Thạc Sĩ Công trình thuỷ điện Tuyên Quang là công trình đợt đầu của bậc thang thuỷ điện Sông Gâm ,phù hợp với

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2014
    File: Word

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU


    TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN TUYÊN QUANG


    Theo quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2001 – 2010 có thể xét triển vọng đến năm 2020 (Qui hoạch điện V) thuỷ điên Tuyên Quang được dưa vào vận hành năm 2007 để đáp ứng nhu cầu dùng điện .Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thuỷ điện Na Hang đã được chính phủ phê duyệt bằng văn bản số 288/QĐ-TTG, ngày 19 tháng 4 năm 2002 và văn bản của văn phòng chính phủ cho phép đổi tên thuỷ điện Na Hang thành thuỷ điện Tuyên Quang số 5338/VPCP – CN, ngày 25/9/2002
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
    Công trình Thuỷ điện Tuyên Quang được thực hiện đầu tư theo phương thức tổng thầu EPC, trong đó Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư. Đối với phần công trình chính, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà là tổng thầu EPC và Công ty tư vấn Xây dựng Điện I thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam là tư vấn chính. Công tác đền bù tái định cư được giao cho UBND Tỉnh Tuyên Quang thực hiện.
    Để phục vụ cho tiến độ chung của toàn dự án, thiết kế kỹ thuật công trình chính của thuỷ điện Na Hang được chia làm 2 giai đoạn và có nội dung chính như sau:
    + Giai đoạn 1: Xác định tổng mặt bằng, tim tuyến công trình, các hạng mục chính, các giải pháp, tiêu chuẩn thiết kế công nghệ, các thông số kỹ thuật chính, qui mô khu phụ trợ và nhà tạm của công nhân xây dựng. Thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 được phê duyệt làm cơ sở để triển khai thi công một số hạng mục trước như: Hố móng tuyến tràn giai đoạn 1, hố móng cống dẫn dòng thi công mùa kiệt.
    + Giai đoạn 2: Hoàn chỉnh toàn bộ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.






    Đ.1. VỊ TRÍ - NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN TUYÊN QUANG
    1.1. Vị trí.
    + Công trình thuỷ điện Tuyên Quang là công trình đợt đầu của bậc thang thuỷ điện Sông Gâm ,phù hợp với nội dung quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên Sông Gâm.
    +Tuyến công trình đặt tại khu vực địa giới xã Vĩnh Yên và thị trấn Na Hang, Huyện Na Hang ,Tỉnh Tuyên Quang.
    + Khu vực hồ chứa của thuỷ điện Tuyên Quang nằm trong địa phận huyện Na Hang ,Tỉnh Tuyên Quang ,một phần hồ chứa nằm trong địa phận huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang và huyện Ba Bể ,Tỉnh Bắc Cạn.
    + Giao thông đến khu vực tuyến công tr ình nhìn chung là thuận tiện, đường bộ từ thị xã Tuyên Quang đến công trình khoảng 113 Km và từ Hà Nội khoảng 300 Km .Từ thị xã Tuyên Quang đi đến tuyến công trình theo Quốc lộ 2 (31Km) và Tỉnh lộ 176 (83Km) .Theo đường thuỷ có thể xuất phát từ cảng Hải Phòng đi dọc theo sông Cấm, sông Hàn, sôngKinh Thầy,sông Thái Bình, sông Đuống, sông Hồng đến ngã ba Việt Trì, rẽ theo nhánh sông Lô, sông Gâm. Hàng hoávận chuyển theo đường thuỷ từ cảng Hải Phòng có thể lên đến Chiêm Hoá với tổng chiều dài khoảng 360 km sau đó vận chuyển tiếp bằng Tỉnh lộ 176, cách tuyến công trình hơn 40 km
    1.2.Nhiệm vụ.
    + Tạo dung tích của hồ chứa 1000 – 1500 triệu m3 để phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng và thị xã Tuyên Quang.
    + Tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện Quốc gia với công suất lắp máy là 432 MW , sản lượng điện trung bình hàng năm là 1295 triệu kWh
    + Tạo nguồn cấp nước mùa kiệt cho đồng bằng sông Hồng


    Đ.2 QUI MÔ VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CÔNG TRÌNH
    2.1. Qui mô.
    Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 285:2002, công trình thuỷ điện Tuyên Quang thuộc cấp 1.Các chỉ tiêu thiết kế chính của công trình về dòng chảy theo yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN285:2002 được kê trong bảng 1.
    TẦN SUẤT DÒNG CHẢY LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT
    Bảng1
    TT Thông số Đơn vị Giá trị
    1 Tần suất lưu lượng lớn nhất tính toán % 0.1
    2 Tần suất lưu lượng lớn nhất kiểm tra % 0.02
    3 Tần suất lưu lượng nhỏ nhất tính toán % 90
    Công trình thuỷ điện Tuyên Quang có vị trí quan trọng đối với vùng hạ du, là công trình tham gia phòng chống lũ cho thủ đô Hà Nội và Tuyên Quang, do đó kiến nghị tính toán kiểm tra thêm cho trường hợp lũ tần suất 0.01% với điều kiện mực nước lớn nhất trong trường hợp này kể cả ảnh hưởng của sóng cũng không được vượt qua đỉnh tuyến áp lực của công trình.
    Để đảm bảo kết cấu và nền công trình, hệ số đảm bảo được lấy Kn=1.25.
    2.2. Tuyến công trình.
    Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đã nghiên cứu hai phương án tuyến công trình như sau:
    - Tuyến Na Hang: Nằm cách thị trấn Na Hang 2 Km về phía thượng lưu (Tuyến kiến nghị trong báo cáo nghiên cứu khả thi).
    - Tuyến Na Hang trên: Vị trí tuyến cách tuyến Na Hang 1200 m về phía thượng lưu . Tuyến này nhằm bảo tồn khu vực thác Mơ.



    Việc so sánh sẽ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh tế kỹ thuật những vấn đề như sau:
    - So sánh hiệu ích và thiệt hại hàng năm trong quá trình vận hành của từng phương án.
    - So sánh chi phí để đầu tư xây dựng và chi phí đền bù – tái định cư do ngập lụt của từng phương án.
    Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát bổ sung và tính toán trên cùng một mặt bằng cho thấy :
    Tuyến Na Hang trên có chi phí đầu tư ban đầu đắt hơn 429.881 tỷ đồng, các chỉ tiêu kinh tế củ dự án thấp, yêu cầu giải pháp kỹ thuật cho đập dâng rất phức tạp, vì vậy kiến nghị chọn phương án tuyến Na Hang làm tuyến chọn.
    2.3. Bố trí công trình.
    Đã nghiên cứu 8 phương án bố trí và kết cấu công trình như sau:
    ỉ Phương án 1: Đập đá đầm nén có lõi đất chống thấm, tuyến tràn bờ phải, tuyến năng lượng bờ trái.
    ỉ Phương án 2: Đập bê tông bản mặt, tuyến tràn bờ phải, tuyến năng lượng bờ trái.
    ỉ Phương án 3: Đập đá đầm nén có lõi đất chống thấm, tuyến tràn và tuyến năng lượng bờ phải.
    ỉ Phương án 4: Đập bản mặt bê tông, tuyến tràn và tuyến năng lượng bờ phải.
    ỉ Phương án 5: Đập bê tông trọng lực.
    ỉ Phương án 6: Đập bê tông bản mặt, tuyến tràn và tuyến năng lượng bờ phải.
    ỉ Phương án 7: Đập bê tông bản mặt, tuyến tràn bờ phải, tuyến năng lượng bờ trái.
    ỉ Phương án 8: Đập đất đá đầm nén có lõi đất chống thấm, tuyến tràn bờ phải, tuyến năng lượng bờ trái.
    Các kết quả tính toán đều cho thấy các phương án có kết cấu Đập bản mặt bê tông đều có chi phí thấp hơn kết cấu khác trong cùng kiểu sơ đồ bố trí. Trong đó phương án 4 là phương án có sơ đồ bố trí hợp lý nhất, chi phí nhỏ nhất và đã được lựa chọn.
    Đập bản mặt bê tông có lịch sử phát triển từ rất lâu, sử dụng khá phổ biến trên thế giới, loại đập này ngoài ưu điểm của các loại đập địa phương nó còn có một số ưu điểm sau :
    v Thi công đắp đập ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, có thể giảm thời gian thi công
    v Công tác khoan phụt xử lý nền có thể tiến hành độc lập không phụ thuộc vào công tác đắp đập
    v Có thể tháo lũ thi công qua đập xây dở để tiết kiệm chi phí công trình
     
Đang tải...