Luận Văn Công ty cơ khí quang trung, công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG, CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu : 4

    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG: .6
    1.1. Ý NGHĨA CỦA THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: .6
    1.1.1. Khái niệm thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm: 7
    1.1.2. Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý: 9
    1.2. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÀN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 10
    1.2.1. Vai trò của kế toán thành phẩm – tiêu thụ thành phẩm: .10
    1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán đối với việc quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: .10
    1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: .11
    1.3.1. Nguyên tắc tổ chức hạch toán thành phẩm: .11
    1.3.2. Phương pháp đánh thành phẩm: 12
    1.3.3. Hạch toán chi tiết thành phẩm: 14
    1.3.4. Hạch toán tổng hợp thành phẩm: .17
    1.4. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM: .19
    1.4.1. Tài khoản sử dụng và các sổ sách được áp dụng: 19
    1.4.2. Nội dung doanh thu, tiêu thụ, thuế GTGT và các khoản giảm trừ: ​ .2​0
    1.4.2.1. Doanh thu tiêu thụ: 20
    1.4.2.2. Thuế GTGT: 22
    1.4.2.3. Các khoản giảm trừ doanh thu: .23
    1.4.3. Hạch toán giá vốn hàng bán: .23
    1.4.4. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ​ ​ 24
    1.4.4.1. Chi phí bán hàng - TK 641: 24
    1.4.4.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642: .24
    1.4.5. Các phương thức bán hàng và các phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm: .25
    1.4.5.1. Các phương thức bán hàng: . 25
    1.4.5.2. Kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên: 26
    1.4.5.3. Kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ : 31
    1.5. HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH: .33
    Chương 2: TINH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG: ​ .34
    2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG: .34
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công Ty Cơ Khí Quang Trung: ​ ​ .34
    2.1.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 35
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cơ Khí Quang Trung . 35
    2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THÚC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG .38
    2.3. TINH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG 41
    2.3.1. Hạch toán thành phẩm tại Công Ty Cơ Khí Quang Trung: ​ .41
    2.3.1.1. Phương pháp tính giá thành thành phẩm xuất kho tại Công Ty .41
    2.3.1.2. Các chứng từ kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán thành phẩm .45
    2.3.1.3. Hạch toán chi tiết thành phẩm 45
    2.3.1.4. Hạch toán tổng hợp thành phẩm 50
    2.3.2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm 51
    2.3.2.1. Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty: 51
    2.3.2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ: 52
    2.3.2.3. Hạch toán giá vốn hàng bán: 55
    2.3.2.4. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: .56
    2.3.3. Hạch toán xác đinh kết quả hoạt động tiêu thụ thành
    phẩm 58
    2.3.3.1. Hạch toán chi phí bán hàng 58
    2.3.3.2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 58
    2.3.3.3. Hạch toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm 59

    Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG: .62
    3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG .62
    3.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NỘI DUNG HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG: .​ .63k210

    Để hoà nhập với xu thế thời đại, với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước phát triển vững chắc theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN. Mô hình nền kinh tế thị trường đã tạo cho mỗi doanh nhiệp sự năng động, linh hoạt, sáng tạo và cạnh tranh là vấn đề tất yếu xảy ra. Các doanh nghiệp sản xuất ngoài việc sản xuất ra sản phẩm thì phải chủ động tìm biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng sản lượng giảm thiểu chi phí, giá thành, mở rộng thị trường, chọn kênh phân phối với mục đích tiên thụ sản phẩm và thu được lợi nhuận tối đa.
    Vì vậy, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được sản phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất. Chúng phải luôn gắn liền với nhau một cách chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Qua đó đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó chủ doanh nghiệp có thể tìm ra các biện pháp tối ưu đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên, nhịp nhàng các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
    Qua thời gian tìm hiểu thực tế của công ty với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, các CBCNV phòng TCKT, sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Minh Phương với sự cố gắng của bản thân, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là “ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ QUANG TRUNG “.
    1.1. Ý NGHĨA CỦA THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
    Đánh dấu bước thay đổi căn bản của nền kinh tế nước ta, năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng mở rộng và phát triển, với việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trước pháp luật. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, trước đây trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp chủ yếu chú trọng đến khâu sản xuất theo đúng chỉ tiêu mà nhà nước giao, thì trong nền kinh tế thị trường không chỉ có khâu sản xuất mà cả khâu tiêu thụ sản phẩm, khâu này sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề “tiêu thụ” trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
    Xét trên góc độ luân chuyển vốn thì khâu tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị. Ta có thể xét đến quá trình tái sản xuất giản đơn bằng sơ đồ sau:
    - ĐTLĐ
    T - H : - TLLĐ . SX . H – T
    - SLĐ

    Quá trình này bắt đầu từ những đồng vốn ban đầu được dùng để mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất lúc này đồng vốn được chuyển hoá thành hình thái vật chất, tiếp đến qua giai đoạn sản xuất tạo ra thành sản phẩm, hàng hoá sau đó mang đi tiêu thụ, kết quả của quá trình này là thu được tiền về. Lúc này lại trở lại hình thái giá trị ban đầu, nhưng T>T đó là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đặt ra.
    Đối với quá trình sản xuất thì khâu tiêu thụ là khâu cuối cùng thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá - sản phẩm sản xuất ra, quá trình tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất và mở đầu cho một chu kỳ sản xuất tiếp theo. Chu kỳ sản xuất tiếp theo sẽ là quá trình tái sản xuất mở rộng của chu kỳ trước. Chỉ có khâu tiêu thụ mới giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện thường xuyên và liên tục.
    1.1.1. Khái niệm thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm:
    Sản phẩm nói chung mà các doanh nghiệp sản xuất ra để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế đều là kết quả của quá trình sản xuất. Như chúng ta đã biết sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất gồm: thành phẩm, bán thành phẩm và lao vụ - dịch vụ, trong đó thành phẩm chiếm phần lớn.
    - Thành phẩm: là những sản phẩm đã được gia công chế biến xong ở bước công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất sản phẩm đó, đã được kiểm tra được xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng qui định. Có thể nói thành phẩm là sản phẩm cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
    - Bán thành phẩm: là những sản phẩm của doanh nghiệp chế tạo đã hoàn thành một bước hoặc một số bước công nghệ chế tạo, chưa qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nhưng do yêu cầu sản xuất và tiêu thụ, nó được nhập kho thành phẩm và khi bán cho khách hàng, bán thành phẩm cũng có ý nghĩa như thành phẩm.
    Giữa thành phẩm và sản phẩm có phạm vi giới hạn khác nhau, thành phẩm là kết quả của quá trình sản xuất gắn với quy trình công nghệ nhất định trong phạm vi một doanh nghiệp, còn sản phẩm chỉ nói đến kết quả của quá trình xản xuất chế ra nó, sản phẩm có thể gồm: thành phẩm và bán thành phẩm.
    Việc phân định thành phẩm và bán thành phẩm chính xác sẽ giúp doanh nghiệp trong công tác hạch toán tập hợp chi phí tính giá thành.
     
Đang tải...