Thạc Sĩ Công trình hồ chứa nước điện biên 3

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC ĐIỆN BIÊN 3


    1.1. Vị trí địa lý và nhiệm vụ của công trình.

    1.1.1. Vị trí địa lý

    Hồ chứa nước Điện Biên 3 xây dựng trên suối Hồng Lếch, thuộc địa phận xã Thanh Chăn và xã Thanh Hưng - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên. Đây là khu vực có cộng đồng dân cư bao gồm các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú Do địa hình của huyện Điện Biên khá phức tạp nên công tác thuỷ lợi của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Các công trình thuỷ lợi có sẵn đều mang tính địa phương và không đồng bộ nên tổng diện tích đất canh tác được tưới chủ động chỉ chiếm khoảng 30%. Diện tích đất canh tác còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Đời sống của đồng bào trong khu vực hiện còn hết sức khó khăn mặc dù tiềm năng đất đai còn nhiều, chưa khai thác được vì thiếu nguồn nước tưới.
    Vị trí cụm đầu mối có toạ độ:
    21022’50” vĩ độ Bắc.
    102057'35” kinh độ Đông.
    1.1.2. Nhiệm vụ của công trình.

    Hồ chứa nư­ớc Điện Biên trên suối Hồng Lếch đảm nhận các nhiệm vụ sau đây:
    Thứ nhất là đảm bảo cấp nước tưới cho 225ha lúa, 60ha màu và 20ha nuôi trồng thuỷ sản của các xã Thanh Hưng, Thanh Chăn – huyện Điện Biên;
    Thứ hai là cấp nước sinh hoạt cho 5000 dân trong vùng
    Thứ hai là Giảm lũ cho hạ du, cải thiện môi trường sinh thái
    Thứ hai là Xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống người dân vùng dự án
    1.2. Quy mô kết cấu các hạng mục công trình

    Trên cơ sở yêu cầy dùng nước xây dựng đập đất tạo hồ chứa nhằm điều tiết lại dòng chảy tự nhiên của lưu vực suối Hồng Lếch; nước được lấy từ hồ chứa qua cống và hệ thống kênh tưới trực tiếp cho 305ha diện tích đất canh tác. Quy mô công trình được xác định như sau:
    TT
    Thông số kỹ thuật
    Đơn vị
    Giá trị
    1
    Các chỉ tiêu thiết kế


    1.1
    Cấp công trình đầu mối

    III
    1.2
    Cấp kênh và CTTK

    V
    1.3
    Tần suất đảm bảo cấp nước
    %
    85
    1.4
    Tần suất lũ thiết kế
    %
    1
    1.5
    Tần suất lũ kiểm tra
    %
    0,2
    2
    Hồ chứa


    2.1
    Mực nước chết MNC
    m



    534,50
    2.2
    Dung tích chết Vc
    106 m3
    0,349
    2.3
    Mực nước dâng bình thường
    m
    547,70
    2.4
    Dung tích hữu ích
    106 m3
    1,941
    2.5
    Dung tích ứng với MNDBT
    106 m3
    2,290
    2.6
    Mực nước lũ thiết kế
    m
    548,86
    2.7
    Mực nước lũ kiểm tra
    m
    549,64
    3
    Đập đất


    3.1
    Ñ đỉnh đập
    m
    549,90
    3.2
    Chiều rộng mặt đập
    m
    6,0
    3.3
    Chiều cao đập lớn nhất
    m
    29,90
    3.4
    Chiều dài đỉnh đập
    m
    370,0
    3.5
    Hệ số mái thượng lưu

    m1 = m2 = 3,0
    3.6
    Hệ số mái hạ lưu

    m1 = 2,75; m2 = 3,0
    3.7
    Ñ đỉnh đống đá tiêu nước
    m
    525,00
    3.8
    Ñ cơ thượng hạ lưu
    m
    537,50
    3.9
    Bề rộng cơ thượng hạ lưu
    m
    4,0
    5
    Tràn xả lũ


    5.1
    Bề rộng tràn chính + tràn sự cố
    m
    2x4,5+ 1x4,5= 13,5
    5.2
    Cao trình ngưỡng tràn
    m
    544,20
    5.3
    Cột nước tràn thiết kế
    m
    4,66
    5.4
    L­ưu l­ượng xả QTK
    m3/s
    170,65
    5.5
    Chiều dài dốc nước
    m
    180,0
    5.6
    Độ dốc dốc nước
    %
    10
    5.7
    Chiều sâu bể tiêu năng
    m
    3,0
    5.8
    Chiều dài bể tiêu năng
    m
    25,0
    6
    Cống lấy nước dưới đập


    6.1
    Lưu lượng thiết kế
    m3/s
    0,52
    6.2
    Ñ đáy cống cửa vào
    m
    533,0
    6.3
    Chiều dài cống
    m
    108
    6.4
    Kích thước cống



    Cống hộp b x h
    m
    1x1,2

    Cống tròn Ф
    mm
    800
    6.5
    Độ dốc cống
    %
    0
    7
    Hệ thống kênh


    7.1
    Kênh chính KC1


    -
    Chiều dài
    m
    2577
    -
    Lưu lượng thiết kế đầu kênh
    m3/s
    0,52
    -
    Kích thước mặt cắt kênh Φ
    mm
    500&355&280
    -
    Số công trình trên kênh
    cái
    36
    7.2
    Kênh chính KC2


    -
    Chiều dài
    m
    2344
    -
    Lưu lượng thiết kế đầu kênh
    m3/s
    0,19
    -
    Kích thước mặt cắt kênh Φ
    mm
    355&250
    -
    Số công trình trên kênh
    cái
    28
    8
    Đường thi công kết hợp quản lý


    -
    Chiều dài tuyến
    m
    285
    -
    Cấp kỹ thuật

    V (miền núi)
    -
    Bề rộng mặt đường
    m
    3,5
    -
    Bề rộng nền đường
    m
    6,5
    9
    Khu quản lý


    -
    Tổng diện tích
    m2
    770
    -
    Diện tích nhà quản lý
    m2
    205
    10
    Điện


    -
    Chiều dài tuyến
    m
    1500
    1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình

    1.3.1. Điều kiện địa hình, địa mạo

    Vùng dự án là một trong những thung lũng trước núi của chi lưu sông Nậm Rốm có địa hình tương đối bằng phẳng mở rộng về phía hạ lưu, thượng lưu thu hẹp và nằm xen kẹp giữa các dãy núi cao, chạy kéo dài theo hướng Đông – Tây đến giáp biên giới Việt – Lào. Lưu vực nghiên cứu phát triển trên một miền địa hình đồi núi có cao độ tăng dần từ 520 ư 1000m từ Đông sang Tây, với mức độ phân cắt của địa hình tăng dần về phần thượng lưu, độ dốc của sườn thung lũng tăng dần từ 150 ư 300 cho đến 350 ư 450
    Vùng công trình có 3 dạng địa hình rõ rệt:
    - Địa hình vùng núi cao: chiếm hầu hết diện tích khu vực thượng lưu lòng hồ, mặt cắt ngang lưu vực có dạng hình chữ V thu hẹp, sườn đồi dốc từ 250 ư 400, chênh cao độ từ lòng khe đến đỉnh trên 100 ư 200m, địa hình tương đối phân cắt với các dải núi cao liên tiếp.
    - Địa hình chuyển tiếp: tập trung tại vùng tuyến công trình đầu mối và kéo giáp tới khu tưới. Điều kiện địa hình tương đối thuận lợi gồm nhiều dải đồi thấp dạng bát úp đỉnh tròn liên tiếp, chênh lệch cao độ từ 20 ư 50m, độ dốc sườn đồi từ 100 ư 250.
    - Địa hình tích tụ: có mặt trong khu vực chủ yếu dưới dạng các thềm bồi tụ trước núi khá bằng phẳng độ dốc giảm dần cho tới nhập lưu và phần mở rộng nối tiếp với cánh đồng Mường Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 510 ư 515m.
    a. Vùng lòng hồ

    Lòng hồ nằm trong lưu vực suối Hồng Lếch, tính đến công trình có chiều dài suối khoảng 9,5km, diện tích lưu vực đến công trình là 15,7 km2, thượng lưu bắt nguồn từ dãy núi cao +1050m đây là suối có nước quanh năm, chảy theo hướng chính từ Tây sang Đông bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào. Địa hình lưu vực suối là các dãy núi cao, sườn có độ dốc trung bình 30%. Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng nghèo tái sinh, bụi cây, dây leo.
    Lòng hồ có dạng thu nhỏ dần về phía thượng lưu, mở rộng dần về phía hạ lưu trên chiều dài khoảng 1,2km. Phần đáy hồ có cao độ từ 535,0 ư 522,0m. Do đặc điểm địa hình ít phân cắt nên, ngoài dòng chảy chính là suối Hồng Lếch trong lòng hồ không có các chi lưu khác, các khe cắt ngang đường viền hồ thường ngắn và dốc. Tại đây, nham thạch gốc chủ yếu là đá cát kết, bột kết có diện lộ chủ yếu tại khu vực thượng lưu hồ và tại một số vị trí dọc lòng suối. Đa phần, đá gốc được phủ trực tiếp phía bên trên bởi các lớp đất sét đến sét pha nguồn gốc pha tàn tích có chiều dày từ 3 ư 8m; tại lòng suối phủ trực tiếp là các lớp đất đá có nguồn gốc bồi lũ tích gồm cuội sỏi lẫn cát sạn chiều dày từ 2 ư 5m với phạm vi tương đối rộng và phát triển lên đến cao trình +530m.
    b. Vùng tuyến công trình đầu mối

    Tuyến đập chính phương án I có chiều dài khoảng 340,0m, phương vị tuyến TN 2150. Đầu vai phải đập được gối vào sườn đồi có độ dốc trung bình từ 100 ư 250; Vai trái đập là triền đồi có địa hình dốc hơn lên tới 250 ư 350. Mặt cắt lòng suối tại vị trí đập tạo hình chữ U mở; cao trình đáy suối + 522,64m. Các tuyến tràn và tuyến cống được dự kiến bố trí tại sườn vai phải đập, vuông góc với tim đập
    c. Vùng hưởng lợi

    Vùng hưởng lợi là khu đất canh tác ngay sau hạ lưu hồ chứa, hiện đang lấy nước tưới từ kênh Nậm Rốm; tuy nhiên vì nằm ở cuối nguồn, nên lượng nước tưới không ổn đinh; xây dựng hồ ĐIỆN BIÊN sẽ cấp bổ sung vào kênh Nậm Rốm, đảm bảo tưới ổn định cho diện tích đất canh tác trong vùng.
    1.3.2. Đặc điểm địa chất

    a. Đặc điểm địa chất chung

    Theo tài liệu đo vẽ địa chất lòng hồ, khu vực tuyến đập, các kết quả khảo sát ĐCCT trong khu vực, tham khảo tờ bản đồ địa chất Phong Sa Lỳ - Điện Biên phủ tỷ lệ 1:200.000 do Cục Điạ chất và Khoáng sản Việt nam xuất bản năm 2005 cho thấy đặc điểm địa chất khu vực công trình Hồ chứa nước ĐIỆN BIÊN được bao gồm các thành tạo chính như sau:
    A – Hệ tầng Suối Bàng phân hệ tầng trên (T3n-r sb) thuộc kỷ Trias thượng: Các thành tạo được xếp vào phân vị hệ tầng này phân bổ thành các dãy núi cao trong khu vực lòng hồ, thành phần thạch học chủ yếu là đá cát kết, bột kết, sét kết thấu kính than. Đá của hệ tầng phân bố theo dạng bối tà có phương vị đường phương chủ yếu theo hướng ĐB – TN góc cắm TB > 500, đá ít bị uốn nếp, bề dày khoảng 300 ư 500m.


    KẾT LUẬN
    Qua thời gian 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huế đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng tiến độ và nội dung của đề tài “Thiết kế tổ chức thi công tràn xả lũ Hồ chứa nước Điện Biên 3”.
    Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã được làm quen với công việc của một kỹ sư trong việc thiết kế tổ chức thi công một công trình thuỷ lợi, nhờ đó em đã hệ thống lại được những kiến thức đã được học trong những năm tháng học tại trường đồng thời giúp em tiếp cận với kiến thức thực tế cho công việc sau này.
    Tuy nhiên, do trình độ bản thân em có hạn, kinh nghiệm thực tế còn thiếu nhiều nên trong đồ án còn mắc nhiều sai sót. Em mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo để hoàn thiện thêm kiến thức cho bản thân.
    Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án và hoàn thành đúng thời hạn.
    Qua đây em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thuỷ lợi đã dạy bảo em những kiến thức chuyên môn cũng như thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường.
    Hà nội, ngày tháng 10 năm 2013.
    Sinh viên thực hiện:



    Đỗ Hương Giang








    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình thi công tập I & II của bộ môn thi công – Trường Đại Học Thủy Lợi Hà Nội.Nhà xuất bản xây dựng-Hà Nội 2004.
    2. Giáo trình thủy công tập I & II của bộ môn thủy công – Trường Đại Học Thủy Lợi Hà Nội.Nhà xuất bản xây dựng-Hà Nội 2004 và 2005.
    3. Giáo trình thủy lực tập I & II của bộ môn thủy lực – Trường Đại Học Thủy Lợi Hà Nội.Nhà xuất nông nghiêp -Hà Nội 2006.
    4. Các bảng tính thủy lực của bộ môn thủy lực – Trường Đại Học Thủy Lợi Hà Nội.Nhà xuất bản xây dựng-Hà Nội 2005.
    5. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285-2002.Nhà xuất bản xây dựng-Hà Nội 2003.
    6. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 31TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối – Quy pham thi công và nghiệm thu.
    7. Tiêu chuẩn ngành: 14TCN 57-88 Thiết kế dẫn dòng trong xây dựng công trình thủy lợi.
    8. Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy lợi QPTL D6 :1978.
    9. Các Thông tư, nghị định, công văn của Bộ xây dựng và của TP Hà Nội có tên sau :
    - Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
    - Định mức dự toán xây dựng công trình – phần xây dựng số 1776/BXD-VP. Ngày 16/08/2007.
    - Đơn giá xây dựng - phần xây dựng số số 5481/QĐ-UBND TP. Hà Nội, ngày 24/11/2011.
    - Công bố giá VLXD số 04/CBGVT-LS ngày 01/12/2012 của Liên Sở: Xây dựng – Tài chính Hà Nội.
    - Quyết định 4602/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 05/10/2011: Hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công
     
Đang tải...