẩm
    2.1.Vai trò của bao gói
    -Xu hướng tự phục vụ trong thương mại
    -Góp phần tạo hình ảnh sản phẩm của doanh nghiêp
    -Tạo khả năng ý niệm về cải tiến sản phẩm
    2.2.Cấu tạo của bao gói
    -Lớp bên trong: tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
    -Lớp bên ngoài: bảo vệ cho lớp bên trong
    -Lớp bao bì vận chuyển: bọc bên ngoài đẻ bảo vệ sản phẩm khi vận chuyển
    2.3.Quy trình thiết kế bao gói
    -Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể ? Phải cung cấp thông tin gì về sản phẩm?
    -Quyết định về các khía cạnh:kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày
    -Quyết định về thử nghiệm bao gói:thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả nằng chấp nhận của người tiêu dùng
    -Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và bản thân công ty
    -Quyêt định về các thông tin trên bao gói
    +Thông tin về sản phẩm,chỉ rõ đó là hàng gì?
    +Thông tin về phẩm chất sản phẩm
    +Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm
    +Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng
    +Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ
    +Các thông tin do luật quy định
    -Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường


    2.4.Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế bao gói
    -Sự phối hợp nhất quán
    -Sự ấn tượng
    -Sự nổi bật
    -Sự hấp dẫn
    -Sự đa dạng
    -Chức năng bảo vệ
    -Sự hoàn chỉnh
    -Sự cảm nhận qua các giác quan
    -Sự ô nhiễm môi trường
    3.Các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm
    3.1.Định nghĩa về chủng loại sản phẩm
    Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
    3.2.Quyết định về bề rộng của sản phẩm
    3.2.1.Khái niệm về bề rộng chủng loại sản phẩm
    Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định
    3.2.2.Các cách thức lựa chọn bề rộng chủng loại sản phẩm
    3.2.2.1.Phát triển chủng loại
    -Phát trỉên hướng xuống dưới
    -Phát triển hướng lên trên
    -Phát triển theo cả hai hướng
    3.2.2.2.Bổ xung mặt hàng cho chủng loại (theo bề rộng mà công ty đã lựa chọn)
    -Mong muốn có thêm lợi nhuận
    -Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
    -Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
    -Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ
    Khi bổ sung những sản phẩm mới trong cùng một chủng loại công ty phải tính đến khả năng giảm mức tiêu thụ của sản phẩm khác. Để làm giảm bớt ảnh hưởng này công ty phải đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm mới khác hẳn so với sản phẩm đã có.
    3.3.Quyết định vế danh mục sản phẩm
    3.3.1.Khái niệm về danh mục sản phẩm
    Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua.
    3.3.2.Đặc điểm của danh mục sản phẩm
    -Bề rộng của danh mục sản phẩm:là tổng số các chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất
    -Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm:là tổng số những mặt hàng thành phần của nó
    -Bề sâu của danh mục sản phẩm:là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại
    -Mức độ hài hoà của danh mục sản phẩm" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hản ánh mức độ gần gũi của sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó
    Bốn thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm mở ra cho công ty bốn hướng chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm.





    [B]CHƯƠNG II:[/B]
    [B]THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM [/B][B]NAM[/B][B] HÀ (NAPHACO)[/B]
    [B]I.Tổng quan về lịch sử hình thành,phát triển,thành tựu đạt được và sản phẩm của công ty[/B]
    [B]1.Lịch sử hình thành và phát triển[/B]
    -Năm 1960 Được thành lập tiền thân là công ty hợp doanh Ích Hoa Sinh
    -Năm 1966 Sát nhập lấy tên là xí nghiệp dược phẩm Nam Hà
    -Năm 1976 Sát nhập xí nghiệp, quốc doanh dược phẩm Ninh Bình thành quốc doanh, dược phẩm xí nghiệp dược phẩm Hà Nam Ninh
    -Năm 1978 Thực hiện phân cấp hiệu thuốc các huyện trong tỉnh
    -Năm 1979-1980 Quôc doanh dược phẩm, công ty dược phẩm liệu và xí nghiệp dược phẩm tỉnh sát nhập thành xí nghiệp liên hợp dược Hà Nam Ninh
    -Năm 1992 Công ty tách thành xí nghiệp liên hợp dược Hà Nam Ninh và công ty dược phẩm Ninh Bình
    -Tháng 6/1995 Đổi tên thành công ty dược phẩm Nam Hà
    -Năm 1996 Được tách thành 2 công ty :công ty dược phẩm Nam Hà và công ty vật tư y tế Hà Nam
    -Ngày 01/01/2000 Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
    [B]2.Thành tựu đạt được[/B]
    -Năm 1967 Nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba
    -Năm 1987 Được nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba
    -Năm 1999 Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì
    -Ngày 04/06/2002 Đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN lần 1
    -Ngày 11/08/2003 Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do hãng APAVE thẩm định
    -Ngày 02/05/2004 Đạt tiêu chuẩn GMP-GLP ASEAN lần 2
    [B]3.Sản phẩm của công ty[/B]
    Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại thuốc (thuốc chữa bệnh và phòng bệnh)-đây là những sản phẩm thuộc loại hàng hoá mua khẩn cấp (theo quan điểm Marketing về sản phẩm).Sản phẩm thuốc của công ty đa dạng, phong phú về số lượng và có chất lượng tốt, được lưu hành rộng khắp trên thị trường Việt Nam.

    [B]II.Chính sách về bao gói sản phẩm[/B]
    [B] B[/B]ao gói là một yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tạo nên hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời việc thiết kế mẫu mã và bao bì là một khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của công ty.Vì vậy Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà luôn cố gắng đảm bảo sản phẩm có bao bì đẹp bằng cách không ngừng thay đổi, cải tiến mẫu mã sản phẩm mang kiểu dáng riêng biệt và độc đáo.
    [B]1.Cải tiến mẫu mã sản phẩm[/B]
    Công ty đã đầu tư công nghệ mua các máy móc mới, hiện đại cho công đoạn đóng gói :thuốc viên có các vỉ thuốc rất đẹp, thuốc hoàn cũng được ép vỉ nhựa thay cho lọ thuỷ tinh.
    Với việc cải tiến mẫu mã sản phẩm,giúp mặt hàng của công ty tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng, dễ thâm nhập thị trường và làm tăng thị phần của công ty. Ngoài ra việc thay lọ thuỷ tinh bằng vỉ nhựa giúp giảm bớt được chi phí sản xuất của công ty,giúp cho việc vận chuyển và bày bán sản phẩm của công ty dễ dàng hơn, đông thời tạo hiệu quả thuận tiện cho người tiêu dùng khi sử dụng.
    Tuy nhiên sau khi sử dụng thuốc, những bao bì đựng thuốc thường lâu bị phân huỷ, ảnh hưởng tới môi trường.



    [B]2.Cố gắng tạo mẫu mã sản phẩm có tính riêng biệt và độc đáo[/B]
    Công ty rất chú trọng tới mẫu mã sản phẩm. Ví dụ như công ty đã nhanh chóng học tập các công ty nước ngoài để tung ra thị trường dạng thuốc xịt có lắp đầu xịt (spray), như dạng thuốc xịt Coldi, Coldi-B trong khi trên thị trường nội địa có rất ít.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][IMG]http://file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]







    Hình 2.1: Thuốc Coldi-B Hình 2.2: Thuốc Coldi

    Công ty Nam Hà đã vận dụng linh hoạt lý thuyết của Marketing về việc thiết kế mẫu mã sản phẩm đó là: tạo mẫu mã sản phẩm riêng biệt và độc đáo. Thuốc xịt có lắp đầu xịt là sản phẩm hầu như chưa có nhiều trên thị trường dược phẩm Việt Nam vì vậy những sản phẩm này sẽ thu hút được sự chú ý, tò mò của khách hàng. Đặc biệt với chiếc đầu xịt, khách hàng sẽ dễ dàng sử dụng để điều trị các bệnh ở những vùng như mũi vì chúng dễ dàng tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mũi. Với những ưu điểm như trên, những sản phẩm này của công ty đã hấp dẫn được khách hàng, khách hàng sẽ tìm mua và giúp làm tăng thị phần của công ty.

    3.Chiến lược copy nhãn mác một cách hợp pháp
    Việc copy nhãn mác của các sản phẩm nổi tiếng một cách hợp pháp và hợp lý nhằm “ăn theo” các sản phẩm này cũng là một chiến lược trong chính sách sản phẩm của Marketing và Marketing dược. Ví dụ Naphacogyl (giống Rodogyl của Roche), thuốc giun quả núi (Giống Fugaca của Janssen). Đồng thời kết hợp với các chính sách khác để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty như chiền lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách giá
    Ưu điểm của chiến lược này là:Công ty không phải mất thời gian và tiền của để nghiên cứu, thiết kế ra nhãn mác mới mà vẫn có được nhãn mác mới cho sản phẩm của công ty mình; Đồng thời việc copy nhãn mác của các công ty nổi tiếng-sản phẩm của họ đã quen thuộc với khách hàng, giúp sản phẩm của NAPHACO dễ dàng tiếp cận được với khách hàng mà không cần giới thiệu sản phẩm nhiều.
    Bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại mặt hạn chế:Theo lý thuyết marketing việc tạo ra nhãn mác mới giúp tạo ý niệm về việc cải tiến sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng. Nhưng ở đây công ty Nam Hà copy nhãn mác của công ty khác vì vậy chưa tạo ra ý niệm vế cải tiến sản phẩm của công ty mình trong lòng khách hàng và cũng chưa thể hiện được nhiều sự sáng tạo của công ty trong vấn đề nhãn mác sản phẩm.
    4.Ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm trên bao bì
    Thuốc là một mặt hàng rất nhạy cảm vì vậy khi sử dụng thuốc người tiêu dùng rất quan tâm tới thông tin về sản phẩm, nếu sản phẩm thuốc nào không đầy đủ thông tin cho khách hàng thì sẽ không được người tiêu dùng đón nhận. Nắm bắt được điều này, công ty Nam Hà đã thực hiện rất tốt việc ghi thông tin sản phẩm của mình trên sản phẩm. Cụ thể: trên mỗi sản phẩm đều ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chỉ định, liều dùng, cách bảo quản (vận chuyển) Với những thông tin như trên giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Và sản phẩm của công ty dễ được người tiêu dùng đón nhận.
    5.Chú ý đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
    Quyền sở hữu tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá là một vấn đề rất quan trọng trong Marketing. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã chú trọng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu tên thương mại và kiểu dáng công nghiệp với cục sáng chế.
    Đây là việc làm rất đúng đắn và cần thiết của công ty.Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, hàng nhái và hàng giả kém chất lượng rất nhiều,việc đăng ký quyền sở hữu về tên thương mại và nhãn mác của công ty Nam Hà nhằm tránh cho sản phẩm của công ty mình không bị bắt chước, “tên tuổi” sản phẩm của công ty không bị ảnh hưởng đồng thời giúp cho khách hàng phân biệt hàng hoá của công ty với hàng hoá của công ty khác.
    Mặc dù nhãn mác của công ty đã được đăng ký bảo hộ nhưng vẫn bị làm nhái, làm giả, khách hàng không thể phân biệt được đâu là hàng của công ty đâu là hàng giả. Ví dụ :Hiện nay trên thị trườmg xuất hiện viên nang mềm Liptamin giống Hontamin như hai giọt nước. Cách trình bày hộp đựng thuốc cũng giống hệt, ghi nơi sản xuất là công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Nam Định) được nhượng quyền của công ty Korea Arlico pharm Co.Ltd.Khômg biết ai nhái ai??? Qua đây cho thấy việc đăng ký nhãn mắc chưa được công ty quan tâm đúng mức, chưa tạo được sự đặc trưng riêng biệt (khó công ty nào có thẻ làm giả được) cho kiểu dáng sản phẩm của công ty mình, vẫn bị làm nhái. Vì vậy công ty phải không ngừng nghiên cứu tạo ra sự khác biệt đặc trưng về kiểu dáng mà không công ty hoặc cá nhân nào có thể bắt chước được.
    Như vậy,tuy còn tồn tại một số hạn chế nhưng công ty Nam Hà cũng đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, tạo thuận lơi cho khách hàng trong việc sử dụng, đồng thời hấp dẫn được khách hàng, làm tăng thị phần cho công ty. Và hiện nay công ty đã thực sự khẳng định mình bằng thương hiệu NAPHACO và logo rất đặc trưng của mình trên các sản phẩm của công ty.
    II.Chính sách phát triển danh mục sản phẩm
    Danh mục sản phẩm của công ty phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty và mục tiêu của công ty trên thị trường. Ngoài ra việc xây dựng chiến lược này còn phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân đầu người, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm khác Trên thực tế các doanh nghiệp dược Việt Nam chưa chú ý đầy đủ đến việc lựa chọn sản phẩm để sản xuất cho phù hợp mà sản xuất theo kiểu “chạy đua”(họ có gì ta cũng có) dẫn đến việc cùng một mặt hàng nhưng hàng chục xí nghiệp sản xuất như:viên nén Vitamin C, B1, B6, Paracetamol, Amoxcilin làm cạnh tranh trở nên gay gắt, hiệu quả kinh tế thấp.
    Vốn là công ty nhỏ, ưu thế cạnh tranh không cao, nhận thấy đầu tư theo cách trên không mang lại hiệu quả nên công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà tập trung phát triển mặt hàng chọn lọc. Công ty đầu tư vào công tác nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới. Trung bình mỗi năm công ty đăng ký nhiều mặt hàng mới. Công ty áp dụng nhiều biện pháp trong chính sách phát triển sản phẩm mới của Marketing để xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp với đặc thù công ty.Công ty đã xây dựng cho mình danh mục sản phẩm phong phú, gồm nhiều loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh
    Bảng 2.1" class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">anh mục sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tên sản phẩm[/TD]
    [TD]Số lượng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm[/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc cấp cứu và giải độc[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc hướng tâm thần[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc chống nhiễm khuẩn, ks trùng[/TD]
    [TD]52[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc tác dụng với máu[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc tim mạch[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc điều trị bệnh da liễu[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc sát khuẩn[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc đường tiêu hoá[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hoocmon, nội tiết tố[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Huyết thanh và globulin miễn dịch[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc mắt, tai mũi họng[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc có tác dụng trên đường hô hấp[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-Base[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khoáng chất và vitamin[/TD]
    [TD]89[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc khác[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc có nguồn gốc thảo dược và động vật[/TD]
    [TD]52[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thực phẩm chức năng[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuốc phụ khoa[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng số sản phẩm[/TD]
    [TD]326[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [B](Nguồn:công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà)[/B]

    [B]1.Tập trung vào các mặt hàng OTC có nhu cầu cao và cạnh tranh chưa nhiều[/B]
    Xuất phát từ đặc điểm của công ty, Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà là công ty nhỏ của địa phương uy tín chưa cao, lãnh đạo của công ty quyết định việc sản xuất và kinh doanh của công ty trong giai đoạn đầu của công ty phải tập trung vào mặt hàng OTC có nhu cầu cao và cạnh tranh chưa nhiều. Trong tổng số mặt hàng công ty đang bán các thuốc OTC chiếm đến hơn 70% mặt hàng, còn lại là thuốc kê đơn. Các thuốc có doanh số lớn nhất của công ty như:Coldi, Coldi-B, Bổ phế, Sirô bổ phế, các loại thuốc sủi bọt
    Ở đây lãnh đạo công ty Nam Hà đã vận dụng rất đúng đắn và sáng tạo lý thuyết marketing đó là: tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu cao và cạnh tranh chưa nhiều, cụ thể công ty Nam Hà đã tập trung vào mặt hàng OTC (đây là thị trường có nhu cầu cao và cạnh tranh chưa nhiều), việc quyết định tập trung vào thị trường OTC giúp công ty có thể nhanh chóng thâm nhập thị trường và nâng cao doanh số, giúp nhanh chóng tạo dựng vị thế và uy tín của công ty, đây là những bước khởi đầu rất cần thiết và quan trọng để một công ty địa phương như Nam Hà có thể phát triển trong tương lai.
    Tuy nhiên,đây cũng là sự mạo hiểm của công ty, mặc dù OTC là một thị trường chưa có cạnh tranh nhiều nhưng vấn đề về chất lượng sản phẩm lại được khách hàng đặc biệt quan tâm, Công ty Nam Hà-một công ty nhỏ của địa phương liệu có đáp ứng được yêu cầu không? Nếu không đáp ứng được yêu cầu này của khách hàng thì công ty sẽ mất uy tín và khó có thể phát triển trong tương lai.Nhưng bằng sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân trong công ty, công ty Nam Hà đã khẳng định được thương hiệu mặt hàng OTC trên thị trường.Và hiện nay công ty đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển nhóm mặt hàng này.
    [B]2.Nghiên cứu bào chế sản phẩm có sự khác biệt và nổi trội[/B]
    Để sản phẩm thu hút được người tiêu dùng thì cần có sự khác biệt và nổi trội, hay có tính chất ưu việt hơn so với sản phẩm đã có trên thị trường, công ty Nam Hà đã vận dụng phương pháp này khi nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm mới nên đã thu được một số thành công nhất định. Cụ thể:
    *Thuốc da liễu:
    Khi thị trường thuốc da liễu chưa được các doanh nghiệp trong nước quan tâm và đầu tư đúng mức thì công ty đã nghiên cứu để sản xuất các loại thuốc mỡ/kem và không ngừng đầu tư về máy móc và trang thiết bị hiện đại để sản xuất. Công ty đã đưa ra thị trường rất nhiều loại thuốc mỡ/kem với chất lượng tốt như: Erythromycin & nghệ(10g), Nascaren(10g), Dermacol, Nacner, Dermacol Ds Trong đó nổi bật hơn cả là sản phẩm kem Erthromycin & nghệ. Kem Erythromycin & nghệ là sự kết hợp của dịch chiết nghệ với kháng sinh erythromycin có tính kháng khuẩn mạnh tạo nên sản phẩm với đặc tính giúp nhanh liền da và chống sẹo, điều đó có ý nghĩa đặc biệt là bên cạnh tác dụng điều trị mụn nhọt và trứng cá tốt, nó còn giải quyết được vấn đề thẩm mỹ. ngoài ra hầu như ai cũng biết tác dụng của nghệ nên sản phẩm rất dễ được mọi người chấp nhận và đạt doanh số cao. Các mặt hàng khác cũng được người tiêu dùng ưa chuộng.
    Với việc cho ra đời hàng loạt những sản phẩm kem/mỡ chứa nghệ có tác dụng trị mụn nhọt, trứng cá đặc biệt là kem Erythromycin&nghệ (trị mụn nhọt, trứng cá, mau liền sẹo) đã thấy được sự nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường: trong thời buổi hiện nay thẩm mỹ đối với con người là điều không thể thiếu. Mụn nhọt, trứng cá thường làm cho người ta cảm thấy khó chịu vì chúng hay để lại sẹo làm mất thẩm mỹ,Công ty Nam Hà đã cho ra đời các loại kem đặc biệt là kem Erythromycin&nghệ có tác dụng trị mụn nhọt,trứng cá, nhanh liền da, giải quyết được vấn đề thẩm mỹ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (đặc biệt là giới trẻ), được mọi người chấp nhận, làm tăng doanh số bán hàng cho công ty và tạo dựng chỗ đứng cho công ty về kem trị mụn nói riêng, thuốc da liễu nói chung trên thị trường Việt Nam.
    Tuy nhiên công ty vẫn có những mặt hàng thuôc mỡ/kem có chất lượng không cao, chưa được người tiêu dùng chấp nhận.
    *Thuốc nhỏ mũi
    Công ty nhận thấy đây là một thị trường có tiềm năng do nhu cầu của nhân dân rất lớn, các doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư đúng mức, chủ yếu chỉ sản xuất dạng nhỏ mũi thông thường, còn dạng thuốc xịt chỉ được sản xuất và tiếp thị bởi các công ty nước ngoài như: Pivalone, Otrivin Đây là dạng bào chế tiên tiến và được nhân dân ưa thích do có tác dụng tốt nhờ thuốc được tiếp xúc diện rộng với niêm mạc mũi. Công ty Nam Hà đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và là một trong những công ty Việt Nam đầu tiên đưa ra thị trường loại thuốc xịt mũi rất tiện dụng, chất lượng tương tự hàng ngoại nhập, với giá cả phù hợp, hình thức đẹp, dạng bào chế hiện đại, tạo ra một bước đột phá mới nên được thị trường nhanh chóng chấp nhận như : Coldi, Coldi-B. Để tạo cho sản phẩm có sự khác biệt và khó bắt trước Công ty đã phối hợp nhiều dược chất trong sản phẩm chứ không dùng hoạt chất đơn thuần ví dụ: Coldi chứa Oxymetazoline và Dexamethasone, Coldi-B chứa Oxymetazoline, Menthol và Camphor. Việc phối hợp nhiều hoạt chất cũng giúp tăng cường hiệu quả
    Công ty Nam Hà đã rất nhanh nhạy (một điều không thể thiếu trong marketing) nhận ra nhu cầu lớn của nhân dân, các doanh nghiệp trong nước chưa nhòm ngó tới nhiều đó là sản phẩm thuốc nhỏ mũi, một sản phẩm tưởng như “nhỏ bé” nhưng nếu được đầu tư đúng mức sẽ đem lại hiệu quả lớn cho công ty. Đồng thời công ty đã không ngừng nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hình thức sản phẩm, mang lại cho khách hàng sản phẩm vừa có chất lượng tốt (không kém sản phẩm nhập ngoại), giá thành rẻ ,tiện lợi trong việc sử dụng. Chính những ưu điểm trên cùng với sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường đã giúp sản phẩm thuốc nhỏ mũi dạng xịt của Nam Hà dễ tiếp cận với khách hàng và giúp công ty chiếm được ưu thế trong việc cung cấp loại sản phẩm này trên thị trường Việt Nam.

    *Thuốc sủi bọt:
    Thuốc sủi bọt là mặt hàng khá được ưa chuộng đặc biệt là các loại thuốc giảm sốt và vitamin do chúng rất dễ sử dụng, hấp thu nhanh và có hiệu quả tuy nhiên lại khó khăn sản xuất do yêu cầu về môi trường và công nghệ chính vì vậy thuốc sủi bọt trên thị trường chủ yếu là các sản phẩm của công ty nước ngoài do họ có công nghệ tiên tiến. Các công ty trong nước cũng đưa ra một vài mặt hàng nhưng vẫn gặp vấn đề về chất lượng và tiếp thị. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để thâm nhập thị trường, Công ty Nam Hà đã mạnh dạn đầu tư một đây chuyền sản xuất các mặt hàng thuốc sủi bọt.Và trong những năm gần đây công ty đã cho ra đời một loạt các sản phẩm có chất lượng tốt,giá cả phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có doanh số cao như: Narphar-C1000, Narphar-multi, Narpharangan, Narpharangan-Codein
    Ở đây công ty đã vận dụng đúng lý thuyết Marketing đó là: các công ty khi quyết định đưa sản phẩm ra thị trường nếu có thể nên đưa ra cả nhóm sản phẩm chứ không nên đưa một vài sản phẩm đơn lẻ vì vậy công ty Nam Hà quyết định làm cả một nhóm hàng sủi bọt chứ không làm đơn lẻ một vài mặt hàng qua đó tạo tiếng vang lớn trên thị trường, thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường và tiết kiệm chi phí quảng cáo tiếp thị chung. Đồng thời với việc tung ra thị trường một nhóm hàng sủi bọt giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, làm tăng thị phần cho công ty.



    [B]3.Danh mục sản phẩm cần phong phú bao gồm nhiều chủng loại để hấp dẫn khách hàng[/B]
    Theo quan điểm marketing, để thu hút khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng thì danh mục hàng hoá của công ty phải phong phú và nhiều chủng loại.Công ty đã xây dựng cho mình một danh mục sản phẩm rất phong phú,bao gồm thuốc bổ chứa vitamin, da liễu, giảm đau chống viêm, nhỏ mắt, thuốc kháng khuẩn dùng uống, hoomon, thuốc tẩy giun, các loại thuốc đông dược Công ty chủ trương phải có nhiều mặt hàng trong mỗi nhóm hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra công ty còn sản xuất các mặt hàng có tính chất gần tương tự để nâng cao sức cạnh tranh và hạn chế bị nhái lại. Ví dụ :kem Erthromycin-nghệ và kem Nascaren được đưa ra gần như cùng lúc.
    Ngoài ra các hàng chủ lực của công ty cũng sản xuất một số mặt hàng khác đáp ứng nhu cầu của thị trường như các loại thuốc tiêm, dung dịch dùng ngoài da hay các dạng thuốc tra mắt. Những mặt hàng này dễ làm và cũng có nhu cầu từ khách hàng nên công ty đã sản xuất để làm phong phú danh mục thuốc của công ty ví dụ như : Naphacollyre, Coldi baby, Coldineomycin
    Công ty đã vận dụng đúng đắn lý thuyết Marketing về danh mục sản phẩm:danh mục sản phẩm phải đa dạng, phong phú để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.Vì vậy công ty đã thoả mãn được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, làm cho sản phẩm của công ty chiếm được thị phần cao trên thị trường dược phẩm, giúp cho công ty có doanh thu lớn.
    Mặc dù danh mục sản phẩm của công ty đã phong phú nhưng số lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm vẫn chưa thể bằng với các công ty dược phẩm lớn trong nước cũng như trên thế giới.Vì vậy công ty phải không ngừng phát triển danh mục sản phẩm của mình đặc biệt là phát triển danh mục thuốc tân dược.


    [B]4.Chọn một số mặt hàng thuốc chuyên khoa có khả năng thâm nhập thị trường dễ dàng hoặc có thể tham gia các chương trình thuốc quốc gia[/B]
    Công ty chọn những mặt hàng có khả năng thâm nhập thị trường dễ dàng, chủ yếu là bắt trước các sản phẩm nổi tiếng đang bán trên thị trường nhằm chia sẻ thị trường như là: Naphacogyl (viên nén Acetylspiramycin/Metronidazole), do trên thị trường sản phẩm Rodogyl (chứa Spiramycin/metronidazole) được các bác sĩ và bệnh nhân rất tín nhiệm nên công ty đã nghiên cứu thuốc Naphacogyl có thành phần gần tương tự để đưa ra thị trường với giá rẻ hơn nên cũng được thị trường chấp nhận. Ở đây công ty đã vận dụng thành công lý thuyết chia sẻ thị trường trong marketing. Qua đó giúp tăng thị phần sản phẩm của công ty trên thị trường.
    Công ty đã bám vào mô hình bệnh tật và chính sách thuốc quốc gia để lựa chọn sản xuất một số mặt hàng chuyên khoa có thể thâm nhập thị trường như: Vincaton, Cinnarizin
    Ngoài ra công ty chú ý đến một số thuốc trong chương trình thuốc quốc gia mà công ty có thể tham gia đấu thầu. Một số loại thuốc công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà đã thắng thầu vả cung cấp cho trương trình y tế quốc gia như:
    -Thuốc tránh thai cho chương trình dân số kế hoạch hoá và gia đình:Naphaceptiv, Lovechoice
    -Thuốc Propylthiouracil cho chương trình bướu cổ
    -Các loại thuốc chống lao Elthambutol, Iosniazid, Rifampicin cho chương trình chống lao.
    Việc công ty Nam Hà tham gia vào chương trình thuốc quốc gia là một việc làm rất đúng đắn và hiệu quả: Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dược phẩm nói riêng, họ luôn luôn mong muốn nhận được sự cảm tình của khách hàng với công ty và sản phẩm của họ. Nhưng muốn có được điều đó công ty không những phải có sản phẩm tốt mà còn phải có những hoạt động thiết thực phục vụ cho xã hội. Nắm bắt được như vậy, công ty Nam Hà đã nhanh chóng tiếp cận với chương trình thuốc quốc gia với mục đích trước hết là phục vụ nhân dân, sau đó là tạo uy tín cho công ty. Việc công ty thắng thầu và cung cấp thuốc cho chương trình y tế quốc gia đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty như là tăng cường uy tín, tăng doanh thu, tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng.Đồng thời việc cung cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân với chất lượng tốt, giá cả hợp lý cũng là một yêu cầu trong marketing dược và công ty Nam Hà đã thực hiện tốt yêu cầu đó.
    Hạn chế của công ty: Công ty tham gia chưa nhiều vào các chương trình thuốc quốc gia vì vậy chưa phục vụ cho lợi ích xã hội được nhiều.
    [B]5.Chiến lược hướng sự phát triển vào nhóm thuốc đông dược[/B]
    Do chính sách thuốc quốc gia Việt Nam là tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả của thuốc y học cổ truyền, đồng thời do thị hiếu của khách hàng có xu hướng muốn quay về sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu nên công ty Nam Hà đã có chiến lược hướng sự phát triển vào nhóm thuốc đông dược. Việc đầu tư vào thuốc đông dược có thuận lợi là chi phí thấp, thời gian đầu tư nghiên cứu để có mặt hàng mới tương đối nhanh, công nghệ sản xuất không phức tạp, nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ do vậy công ty đã chú trọng phát triển các mặt hàng đông dược áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm và tăng cường công tác tiếp thị để tăng hấp dẫn với khách hàng. Mặt hàng được nhiều người biết đến là: Bổ phế viên ngậm và sirô bổ phế chỉ khái lộ
    Các thuốc đông dược Công ty sản xuất chủ yếu bao gồm:
    -Các loại viên hoàn: bao gồm cả các hoàn mềm như Bổ trung ích khí hoàn, Ninh khôn chí hoàn Và các loại hoàn cứng ví dụ như: Hoàn bổ thận âm, Viên sáng mắt
    - Viên nén, bổ phế viên ngậm
    - Các loại thuốc nước cao, sirô bổ phế chỉ khái lộ, cao ích mẫu, thuốc uống tiêu độc
    Chính sách phát triển nhóm thuốc đông dược của công ty dược Nam Hà là rất phù hợp với công ty: chính sách này sẽ tạo cho Nam Hà có lợi thế cạnh tranh, tạo thế mạnh về nghiên cứu và phát triển các thuốc đông dược. Ngoài ra công ty cũng đã có sự tìm hiểu rất kỹ về thị trường thuốc đông dược hiện nay trên thế giới: trên thế giới, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên là xu hướng mới hiện nay đặc biệt là các nước phát triển ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Các sản phẩm này mặc dù chưa có các con số đánh giá chính xác trên toàn bộ thị trường nhưng đang có sự tăng trưởng khả quan. Tạo cơ hội để NAPHACO phát huy thế mạnh về sản phẩm đông dược trong chính sách sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới.
    Tuy nhiên do công nghệ sản xuất của công ty còn thấp nên chưa thể sản xuất được ra các sản phẩm có thể xuất khẩu sang thị trường thế giới.

    [B]6.Cải tiến dạng bào chế của các thuốc truyền thống có uy tín nhằm tạo sức thu hút hơn, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm[/B]
    Công ty đã vận dụng sáng tạo Marketing về chính sách sản phẩm để luôn luôn cải tiến các mặt hàng tạo sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
    Vis dụ như: Sirô bổ phế chỉ khái lộ được cải tiến thành bổ phế viên ngậm rất tiện dụng trong khi vẫn giữ nguyên hiệu quả điều trị nên được thị trường chấp nhận ngay và rất tín nhiệm, có doanh số bán lớn. Như vậy nhóm sản phẩm bổ phế lại chuyển sang giai đoạn tăng trưởng theo lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm thay vì rơi vào giai đoạn suy tàn
    7.Mạnh dạn loại bỏ các mặt hàng không có ưu thế cạnh tranh hoặc ít sinh lời để tập trung vào các mặt hàng chủ lực, tuy nhiên vẫn sản xuất một số mặt hàng nhất định để đáp ứng nhu cầu của thị trường
    Công ty Naphaco vẫn tiếp tục sản xuất tuy với số lượng ít, một số mặt hàng để đáp ứng nhu cầu sẵn có của thị trường, tận dụng hết nguồn nhân lực của công ty và làm phong phú danh mục mặt hàng ví dụ như: Thuốc tỉêm ( thuốc tiêm Strychnin, Vitamin B1,B12 ), thuốc nước (ASA,DEP )
    Việc phát triển danh mục sản phẩm đẻ tăng thêm lợi nhuận, lấp chỗ trống cho chủng loại hiện có, tận dụng năng lực sản xuất và dịch vụ dư thừa, phát triển trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ. Chiến lược này giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng với những biến động của cơ chế thị trường vì trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, thị phần của doanh nghiệp luôn có nguy cơ bị co lại
    Tuy nhiên số mặt hàng mới của công ty còn chưa nhiều, việc nghiên cứu các sản phẩm mới chưa được bài bản và có chiều sâu đặc biệt với thuốc đông dược, Các mặt hàng tương đối manh mún, chưa có những nhóm hàng thực sự nổi bật để tạo dựng uy tín lớn cho công ty và ổn định phát triển cho công ty.





















    [B]CHƯƠNG III:[/B]
    [B]MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP[/B]
    Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về chính sách sản phẩm cụ thể là chính sách về bao bì và chính sách về phát triển sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, tôi thấy chính sách marketing của công ty nhìn chung là rất đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh công ty nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục. Sau đay là một vài kiến nghị và giải pháp của tôi:
    [B]1.Về bao gói sản phẩm[/B]
    Bao bì sản phẩm phải đồng thời thực hiện bốn chức năng: bảo quản và bán hàng, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn với khách hàng và chức năng thương mại.Để đạt được Nam Hà cần:
    - Công ty cần đầu tư hơn nữa vào việc tự nghiên cứu bao bì cho sản phẩm của mình, tránh “copy” nhãn mác của các công ty khác, tạo ấn tượng không tốt về công ty trong lòng khách hàng vì theo marketing đổi mới bao bì cũng đồng nghĩa tạo cho khách hàng ý niệm đổi mới về sản phẩm của doanh nghiệp.
    -Cần tiếp tục đổi mới về bao bì, thay thế các loại bao bì thuỷ tinh bằng bao bì nhựa vì bao bì bằng nhựa gọn nhẹ, tiện sử dụng, dễ dàng cho việc vận chuyển. Nhưng khi dùng bao bì bằng nhựa công ty cần đảm bảo tới chất lượng của bao bì vì bao bì luôn tiếp xúc trực tiếp với các thành phần trong dược phẩm, sự tương tác giữa thành phần trong dược phẩm và thành phần trong bao bì có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này công ty cần đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng bao bì một cách chủ động và toàn diện, từ nguyên liệu đầu vào, thực hành sản xuất, đảm bảo chất lượng bao bì tốt.Đồng thời khi sử dụng bao bì bằng nhựa, công ty cũng nên lựa chọn những loại bao bì có khả năng bảo quản sản phẩm tốt nhưng phải là chất dễ phân huỷ sau khi sau khi không còn sử dụng nữa.
    -Cần tiếp tục đầu tư các loại máy móc hiện đại để tạo ra những vỉ thuốc đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.
    -Cần chú trọng trong công tác đăng ký kiểu dáng công nghiệp; để hạn chế việc làm nhái sản phẩm,công ty nên đẩy mạnh nghiên cứu nhãn mác đặc trưng của mình, nhãn mác đó được làm một cách đặc biệt mà chỉ công ty Nam Hà mới có.
    [B]2.Về danh mục sản phẩm[/B]
    -Cần đa dạng hơn nữa về danh mục sản phẩm bằng cách nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm người tiêu dùng đang cần.
    -Công ty cần chú ý tới việc cải tiến sản phẩm của mình để tạo sức hấp dẫn với khách hàng.
    -Mạnh dạn loại bỏ những sản phẩm không có ưu thế cạnh tranh.
    -Các mặt hàng của công ty còn manh mún, chưa có những nhóm hàng thực sự nổi bật để tạo dựng uy tín công ty chính vì vậy công ty phải tập trung nghiên cứu tạo ra một nhóm các sản phẩm nổi trội và đăc biệt, tạo uy tín và ổn định phát triển cho công ty.
    -Công ty cần tận dụng nguồn thảo mộc có sẵn trong nước, đầu tư mạnh hơn nữa về cả nhân lực và máy móc hiện đại để phát triển nhóm thuốc đông dược, phục vụ thị trường trong nước và đặc biệt xuất khẩu sang các nước Châu Âu vì người dân các nước này đang có xu hướng dùng thuốc thảo dược.
    -Thuốc thảo dược đang được thị trường ưa chuộng vì vậy công ty nên định vị nhóm thuốc này vào khách hàng ở thị trường OTC
    - Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu các thuốc tân dược vì những mặt hàng này của công ty còn hơi ít.
    -Công ty cần đẩy mạnh việc nghiên cứu các loại thuôc mỡ/kem (chứa tinh chất nghệ để trị mụn nhọt, trứng cá ) có chất lượng cao, vì mặt hàng này đang có nhu cầu khá cao.
    -Phát triển của công ty phải gắn với lợi ích của cộng đồng, vì vậy công ty cần tích cực tham gia các chương trình thuốc quốc gia, các công tác xã hội như:
    +Tích cực đấu thầu các chương trình thuốc quốc gia, khi trúng thầu doanh nghiệp sẽ có cơ hội phục vụ nhân dân: bán thuốc với giá rẻ
    + Tham gia vào các hoạt đông từ thiện lớn bằng việc phát thuốc miễn phí cho người nghèo, thiên tai
    +Tổ chức các hoạt động đẻ tăng cường sự phát triển của các thế hệ trong tương lai nhằm đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
























    KẾT LUẬN

    Qua ba chương trình bày ở trên, tôi đã phân tích, đánh giá hoạt động marketing về chính sách sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Qua đó chúng ta phần nào có thể thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng marketing trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dược phẩm. Công ty Nam Hà đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường dược phẩm. Thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển để hội nhập với thế giới, nó tạo ra nhiều cơ hội những cũng nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam nói chung và công ty Nam Hà nói riêng đòi hỏi công ty phải có những quyết định đúng đắn trong đó chiến lược marketing (đặc biệt là các chiến lược về sản phẩm) chiếm một vai trò rất quan trọng. Hy vọng trong những năm tới công ty Nam Hà sẽ tiếp tục hoàn thiện các chính sách marketing của mình và thành công hơn nữa trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình, góp phần đưa sản phẩm dược của Việt Nam tiến bước vững chắc trên con đường hội nhập với dược phẩm thế giới.
    Sau một thời gian nghiên cứu về chính sách sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà tôi đã có thêm được những hiểu biết về hoạt động này. Cùng với những kiến thức đã học tôi đã hoàn thành bài tiểu luận “chính sách sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà “.
    Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo bộ môn đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.






    [B]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/B]

    1.PGS.TS Tần Minh Đạo(2008), Giáo trình marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế quôc dân, xưởng in NXB kinh tế quốc dân.
    2.Website của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
    www.naphaco.com.vn
    3.Website mạng thông tin dược phẩm
    www.thuocbietduoc.com.vn
    (www.thuocbietduoc.com.vn/estore/comst.aspx?phaid=29&compid=423)



















    [B]Môc lôc[/B]
    Bảng 2.1[IMG]" class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">anh mục sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà .12
    LỜI MỞ ĐẦU. 1
    CHƯƠNG I: 2
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP. 2
    1.Sản phẩm theo quan điểm Marketing. 2
    1.1.Sản phẩm là gì?. 2
    1.2.Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm 2
    1.3.Phân loại hàng hoá /sản phẩm 3
    2.Các quyết định về bao gói sản phẩm 3
    2.1.Vai trò của bao gói 3
    2.2.Cấu tạo của bao gói 4
    2.3.Quy trình thiết kế bao gói 4
    2.4.Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế bao gói 5
    3.Các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm 5
    3.1.Định nghĩa về chủng loại sản phẩm 5
    3.2.Quyết định về bề rộng của sản phẩm 5
    3.3.Quyết định vế danh mục sản phẩm 6
    CHƯƠNG II: 7
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ (NAPHACO) 7
    I.Tổng quan về lịch sử hình thành,phát triển,thành tựu đạt được và sản phẩm của công ty. 7
    1.Lịch sử hình thành và phát triển. 7
    2.Thành tựu đạt được. 7
    3.Sản phẩm của công ty. 8
    II.Chính sách về bao gói sản phẩm 8
    1.Cải tiến mẫu mã sản phẩm 8
    2.Cố gắng tạo mẫu mã sản phẩm có tính riêng biệt và độc đáo. 9
    3.Chiến lược copy nhãn mác một cách hợp pháp. 9
    4.Ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm trên bao bì 10
    5.Chú ý đăng ký bảo hộ quyền sở hữu. 10
    II.Chính sách phát triển danh mục sản phẩm 11
    1.Tập trung vào các mặt hàng OTC có nhu cầu cao và cạnh tranh chưa nhiều. 13
    2.Nghiên cứu bào chế sản phẩm có sự khác biệt và nổi trội 14
    3.Danh mục sản phẩm cần phong phú bao gồm nhiều chủng loại để hấp dẫn khách hàng. 17
    4.Chọn một số mặt hàng thuốc chuyên khoa có khả năng thâm nhập thị trường dễ dàng hoặc có thể tham gia các chương trình thuốc quốc gia. 18
    5.Chiến lược hướng sự phát triển vào nhóm thuốc đông dược. 19
    6.Cải tiến dạng bào chế của các thuốc truyền thống có uy tín nhằm tạo sức thu hút hơn, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm 20
    CHƯƠNG III: 22
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 22
    1.Về bao gói sản phẩm 22
    2.Về danh mục sản phẩm 23
    KẾT LUẬN. 25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...