Tiến Sĩ Công thức truyền miệng trong sử thi- ot ndrong

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ VĂN HỌC
    NĂM 2013

    MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Sử thi là một thể loại giàu giá trị bậc nhất trong kho tàng văn học, văn hóa dân gian. Việc sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu sử thi ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, với công lao đầu tiên của những người Pháp (năm 1927, công sứ người Pháp – Sabatier – công bố sử thi Dăm Săn bằng tiếng Pháp). Từ đó, hơn 80 năm qua, những nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Việt Nam đã không ngừng tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu các giá trị của sử thi ở Việt Nam. Có nhiều tác phẩm sử thi của nhiều tộc người ở các địa phương (chủ yếu sử thi của các tộc người khu vực Tây Nguyên và một số tác phẩm sử thi của người Mường, Thái ) đã được giới thiệu.
    Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên” (2001-2007), số lượng tác phẩm sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi - ot ndro\ng của người Mơ Nông nói riêng đã được sưu tầm và giới thiệu. Năm 2005, trong báo cáo Sơ kết ba năm thực hiện Dự án, tác giả Ngô Đức Thịnh đã khẳng định giá trị của những di sản văn hoá tinh thần đó: “Ngoài sử thi của các dân tộc Ê Đê, Ba Na đã được biết đến từ trước thì nay đã phát hiện được sử thi, thậm chí với số lượng lớn ở các dân tộc Mơ Nông, Raglai, Xtiêng, Xê Đăng, Chăm Hroi, Gia Rai Đặc biệt, lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra 03 bộ sử thi liên hoàn (sử thi chuỗi, sử thi phổ hệ) đồ sộ là ot ndro\ng của người Mơ Nông, Dăm Giông của người Ba Na và Dông của người Xê Đăng, mỗi bộ bao chứa trên dưới 100 tác phẩm. Những bộ sử thi liên hoàn trên sẽ được sưu tầm, bổ sung trong thời gian tới. Điều này khiến cho các bộ sử thi kể trên đứng vào loại các bộ sử thi có độ dài nhất thế giới, như Ramayana của Ấn Độ, Cách Tát Nhĩ (Tây Tạng), Giang Cách Nhĩ (Nội Mông) ”[TL69]
    Sử thi Mơ Nông (người bản tộc gọi là ot ndro\ng, theo cách sử dụng thuật ngữ kép chỉ thể loại là sử thi - ot ndro\ng) là một hiện tượng văn hoá nghệ thuật đặc biệt, trước hết vì khối lượng đồ sộ với trữ lượng hơn 200 tác phẩm, trong đó đã xuất bản hơn 40 tác phẩm (xem phụ lục 1). Trên cơ sở tư liệu đã công bố, chúng ta có thể nhận thấy đây là một bộ sử thi có cấu trúc đồ sộ bậc nhất ở “vùng sử thi Tây Nguyên”, bao gồm hàng trăm tác phẩm, kể về hàng trăm sự việc, chiến công của nhân vật trung tâm Tiăng, trong mối quan hệ với bon Tiăng anh hùng và hệ thống các nhân vật khác. Như vậy, chúng ta có một tập đại thành sử thi Mơ Nông – ot ndro\ng khổng lồ, thuật ngữ khoa học gọi là sử thi phổ hệ. Đặc biệt, những tác phẩm trường thiên tự sự đó vẫn được lưu giữ trong “đầu khôn người già”, được diễn xướng trong đời sống cộng đồng, thậm chí những nghệ nhân nổi bật như Điểu Klung có thể hát-kể hơn 100 tác phẩm với hàng trăm nghìn câu thơ, nghệ nhân Điểu Klứt có thể hát-kể hơn 20 tác phẩm
    Bên cạnh sự khó khăn của việc lưu giữ,bảo tồn tác phẩm, việc giới thiệu sử thi các tộc người ở Việt Nam với bạn bè quốc tế, thậm chí với ngay cả giới trí thức Việt Nam, cũng gặp phải nhiều khó khăn ở các phương diện: đánh giá, thẩm định các tác phẩm đó như thế nào? Việc xem một tác phẩm có phải sử thi hay không cũng gặp nhiều lúng túng. Truyền thống lí luận của các nước phương Tây về thể loại sử thi đã khiến nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu đánh giá dè dặt về những tác phẩm mới được phát hiện ở Tây Nguyên. Những quan niệm sử thi của hệ thống lí luận, mĩ học phương Tây, về cơ bản được hình thành trên cơ sở tư liệu sử thi cổ đại Hi Lạp mà cứ mỗi một phát hiện sử thi của thế giới (như Kalêvala của Phần Lan) thì lại ít nhiều làm thay đổi nhận thức của giới khoa học. Lí thuyết về công thức truyền miệng (Oral-formulaic Theory) xuất hiện ở Mỹ nửa cuối thế kỉ XX, trở thành một trong những lí thuyết hiện đại và được ứng dụng phổ biến vào việc khám phá bản chất của thơ ca truyền miệng, nhất là sử thi, trong đó các khái niệm công cụ như “công thức truyền miệng – chủ đề - bối cảnh diễn xướng” trở thành phương tiện quan trọng để tìm hiểu bản chất thẩm mĩ của thể loại, đặc biệt là khám phá quá trình hình thành tác phẩm sử thi truyền miệng như thế nào. Trên thực tế, nghệ nhân diễn xướng sử thi sáng tạo nên tác phẩm truyền miệng bằng cách chắp dính những công thức truyền miệng có sẵn trong vốn ngôn từ truyền miệng của tộc người. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Công thức truyền miệng trong sử thi - ot ndro\ng, với mong muốn tìm hiểu đặc điểm cấu trúc văn bản truyền miệng (oral text) của ot ndro\ng trong mối quan hệ với bối cảnh (context) của môi trường diễn xướng sử thi (performing envirement).
    Năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội thảo Quốc tế về sử thi. Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu của Việt Nam và 18 đại biểu nước ngoài đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Hội thảo đã giới thiệu được với bạn bè quốc tế Kho tàng sử thi Việt Nam đồ sộ với 75 tác phẩm mới in bổ sung vào vốn sử thi của dân tộc, đồng thời khẳng định vị trí của sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng trong tổng thể bức tranh sử thi Châu Á cũng như thế giới. Do đó, những công trình nghiên cứu chuyên biệt về thể loại sử thi mang tính cấp thiết, góp phần vào việc tìm hiểu giá trị, phổ biến những thành tựu của các cộng đồng dân tộc Việt Nam đến với những người quan tâm trong và ngoài nước.
    2. Sử thi là một thể loại được giảng dạy trong trường Đại học và Trung học phổ thông. Nhiều vấn đề của việc nghiên cứu và giảng dạy thể loại này trong nhà trường đang hướng tới việc tiếp cận các thành tựu của ngành nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm của hệ thống thẩm mỹ - công thức truyền miệng trong sử thi là cách tiếp cận thi pháp học mang tính hệ thống, nhằm khám phá những giá trị văn học – văn hóa của loại hình ot ndro\ng. Những kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong giảng dạy sử thi trong nhà trường.
     
Đang tải...