Tiểu Luận Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC ĐƯA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NHỎ LÊN SẢN XUẤT LỚN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA


    LỜI NÓI ĐẦU


    Khi mới ra đời Chủ nghĩa Tư bản tiếp nhận và hoạt động trên cơ sở nền sản xuất sẵn có, nền sản xuất với kỹ thuật lạc hậu của kinh tế thủ công và kinh tế tiểu nông. Chỉ sau này đến giai đoạn phát triển cao hơn của nó mới cải tạo nền sản xuất ấy trên cơ sở nền sản xuất và kỹ thuật mới.
    Sản xuất Tư bản chủ nghĩa được bắt đầu khi các nhà tư bản có trong tư liệu sản xuất, còn công nhân mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động của mình như hàng hoá.Trong sản xuất thủ công và nghề phụ của nông dân, đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn của nhà tư bản. Nhà tư bản mở rộng qui mô sản xuất nhưng lại không thay đổi công cụ lao động và phương pháp lao động. Đây là sản xuất hợp tác giản đơnTư bản chủ nghĩa. Nhưng nền sản xuất tư bản ngày càng phát triển, các xưởng thủ công với lao động hợp tác giản đơn chuyển lên công trường thủ công dựa trên hợp tác có phân công lao động và kỹ thuật thủ công. Công trường thủ công đã chiếm được địa vị thống trị ở mộy số nước vào khoảng giữa thế kỷ XVI đến khoảng cuối thế kỷ XVIII.
    Bài viết này, tôi xin trình bày một số vấn đề “công trường thủ công Tư bản chủ nghĩa”và vai trò của nó trong việc đưa sản xuất hàng hoá nhỏ lên nền sản xuất hàng hoá thị trường Tư bản chủ nghĩa.
    II. LÝ LUẬN.
    Từ hợp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa sang công trừơng thủ công, thực hiện bằng hai con đường khác nhau. Đó là nhà tư bản liên hợp những người thợ thủ công có chuyên môn khác nhau lại trong một xưởng và nhà tư bản liên hợp nhưng người thợ thủ công có chuyên môn giống nhau trong một xưởng. Mỗi người chỉ làm một công đoạn. Công trường thủ công có nhiều lao động phức tạp, thời gian lao động trong mỗi khâu của qui trình lại dài ngắn khác nhau. Muốn sản xuất được liên tục, đều đặn thì phải phân bổ lao động thành từng nhóm theo tỷ lệ nhất định. Sao cho phù hợp với những khâu của quá trình lao động đó. Những người lao động bộ phận, những nhóm lao động trên hợp thành người lao động tập thể. Đây là một cơ cấu sống của công trường thủ công. Khi cần mở rộng qui mô sản xuất, chỉ cần phát triển số lượng tương ứng giữa cung với cầu. Cách tổ chức phân công như vậy làm cho công trường thủ công có ưu thế hơn hẳn so với hợp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa.
    III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG TRONG VIỆC ĐƯA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NHỎ LÊN SẢN XUẤT LỚN TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.
    1. Ưu thế.
    Mỗi người lao động được chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất nên đã rút ngắn được thời gian ngừng việc, giảm giờ chết do thay đổi thao tác, dụng cụ và chỗ làm việc.
    Tay nghề người lao động nhanh chóng được nâng cao. Mỗi công nhân chỉ làm một khâu trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Nâng cao trình độ thành thạo, cải tiến được thao tác, giảm những tác động thừa. Vì vậy hao phí lao động ít mà mang lại hiệu quả cao.
    Mỗi người lao động bộ phận phát huy được năng khiếu của mình làm ra sản phẩm tốt hơn trong quá trình lao động. ở mỗi khâu sản xuất một cái tạo thành lao động tập thể có năng khiếu toàn diện ngang nhau.
    Nhờ có chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất, công cụ đã được cải tiến, làm cơ sở cho máy móc sau này ra đời.Theo yêu cầu của công trường thủ công ngày càng mở rộng, ta phải tăng công nhiều công nhân khác nhau trong công trường. Sức sản xuất của lao động càng phát triển thì một số lượng lao động nhất định lại càng tiêu dùng nhiều nguyên liệu trong một thời gian nhất định. Cho nên phải phát triển nhanh tư bản bất biến và tư bản khả biến.
    2. Tính chất và hạn chế của công trường thủ công.
    Sự phân công công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là sản phẩm riêng của phương thức sản xuất đó.
    Sự phân công công trường thủ công đòi hỏi phải tăng phần tư bản khả biến và tư bản bất biến. Theo công trường thủ công ngày càng mở rộng người ta phải tăng thêm gấp bội số công nhân, những toán công nhân khác nhau trong công trường.sức sản xuất của lao động ngày càng phát triển thì một số lượng lao động càng phải tiêu dùng nhiều nguyên liệu một thời gian nhất định . Cho nên công trường thủ công do sự phân công đòi hỏi phải tăng nhanh tư bản bất biến và tư bản khả biến. Đó là một định luật do tính chất kỹ thuật của công trường thủ công sinh ra.
    Sự phân công của công trường thủ công làm cho người công nhân bị què quặt về thể chất và tinh thần. Công trường thủ công làm cho người lao động chỉ làm được một công việc bộ phận của sản phẩm, biến người lao động chỉ phát triển được một chiều. Người công nhân tách khỏi nhà tư bản thì công nhân không có việc làm vì công việc bộ phận của họ chỉ được thực hiện, tiến hành trong công trường thủ công.
     
Đang tải...