Đồ Án Công trình thu và trạm bơm cấp I

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung :

    Phần 1:

    - A : Mở đầu

    - B : Thiết kế công trình thu nước

    Phần 2 : Thiết kế trạm bơm

    Phần 1 :

    A- Mở đầu

    I. Số liệu tính toán :

    1. Thông số tính toán:

    + Mực nước cao nhất trên trạm xử lý: 51 (m)

    + Chiều dài ống đẩy: 2000 (m)

    + Số đám cháy xảy ra đồng thời: 2 25 (l/s)

    + Số giờ làm việc trong ngày: 24

    2. Mặt cắt địa chất:

    B- Thiết kế công trình thu nước:

    1. Lựa chọn tầng chứa nước:

    Để lựa chọn tầng chứa nước khai thác thì ta phải dựa trên 3 yếu tố sau:

    - Hệ số thấm

    - Độ sâu khoan giếng

    - Chất lượng nước

    Với mặt cắt địa chất như đề bài, ta có thể thu nước từ các tầng chứa nước sau:

    + Tầng cát thô + sỏi có hệ số thấm k = 50ữ100 (m/ng) tương ứng với bán kính ảnh

    hưởng R = 300ữ500 (m). Độ sâu khoan giếng khoảng 45 (m), chất lượng nước khai thác sạch, tầng này có chiều dày là 10 (m) không đủ lớn để khai thác nước. Nhưng ta có thể lấy bổ cập của tầng chứa nước ỏ trên là tầng cát mịn + cát thô .

    + Tầng cát thô có hệ số thấm k = 25ữ75 (m/ng) tương ứng với bán kính ảnh

    hưởng R = 200ữ300 (m). Độ sâu khoan giếng khoảng 66 (m), chất lượng nước khai thác sạch, tầng này có chiều dày là 16 (m) đủ lớn để khai thác nước.

    Qua sự phân tích số liệu ta có thể lựa chọn tầng nước khai thác là tầng cát thô hoặc tầng cát thô + sỏi rồi lấy bổ cập ỏ tầng trên.

    Cả 2 tầng này thì nước khai thác là nước có áp do 2 mặt được kẹp giữa 2 tầng cản nước (đó là 2 tầng sét)

    + Vì tầng cát thô có chiều dầy là lớn nhất (16 m), chất lượng nước khai thác ở tầng

    này tốt.

    Vậy ta chọn tầng nước khai thác là tầng cát thô với chiều dầy khai thác là

    16 (m), hệ số thấm k chọn bằng 40 (m/ng) và bán kính ảnh hưởng R = 250 (m)

    2. Lựa chọn sơ bộ số giếng, lưu lượng, sơ đồ bố trí và khoảng cách giữa các giếng

    Sơ bộ chọn giếng khoan : Ta chọn giếng khoan hoàn chỉnh khai thác nước ngầm có áp , dùng ống lọc quấn dây.

    Công suất thiết kế của trạm 20 000 (m3/ngđ), để thoả mãn điều kiện giếng khoan làm việc ổn định nên ta chọn sơ bộ số giếng là 8 giếng, trong đó có 2 giếng là dự trữ còn 6 giếng hoạt động với lưu lượng mỗi giếng là:

    Q = = 2500 (m3/ngđ)

    = 104,16 m3/h = 28,94( l/s )

    Q = 28,94 ( l/s ) thuộc ( 22  41 )

    Tra bảng 2.1 ta có đường kính của ống vách và của bơm là :

    Đường kính ngoài của bơm là : 200 mm

    Đường kính tối ưu của ống vách là : 300 mm ( N )

    Đường kính tối thiểu của ống vách là :250 mm ( T )


    + Sơ đồ bố trí giếng như hình vẽ bên, ta bố trí giếng thành 2 dãy song song, mỗi dãy bố trí 4 giếng.

    + Khoảng cách giữa 2 giếng liền kề được xác định dựa vào bán kính ảnh hưởng R, đồng thời ta phảI xét tới 2 yếu tố sau :

    Khi lựa chọn khoảng cách giữa các giếng thì ta phải xem xét đến độ hạ mực nước của các giếng khi làm việc đồng thời sao cho lưu lượng lấy ra tại mỗi giếng phải luôn đảm bảo Q = 2500 (m3/ngđ) .

    - Nếu khoảng cách của 2 giếng liền kề quá gần thì do khi làm việc song song các giếng sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau làm cho nhóm giếng phải làm việc không ổn định dẫn đến độ hạ mực nước quá mức quy định cho phép.

    - Ngược lại, nếu khoảng cách các giếng quá xa sẽ làm cho tổn thất lớn, dẫn đến chi phí quản lí và chi phí xây dựng tăng.

    - Để giảm bớt chi phí quản lý và chi phí xây dựng, khoảng cách giữa các giếng sẽ phải đặt gần lại nhưng phải đảm bảo được độ hạ mực nước khi các giếng làm việc đồng thời nhỏ hơn độ hạ mực nước cho phép, để đảm bảo cho việc khai thác được ổn định trong thời gian khai thác.

    Do đó ta lấy sơ bộ khoảng cách giữa các giếng là 300 (m).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...