Thạc Sĩ Công trình thuỷ lợi Đăk Yên thuộc xã Hoà Bình, thị xã Kon Tum ( bản vẽ + thuyết minh)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2014
    File: Word

    Chương 1:Giới thiệu chung
    1.1.Giới thiệu công trình
    1.1.1.Vị trí công trình:
    -Công trình thuỷ lợi Đăk Yên thuộc xã Hoà Bình, thị xã Kon Tum.Vị trí công trình đầu mối nằm cách trung tâm thị xã khoảng 5 km về phía Tây Nam.
    -Toạ độ khu dự án từ 14015’ đến 14020’ vĩ độ Bắc 107056’ đến 107059’ kinh độ Đông.
    1.1.2.Nhiệm vụ công trình;
    -Cụm công trình Đắk Yên có nhiệm vụ sau:
    -Cung cấp tưới cho 1067 ha đất canh tác , trong đó có 454 ha tưới tự chảy và 613 ha tưới tạo nguồn.
    -Tạo nguồn nước tưới cho chè và cây ăn quả trong khu vực
    -Kết hợp nuôi cá, nuôi đàn gia súc và bảo vệ rừng đầu nguồn
    -Cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế đốt phá rừng.
    1.1.3.Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình;

    `TT Thông số Đơn vị Giai đoạn TKKT
    1 Đập đất
    -Vị trí tuyến đập
    -Cao trình đỉnh đập
    -Cao trình tường chắn sóng
    -Chiều cao đập lớn nhất
    -Chiều dài tại đỉnh đập
    -Chiều rộng đỉnh đập
    -Hệ số mái đập thượng lưu
    -Hệ số mái đập hạ lưu
    -Hình thức đập
    m
    m
    m
    m
    m
    Vùng tuyến IV lệch về hạ lưu
    558.4
    559.2
    22.5
    1275
    5
    2.75 và 3.25
    2.75 và 3.25
    Đập đất đồng chất, có ống khói thu nước bằng hỗn hợp cát sỏi gia cố mái thượng lưu bằng đá lát dày 25cm, đá dăm dày 15cm TS-500. Xử lý nền bằng chân khay giữa.
    2 Tràn xả lũ
    -Vị trí
    -Lưu lượng thiết kế
    -Cột nước tràn
    -Cao độ ngưỡng
    -Chiều rộng tràn
    -Chiều rộng nhỏ nhất dốc nước
    -Độ dốc đáy
    -Chiều dài dốc
    -Hình thức tràn

    m3/s
    m
    m
    m
    m
    %
    m Vai phải đập
    134,81
    5
    552,7
    2´4
    6
    10
    140
    Tràn dọc, ngưỡng bằng, cửa van hình cung, nối tiếp bằng dốc nước tiêu năng đáy.
    3 Cống lấy nước
    -Vị trí
    -Lưu lượng thiết kế
    -Cao độ ngưỡng thượng lưu
    -Mặt cắt ngang
    -Chiều dài cống
    -Độ dốc đáy cống
    Vai trái đập
    0,8
    543,33
    1´1,25
    82,5
    0,4
    4 Hệ thống kênh và công trình trên kênh


    Mực nước thiết kế đầu kênh
    Lưu lượng thiết kế
    Chiều dài kênh chính
    Chiều rộng đáy kênh
    Cao độ đáy kênh
    Độ dốc đáy kênh
    Chiều rộng bờ phải
    Chiều rộng bờ trái
    Số lượng kênh cấp I và kênh vượt cấp
    Cống điều tiết
    Cống tháo cạn
    Cầu máng
    Bậc nước
    Tràn bên, tràn băng
    Cống tiêu
    Cầu ôtô


    m
    m3/s
    m
    m
    m
    %
    m
    m
    Kênh

    Cái
    Cái
    Cái
    Cái
    Cái
    Cái
    Cái
    Kênh bê tông, rãnh tiêu nước của kênh chính được gia cố bằng đá xây vữa M100, mặt cắt chữ nhật có kết hợp giao thông một phía bờ
    543
    0,8
    6753,2
    1,00
    452,18
    0,09
    4
    1
    12

    2
    1
    1
    0
    7
    7
    4

    1.2: Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình;



    1.2.1. Điều kiện địa hình;
    Địa hình vùng hồ Đăk Yên có thể chia ra như sau;
    -Địa hình bóc mòn:
    Theo độ cao từ +539 trở lên thành phần thạch học chủ yếu là sét pha lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng, kết cấu chặt vừa, nguồn gốc pha tàn tích, bề dày 1 đến 3m
    Trên bề mặt chủ yếu phát triển cây nhỏ. Nhiều vùng nhân dân phát nương rẫy trồng hoa màu. Từ khoảng 539m trở xuống độ dốc khoảng 25 đến 30 độ, vì vậy phát triển nhiều khe rãnh. Các suối lớn, thành vách sạt lở thẳng đứng có chỗ cao từ 5 đến 10m
    -Địa hình bồi tích từ chân đồi qua vùng tuyến đến hạ lưu cao độ từ 539m trở xuống, địa hình tương đối bằng phẳng, dốc ít, các đồi có sườn khá thoải từ 5 đến 100 và bãi bằng. Nhìn chung bụng hồ và khu tưới có dạng lòng chảo.
    1.2.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn và đặc trưng dòng chảy;
    1.2.2.1. Điều kiện khí hậu
    Công trình thuỷ lợi Đăk Yên nằm trong vùng cao nguyên Tây Nguyên tương đối khuất đối với gió mùa mùa hạ và mùa đông, hình thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,40C nhiệt độ cao nhất vào tháng 4,5 nhiệt độ trung bình là 24,5~24,80C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng trung bình 19,20C, thấp nhất 5,50C.
    Hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Tây và Tây Nam, tốc độ gió trung bình từ 1,3 đến 2,7 m/s.Tốc độ gió mạnh nhất có thể tới 27m/s.
    Độ ẩm tương đối trung bình năm là 78,08%. Tháng có độ ẩm lớn nhất vào tháng 8 và tháng 9 là 87% và nhỏ nhất vào tháng 3 là 67%.
    1.2.2.2. Điều kiện thuỷ văn
    Lượng mưa trung bình nhiều năm là 1730, mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% lượng mưa năm, tháng có mưa lớn nhất là tháng 7, 8, lượng mưa tháng lớn nhất có thể đạt tới 300 mm.Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tháng nhỏ nhất là tháng XII. Tháng XII, thángI, thángII hầu như không mưa, một năm có tới 132 ngày mưa.Lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 170 mm.
    Phân phối dòng chảy năm thiết kế 75%
    Tháng 1 2 3 4 5 6
    Q(m3/s) 0.297 0.421 1.214 0.495 0.301 0.185


    Tháng 7 8 9 10 11 12
    Q(m3/s) 0,180 0,128 0,106 0,112 0,171 0.330


    -Tính dòng chảy lũ : lũ được tính từ ngày mưa lớn nhất của trạm bơm kon Tum trở lại đây

    Mưa ngày lớn nhất
    Tần suất( % ) 0.5 1.0 2 10
    Xp (mm) 236.6 214.4 192.2 140.1



    Lũ Đăk Yên

    P % 0.5 1.0 2.0 10
    Qmax( m3/s ) 263.2 231.5 213.0 114
    Wmax (103m3 ) 3.584 3.248 3.051 1.981
    Tl ( phút ) 151 156 159 193
    Tx(phút ) 303 312 318 386

    Lũ thi công
    Tháng 1 2 3 4 5 6
    Q(m3/s) 1,3 0,92 1,12 1,4 51,8 64,96
    T(phút) 661 640
    Tháng 7 8 9 10 11 12
    Q(m3/s) 110 110 110 110 49,5 1,70
    T(phút) 587 587 587 587 665



    1.2.3. Điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn;
    1.2.3.1. Điều kiện địa chất
    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thì vùng hồ Đăk Yên nằm trong vùng xâm thực Granit sáng màu kiến trúc hạt vừa đến hạt thô. Đá Granit hầu hết bị che phủ bởi các bồi tính và pha tích. Phía Bắc hồ Đăk Yên tại hai nhánh suối, đá phun trào lộ ra ở dưới nước, đá lộ là đá Bazan hạt màu đen sẫm cấu tạo khối đặc xít, đá rắn chắc. Tầng phủ trên hai loại đá này là sét, sét pha, phần thấp (phần mới, khe rãnh) là cát, cát pha. Chiều dày tầng phủ từ 1 đến 20m.
    Tuyến tràn:Phần thân tràn có nền địa chất khá tốt, tương đối đồng chất các lớp đất, có cường độ chịu tải cao, nén lún ít, chống cắt lớn có thể tiếp nhận tốt tải trọng công trình. Phần đôi tràn nằm trên khe suối cạn có điều kiện địa chất nền yếu. Lớp 1 và lớp 2 là lớp đất yếu khi thi công có biện pháp xử lý. Các lớp đất còn lại có điều kiện địa chất tương đối tốt tuy nhiên ở đuôi tràn có lớp cát nằm khá nông dễ bị xói rửa và khó khăn khi đào qua lớp này.
    Các lớp đất đá ở tuyến tràn;
    Lớp 1:Sét pha cát chứa hữu cơ, dẻo chảy:lớp này phân bố ở phía đuôi tràn. Lớp này có bề dày thay đổi từ 0,8m đến 4,8m.
    lớp 2:Sét pha xen kẹp ổ cát, trạng thái dẻo mềm, dẻo cứng: Phân bố ở đuôi tràn nằm dưới lớp đất số 1. Bề dày khá lớn và vát mỏng về phía lòng suối, bề dày thay đổi từ 3,7m đến 5,7m.
    Lớp 3: Cát hạt nhỏ, chứa sạn, xốp:Lớp này phân bố hạn hẹp ở khu vực suối, bề dày lớp này khá lớn, tại hố khoan KT23 lớp này khoảng 5,2m.
    Lớp 4: Cát pha trạng thái nửa cứng: Lớp này phân bố ở trên bề mặt thân tràn, bề dày của lớp này khá mỏng khoảng 0,5 đến 1,0m.
    Lớp 5: Sét pha nặng, nửa cứng: Lớp này nằm dưới lớp đất 4 và phân bố ở khu vực thân tràn, bề dày tương đối ổn định khoảng 4,0m.
    Lớp 6: Sét pha nhẹ, chứa sạn sỏi, trạng thái nửa cứng-dẻo cứng: Phân bố khu vực thân tràn và nằm dưới lớp đất số 5. Bề dày có dạng vát mỏng về phía đuôi tràn lớp đất có chiều dày thay đổi từ 2,0m đến 4,9m.
    Lớp 7: Sét trạng thái dẻo cứng: Phân bố hầu như khắp tuyến tràn trong phạm vi chiều sâu khảo sát.

    1.2.3.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn;
    Nước ngầm nằm ở vị trí khá sâu. Tại khu vực lòng hồ độ chênh lệch cao với nước mặt khoảng 1 đến 2m. Phần địa hình cao thường không gặp nước ngầm hoặc nước ngầm nằm rất sâu. Nước dưới đất chủ yếu tàng trữ trong các tầng cát, cuội, cát pha còn các tầng đất khác và đá gốc thì thấm nước yếu.
    1.2.4. Điều kiện dân sinh, kinh tế;
    1.2.4.1. Tình hình dân sinh xã hội;
    Vùng dự án Đăk Yên thuộc xã Hoà Bình và Đoàn Kết. Theo thống kê khi lập dự án dân số của xã là 14893 người trong đó 1098 là dân tộc ít người. Tính đến năm 2000 dân số trong vùng dự án là 16560 người trong đó có 2122 người dân tộc ít người.
    Vùng dự án cách trung tâm thi xã Kom Tum 7km. Các làng bản của dân được phân bố dọc quốc lộ 14 ở phía Đông và tỉnh lộ 38 ở phía Bắc.
    Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất chưa phát triển,công cụ sản xuất lạc hậu, cơ sở hạ tầng nghèo, máy móc phục vụ sản xuất ít. Nhà ở chủ yếu là nhà tạm, bán kiên cố, đường xá nhiều nhừn chưa tốt phần lớn đường liên bản là đương mòn, mùa mưa đi lại khó khăn. Đời sống vật chất nghèo nàn, túng thiếu. Trình độ dân trí thấp, nhận thức về mọi mặt cảu người dân nơi đây còn bị hạn chế.
    1.2.4.2.Tình hình kinh tế;
    -Sản xuất nông nghiệp:Nguồn sống chính của nhân dân hai xã là sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là lúa nước, lúa rẫy, sắn mía, cà phê Trong khu vực cây cao su đang phát triển nhưng thuộc sở hữu của nông trường. Năng suất mùa màng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.Diện tích bình quân đầu người xã Hoà Bình là 0,23 ha/người. Xã Đoàn Kết bình quân 0,12ha/người. Tổng diện tích toàn khu tưới là 1067 ha, đã sử dụng khoảng 28%, diện tích chưa sử dụng khoảng 72%.
    -Về hiện trạng thuỷ lợi:
    Về tưới: Khu tưới Đăk Yên nằm trong hệ thống tưới Đăkơt. Các công trình thuỷ lợi đã và sẽ xây dựng gồm hồ Iabang, hồ Đăk Yên và đập dâng Đắc tía. Quy mô và hiện trạng của từng công trình như bảng cho thấy hồ chứa Đăk Yên là công trình có diện tích tưới lớn nhất rong hệ thống Đắc Lắc.
     
Đang tải...