Tiến Sĩ Công thức truyền miệng trong sử thi - ot ndro\ng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Công thức truyền miệng trong sử thi - ot ndro\ng
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Sử thi là một thể loại giàu giá trị bậc nhất trong kho tàng văn học, văn hóa dân gian. Việc sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu sử thi ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, với công lao đầu tiên của những người Pháp (năm 1927, công sứ người Pháp – Sabatier – công bố sử thi Dăm Sănbằng tiếng Pháp). Từ đó, hơn 80 năm qua, những nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Việt Nam đã không ngừng tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu các giá trị của sử thi ở Việt Nam. Có nhiều tác phẩm sử thi của nhiều tộc người ở các địa phương (chủ yếu sử thi của các tộc người khu vực Tây Nguyên và một số tác phẩm sử thi của người Mường, Thái ) đã được giới thiệu.
    Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên” (2001-2007), số lượng tác phẩm sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi - ot ndro\ng của người Mơ Nông nói riêng đã được sưu tầm và giới thiệu. Năm 2005, trong báo cáo Sơ kết ba năm thực hiện Dự án, tác giả Ngô Đức Thịnh đã khẳng định giá trị của những di sản văn hoá tinh thần đó: “Ngoài sử thi của các dân tộc Ê Đê, Ba Na đã được biết đến từ trước thì nay đã phát hiện được sử thi, thậm chí với số lượng lớn ở các dân tộc Mơ Nông, Raglai, Xtiêng, Xê Đăng, Chăm Hroi, Gia Rai Đặc biệt, lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra 03 bộ sử thi liên hoàn (sử thi chuỗi, sử thi phổ hệ) đồ sộ là ot ndro\ng của người Mơ Nông, Dăm Giông của người Ba Na và Dông của người Xê Đăng, mỗi bộ bao chứa trên dưới 100 tác phẩm. Những bộ sử thi liên hoàn trên sẽ được sưu tầm, bổ sung trong thời gian tới. Điều này khiến cho các bộ sử thi kể trên đứng vào loại các bộ sử thi có độ dài nhất thế giới, nhưRamayana của Ấn Độ, Cách Tát Nhĩ (Tây Tạng), Giang Cách Nhĩ (Nội Mông) ”[TL69]
    Sử thi Mơ Nông (người bản tộc gọi là ot ndro\ng, theo cách sử dụng thuật ngữ kép chỉ thể loại là sử thi - ot ndro\ng) là một hiện tượng văn hoá nghệ thuật đặc biệt, trước hết vì khối lượng đồ sộ với trữ lượng hơn 200 tác phẩm, trong đó đã xuất bản hơn 40 tác phẩm (xem phụ lục 1). Trên cơ sở tư liệu đã công bố, chúng ta có thể nhận thấy đây là một bộ sử thi có cấu trúc đồ sộ bậc nhất ở “vùng sử thi Tây Nguyên”, bao gồm hàng trăm tác phẩm, kể về hàng trăm sự việc, chiến công của nhân vật trung tâm Tiăng, trong mối quan hệ với bon Tiăng anh hùng và hệ thống các nhân vật khác. Như vậy, chúng ta có một tập đại thành sử thi Mơ Nông – ot ndro\ng khổng lồ, thuật ngữ khoa học gọi là sử thi phổ hệ. Đặc biệt, những tác phẩm trường thiên tự sự đó vẫn được lưu giữ trong “đầu khôn người già”, được diễn xướng trong đời sống cộng đồng, thậm chí những nghệ nhân nổi bật như Điểu Klung có thể hát-kể hơn 100 tác phẩm với hàng trăm nghìn câu thơ, nghệ nhân Điểu Klứt có thể hát-kể hơn 20 tác phẩm
    Bên cạnh sự khó khăn của việc lưu giữ,bảo tồn tác phẩm, việc giới thiệu sử thi các tộc người ở Việt Nam với bạn bè quốc tế, thậm chí với ngay cả giới trí thức Việt Nam, cũng gặp phải nhiều khó khăn ở các phương diện: đánh giá, thẩm định các tác phẩm đó như thế nào? Việc xem một tác phẩm có phải sử thi hay không cũng gặp nhiều lúng túng. Truyền thống lí luận của các nước phương Tây về thể loại sử thi đã khiến nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu đánh giá dè dặt về những tác phẩm mới được phát hiện ở Tây Nguyên. Những quan niệm sử thi của hệ thống lí luận, mĩ học phương Tây, về cơ bản được hình thành trên cơ sở tư liệu sử thi cổ đại Hi Lạp mà cứ mỗi một phát hiện sử thi của thế giới (như [I]Kalêvala của Phần Lan) thì lại ít nhiều làm thay đổi nhận thức của giới khoa học. Lí thuyết về công thức truyền miệng (Oral-formulaic Theory) xuất hiện ở Mỹ nửa cuối thế kỉ XX, trở thành một trong những lí thuyết hiện đại và được ứng dụng phổ biến vào việc khám phá bản chất của thơ ca truyền miệng, nhất là sử thi, trong đó các khái niệm công cụ như “công thức truyền miệng – chủ đề - bối cảnh diễn xướng” trở thành phương tiện quan trọng để tìm hiểu bản chất thẩm mĩ của thể loại, đặc biệt là khám phá quá trình hình thành tác phẩm sử thi truyền miệng như thế nào. Trên thực tế, nghệ nhân diễn xướng sử thi sáng tạo nên tác phẩm truyền miệng bằng cách chắp dính những công thức truyền miệng có sẵn trong vốn ngôn từ truyền miệng của tộc người. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “[B][I]Công thức truyền miệng trong sử thi - ot nd[/I][B][I]ro\ng[/I][B][I]”, [/I]với mong muốn tìm hiểu đặc điểm cấu trúc văn bản truyền miệng (oral text) của [I]ot nd[I]ro\ng trong mối quan hệ với bối cảnh (context) của môi trường diễn xướng sử thi (performing envirement).
    Năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội thảo Quốc tế về sử thi. Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu của Việt Nam và 18 đại biểu nước ngoài đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Hội thảo đã giới thiệu được với bạn bè quốc tế [I]Kho tàng sử thi Việt Nam đồ sộ với 75 tác phẩm mới in bổ sung vào vốn sử thi của dân tộc, đồng thời khẳng định vị trí của sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng trong tổng thể bức tranh sử thi Châu Á cũng như thế giới. Do đó, những công trình nghiên cứu chuyên biệt về thể loại sử thi mang tính cấp thiết, góp phần vào việc tìm hiểu giá trị, phổ biến những thành tựu của các cộng đồng dân tộc Việt Nam đến với những người quan tâm trong và ngoài nước.
    2. Sử thi là một thể loại được giảng dạy trong trường Đại học và Trung học phổ thông. Nhiều vấn đề của việc nghiên cứu và giảng dạy thể loại này trong nhà trường đang hướng tới việc tiếp cận các thành tựu của ngành nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm của hệ thống thẩm mỹ - công thức truyền miệng trong sử thi là cách tiếp cận thi pháp học mang tính hệ thống, nhằm khám phá những giá trị văn học – văn hóa của loại hình [I]ot nd[I]ro\ng. Những kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong giảng dạy sử thi trong nhà trường.
    [B]II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    [B]1[B]. Lịch sử vấn đề sưu tầm nghiên cứu [I]ot nd[/I][B][I]ro\ng[/I]
    Tuy rằng việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi ở Việt Nam đã có lịch sử gần một thế kỉ nay nhưng lịch sử sưu tầm, nghiên cứu sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng mới chỉ diễn ra trong khoảng hai thập kỉ gần đây, đặc biệt mạnh mẽ và sôi nổi trong mười năm đầu thế kỉ XXI. Về lịch sử vấn đề sưu tầm và nghiên cứu sử thi Mơ Nông, tác giả Nguyễn Xuân Kính có bài [I]Nhìn lại quá trính sưu tầm, nghiên cứu sử thi Mơ Nông (Tạp chí [I]Văn hóa dân gian số 4(124) năm 2009 [26/3-19]). Với vai trò một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, người chủ trì “Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” trong 3 năm cuối (2004-2007), người trực tiếp biên tập văn học nhiều sử thi Mơ Nông, tác giả đã có cái nhìn hệ thống, mang tính lịch sử về vấn đề sưu tầm, nghiên cứu sử thi Mơ Nông. Trong đó, ở mỗi phần, ông đều có những nhận định, đánh giá khách quan, công bằng, đặc biệt là nhận định về nghệ nhân, những người sưu tầm, những nhà nghiên cứu.
    Ở đây, chúng tôi không tóm tắt, lặp lại công việc đó mà trên cơ sở thu thập tài liệu, nghiên cứu thực tế, điền dã, chúng tôi trình bày những vấn đề về lịch sử sưu tầm, nghiên cứu sử thi Mơ Nông theo yêu cầu và phạm vi của đề tài.
    [B][I]1.1. Vấn đề sưu tầm sử thi - ot nd[/I][B][I]ro\ng[/I]
    [I]1.1.1 Việc phát hiện sử thi - ot nd[I]ro\ng
    Năm 1927, bằng việc công bố cuốn “[I]Dăm Săn” (do Sarbatier, công sứ người Pháp sưu tầm và dịch sang tiếng Pháp), người Pháp đã đánh dấu một mốc son trên con đường tìm kiếm, phát hiện sử thi ở Việt Nam, dù rằng lời giới thiệu về tác phẩm có đoạn rất phiến diện “cay đắng thay bằng chứng đầu tiên về văn chương của người Mọi cũng là cái cuối cùng”. ­Bởi vì, tình hình sưu tầm, công bố tác phẩm sử thi không dừng lại ở bằng chứng duy nhất đó. Bằng những dự cảm khoa học nhạy bén, năm 1950 G.Condominas đã nhắc tới hình thức kể chuyện của người Mơ Nông Gar có tên là [I]noo proo, và ông gọi là[I]épopée (anh hùng ca); tác giả Võ Quang Nhơn (năm 1981) trong luận án về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc ở Tây Nguyên cũng cho rằng người Mơ Nông có sử thi nhưng tên bản địa của nó là gì, hình hài của nó ra sao thì ông chưa biết. Trong phần viết về thể loại sử thi anh hùng, ông đã nêu tên hai sử thi Mơ Nông là [I]Đăm Bơri và[I] Chàng Trăng [58/369]. Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy tên hai sử thi này trong danh mục sử thi đã công bố hay sưu tầm.
    Nằm trong “không gian văn hóa–xã hội” (khái niệm của G.Condominas) vùng Tây Nguyên, về đại thể tộc người Mơ Nông cũng có những điều tồn tại, phát triển giống như các tộc người khác và phải chăng sử thi là hiện tượng văn hóa tồn tại toàn bộ vùng văn hóa Tây Nguyên? Đó là vấn đề trăn trở, tìm tòi của những nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, sau khi đã phát hiện và sưu tầm sử thi Ê Đê, Ba Na, Gia Rai Đã có nhiều ý tưởng, nhiều chuyến đi thực tế, điền dã để tìm sử thi của tộc người này. Nhưng phải đến cuối năm 1988, một đoàn nghiên cứu văn hóa dân gian (gồm các cán bộ của Viện Văn hoá dân gian - nay là Viện Nghiên cứu văn hoá: Ngô Đức Thịnh, Đỗ Hồng Kỳ, Tô Đông Hải, và các nhà khoa học ở địa phương) mới phát hiện [I]ot nd[I]ro\ng - hình thức sử thi của người Mơ Nông. Bằng trực cảm và cách tìm hiểu mang tính kinh nghiệm thực địa, nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ đã tìm thấy[I]ot nd[I]ro\ng và đoàn nghiên cứu đã ghi âm những tác phẩm [I]ot nrdong đầu tiên. Qua bản dịch, cả nhóm nghiên cứu đã xác định, đó chính là hình thức sử thi của người Mơ Nông. Như vậy việc phát hiện, sưu tầm sử thi [I]ot nd[I]ro\ng ghi công đầu là các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian và một số trí thức địa phương. Tác phẩm xuất bản đầu tiên -[I]Sử thi cổ sơ Mơ Nông- cũng là sự kết hợp của nghệ nhân xuất sắc (Điểu Kâu) và nhà sưu tầm nghiên cứu đầy tâm huyết, trách nhiệm (Đỗ Hồng Kỳ), mở ra tín hiệu đáng mừng cho việc sưu tầm, công bố sử thi Mơ Nông.
    Trên cơ sở những phát hiện đầu tiên đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian và nhóm trí thức địa phương tiếp tục công việc điều tra, sưu tầm và những tác phẩm đầu tiên đã được các Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh công bố, xuất bản: [I]Cây nêu thần (Sở Văn hóa Thông tin Đắc Lắc, 1994), [I]Mùa rẫy bon Tiăng (Sở Văn hóa Thông tin Đắc Lắc, 1996) . Đến năm 1997, trong Hội thảo khoa học về sử thi Tây Nguyên, ông Nguyễn Thành Chinh, Giám đốc Sở văn hoá thông tin Đắc Lắc đã vui mừng thông báo việc phát hiện và xuất bản những tác phẩm [I]ot nd[I]ro\ng đầu tiên “các nghệ nhân cung cấp khoảng tên 10 sử thi khác nhau nằm trong một chuỗi hệ thống quan hệ lôgíc với nhau Việc tìm thấy sử thi Mơ Nông đã làm cho các nhà nghiên cứu phôn-cờ-lo vô cùng ngạc nhiên” [56/172].
    Nhưng chỉ vài năm sau, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho Dự án “[B][I]Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên[/I]” (từ đây gọi tắt là Dự án), thực hiện trong thời gian 2001 – 2007, số lượng tác phẩm sử thi Tây Nguyên đã được xuất bản là 75 tác phẩm, trong đó [I]ot nd[I]ro\ng nói riêng đã được xuất bản 26 tác phẩm trong hàng trăm tác phẩm được ghi âm hát-kể. Chúng tôi được biết trong giai đoạn 2008-2010, bộ sách [I]Kho tàng Sử thi Tây Nguyên tiếp tục được giới thiệu thêm 25 tập nữa, trong đó có một số [I]ot nd[I]ro\ng (xem phụ lục 1). Những thành tựu sưu tầm, công bố sử thi Tây Nguyên ghi nhận công lao rất lớn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (đơn vị thực hiện chủ yếu là Viện Nghiên cứu Văn hóa), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và sở Văn hóa Thông tin các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Bên cạnh đó là những đóng góp to lớn của các nghệ nhân như Điểu Mpiơih, Điểu Kâu, Điểu Klưt, Điểu Klung - những “báu vật sống” đã giữ gìn vốn [I]ot nd[I]ro\ng của người Mơ Nông.
    [I]1.2. Vấn đề nghiên cứu sử thi - [I]ot nd[I]ro\ng
    [U]1.2.1. Những công trình nghiên cứu về sử thi – [/U][I][U]ot nd[/U][I][U]ro\ng[/U]
    Một trong những tác giả hàng đầu, chuyên sâu nghiên cứu sử thi nói riêng và văn học, văn hóa dân gian người Mơ Nông nói chung là ông Đỗ Hồng Kỳ. Quá trình nghiên cứu sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng của ông là hệ quả tất yếu của việc phát hiện ra hệ thống [I]ot nd[I]ro\ng vào năm 1988 và là kết quả của những năm tháng miệt mài, say mê điền dã, “ăn rừng” cùng với những người Mơ Nông.
    Kết quả của quá trình điền dã, nghiên cứu thực tế đã được ông công bố trong hàng chục bài báo khoa học, các cuốn sách chuyên đề và công trình luận án Phó Tiến sĩ. Các tác phẩm đáng chú ý là [I]Sử thi cổ sơ Mơ Nông, Sử thi thần thoại Mơ Nông, Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông mang tính chất nghiên cứu, giới thiệu tổng quan về diện mạo sử thi Mơ Nông là những công trình đầu tiên về lĩnh vực, đối tượng này.
    Ngoài những đóng góp rất lớn lao về quá trình sưu tầm sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng, tác giả Đỗ Hồng Kỳ còn được ghi nhận bởi nhiều đóng góp trong nghiên cứu sử thi nói chung và nghiên cứu [I]ot nd[I]ro\ng nói riêng:
    [I]Đóng góp thứ nhất[B]: về phân loại sử thi [B][I]ot nd[/I][B][I]ro\ng[/I]
    Cách thức phân loại sử thi ở Việt Nam thường vận dụng những lí luận về phân loại của thế giới như truyền thống châu Âu (sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại), Trung Quốc (sử thi sáng thế và sử thi thiết chế xã hội), mà những cách thức phân loại đó ra đời trên cơ sở tài liệu mà các truyền thống sử thi đó có được, chứ không phải dựa vào tài liệu của chúng ta. Hơn nữa, trong quá trình sưu tầm, công bố sử thi ở Việt Nam, số lượng tác phẩm luôn thay đổi, kéo theo đó là diện mạo đặc điểm của loại hình không còn là những đặc điểm nhất thành bất biến.
    Từ 1993 đến 1997, tác giả Đỗ Hồng Kỳ đã cho rằng: sử thi Mơ Nông là sử thi cổ sơ có yếu tố thần thoại. Đến những công trình gần đây (2008), tác giả khẳng định chắc chắn rằng đó là sử thi thần thoại.
    [I]Đóng góp thứ hai: [B]nghiên cứu [B]về nội dung và nghệ thuật sử thi [B][I]ot nd[/I][B][I]ro\ng[/I]
    Trong công trình “Sử thi thần thoại Mơ Nông”, tác giả đã phân tích 8 nội dung của [I]ot nd[I]ro\ng: về sự hình thành con người/thế giới ba tầng và các nhân vật tiêu biểu/nhân vật khai thiên lập địa/nhân vật anh hùng văn hóa/chiến tranh và người anh hùng chiến trận/ca ngợi cuộc sống lao động giàu có và hạnh phúc của cộng đồng/phản ánh những vận động chuyển biến lớn trong xã hội Mơ Nông/sử thi Mơ Nông là từ điển bách khoa của tộc người [31/tr10-27]. Những nội dung đó được trình bày hết sức cô đọng, có các minh chứng kèm theo từ các tác phẩm sử thi, dẫu lúc đó số [I]ot nd[I]ro\ng được phát hiện không nhiều nhưng những quan sát bước đầu và tính khái quát của những luận điểm đã bao quát toàn bộ hệ thống [I]ot nd[I]ro\ng.
    Về nghệ thuật, thi pháp, tác giả Đỗ Hồng Kỳ nêu lên các phương diện: cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm [I]ot nd[I]ro\ng /vần trong sử thi Mơ Nông/biện pháp xây dựng cốt truyện và nhân vật/các thủ pháp nghệ thuật /chức năng tư tưởng thẩm mĩ của cấu trúc sử thi Mơ Nông. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến các biện pháp nghệ thuật và cấu trúc mang tính khuôn mẫu của sử thi Mơ Nông. Là người có nhiều thời gian gắn bó với cộng đồng và nghệ nhân Mơ Nông, ông rất am hiểu văn hoá, phong tục cũng như lối diễn đạt của văn chương nghệ thuật của họ. Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ mang tính lí luận giữa hình thức và nội dung của tác phẩm [I]ot nd[I]ro\ng “trong sử thi Mơ Nông, việc sử dụng hình thức ngôn ngữ nào là tùy thuộc vào nội dung người ta muốn đề cập: khi muốn kể lại một sự tích, sự việc nào đó thì dùng ngôn ngữ kể chuyện của Ro yao (kể gia phả), khi muốn nhắc nhở các thành viên trong cộng đồng làm theo tập tục thì dùng ngôn ngữ của Phat doih (luật tục) hay Rma doih (tục ngữ), khi muốn biểu đạt tình cảm thì dùng mprơ (hình thức ca khúc của người Mơ Nông)”. [31/40]
    [I]Đóng góp thứ ba: [B]nghiên cứu [B]về nghệ nhân và môi trường diễn xướng
    Với thực tế nghiên cứu điền dã ở các khu vực mà người dân và nghệ nhân Mơ Nông sinh sống, nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ đã có sự gắn bó sâu sắc, mật thiết, có thể nói mà “ruột thịt” với các nghệ nhân. Những tình cảm mà tác giả dành cho các nghệ nhân nói chung và riêng nghệ nhân Điểu Kâu cho thấy một sự trân trọng của ông với những “báu vật dân gian”. Sau khi nghệ nhân Điểu Kâu mất, một trong những bài viết của ông “Cánh chim ngừng bay giữa đại ngàn”, tưởng nhớ về nghệ nhân rất cảm động và sâu sắc. Ông quan niệm nghệ nhân là yếu tố quyết định để sáng tạo và lưu truyền sử thi, họ có “trí nhớ rất tốt, có thể nói là phi thường” [36/193]. Đặc biệt, những ghi chép, quan sát về nghệ nhân luôn được đặt trong môi trường diễn xướng, mối quan hệ với cộng đồng.
    Nhìn chung, ở những công trình của tác giả Đỗ Hồng Kỳ, dẫu là các công trình sưu tầm, bút kí điền dã hay nghiên cứu lí luận, người đọc cảm nhận một sự say mê, trân trọng của tác giả với thành tựu văn học, những giá trị văn hóa truyền thống của người Mơ Nông; đồng thời cho thấy sự am hiểu sâu sắc thực tế và một lối viết mượt mà, hào hứng đồng thới có tính lí luận cao. Những vấn đề mà ông phát hiện, đặt ra trong các công trình đó không chỉ gợi mở cho chúng tôi thực hiện đề tài này mà còn có ý nghĩa rộng lớn với bất kì ai nghiên cứu về [I]ot nd[I]ro\ng cũng như tổng thể sử thi Tây Nguyên.
    Một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về sử thi ở Việt Nam, tác giả Phan Đăng Nhật, sau khi ghi dấu mốc về thành tựu nghiên cứu sử thi Ê Đê, cũng có những bài viết giới thiệu, khẳng định giá trị của [I]ot nd[I]ro\ng: [I]Ôtnrong – một bộ sử thi đồ sộ mới được phát hiện (1998); Mùa rẫy bon Tiăng (1998)Mặc dù thời điểm công bố những bài viết đó sử thi - [I]ot nd[I]ro\ng chưa được phát hiện và sưu tầm như hiện nay, nhưng bằng kinh nghiệm và thực tế điều tra, nghiên cứu cũng như năng lực khái quát, tác giả đã khẳng định sự thống nhất của hệ thống [I]ot nd[I]ro\ng trên các phương diện:
    - Chung đề tài sáng thế và thiết chế xã hội (qua chiến tranh)
    - Chung đặc điểm thẩm mĩ, tính kì vĩ, hào hùng, thuộc phạm trù thẩm mĩ oai hùng
    - Chung một hệ thống nhân vật, lấy Tiăng kon Rong và gia đình ông làm trung tâm
    - Chung một địa bàn hoạt động, lấy bon Tiăng làm trung tâm
    Từ đó, ông đã góp phần khẳng định một cách chắc chắn [I]ot nd[I]ro\ng là sử thi phổ hệ (genealogical epic) và nhấn mạnh tầm vóc của hệ thống sử thi Mơ Nông “có thể xếp cùng loại với bộ sử thi phổ hệ nổi tiếng của người Kirghize, sử thi Manas. Bộ sử thi này được chia làm ba tập dài hơn 1 triệu câu thơ, kể về nhân vật trung tâm Manas cùng con Semetey và cháu Seytex” [52/295]. Sau này, ông còn viết nhiều bài liên quan đến [I]ot nd[I]ro\ng[I], nhưng chúng tôi cho rằng bài “[I]Vị trí Kể dòng con cháu mẹ Chếp trong hệ thống sử thi Mơ Nông” là bài viết có đóng góp quan trọng vào việc dựng lên diện mạo của [I]ot nd[I]ro\ng, khẳng định vị trí của nó trong bức tranh rực rỡ của sử thi Tây Nguyên. ” [52/ 371-384].
    [U]1.2.2. Những bài viết giới thiệu sử thi – [/U][I][U]ot nd[/U][I][U]ro\ng[/U]
    Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên biệt, những đóng góp trong việc nghiên cứu về sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng thể hiện trong các bài giới thiệu của người biên tập văn học cho các tác phẩm xuất bản thuộc Kho tàng sử thi Tây Nguyên (từ 2004-2010). Trong mỗi tác phẩm, phần đầu tiên là bài giới thiệu khái quát gồm các nội dung: Giới thiệu về tộc người và quá trình sưu tầm văn bản hóa tác phẩm; tóm tắt; nhận định về thể loại và giá trị tác phẩm. Nổi lên qua các bài giới thiệu là các vấn đề quan trọng của sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng đặt ra với các nhà nghiên cứu:
    (1): Xác định thể loại, phân loại sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng
    (2): Nội dung tác phẩm, hình tượng người anh hùng
    (3): Nghệ thuật: kết cấu, ngôn ngữ, tác phẩm
    (4): Diễn xướng và nghệ nhân
    Tác giả Nguyễn Xuân Kính là một trong những người đầu tiên biên tập văn học sử thi Mơ Nông, xuất bản năm 2004. Một trong những đóng góp quan trọng của ông là đưa ra khái niệm “công thức kể-tả” [87/15]. Ông lấy ví dụ một đoạn tả cảnh yên bình của núi rừng mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì tác phẩm nào của người Mơ Nông - những công thức kể tả thể hiện sự hồn nhiên, chất phác, sự giản dị nhưng cũng đầy sức ví von, liên tưởng của ngôn ngữ - mà sẽ không có mặt trong các sáng tác văn học viết:
    [I]Đàn lợn rừng ngủ khắp bờ rẫy
    [I]Đàn chim bum ngủ khắp bụi gai
    [I]Rìu rong bồ áp ngực nhau ngủ
    [I]Lúa trong bồ áp hạt nhau ngủ
    Chúng tôi hiểu khái niệm “công thức kể-tả” mà ông nói đến trong lời giới thiệu cuốn “Cướp chiêng cổ bon Tiăng” chính là những công thức truyền miệng trong sử thi – khái niệm mà chúng tôi sử dụng trong luận án này.
    [B]2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu công thức truyền miệng trong văn học dân gian và trong sử thi dân gian
    [B][I]2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước[/I]
    Việc nghiên cứu văn học dân gian đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó mỗi phương pháp lựa chọn những cách thức, những phương tiện khác nhau. Phương pháp so sánh loại hình lấy đơn vị cơ bản là típ (type) và mô-típ (motif); chủ nghĩa cấu trúc nghiên cứu tổng thể các dấu hiệu hình thức; phương pháp loại hình học của V.I.Prôp dựa trên các “chức năng” của truyện cổ tích Có thể nói, việc nghiên cứu thi pháp các thể loại văn học dân gian đều lựa chọn những dấu hiệu hình thức nhất định.
    Đến đầu thế kỉ XX, khái niệm [I]công thức truyền miệng (oral fomula) là thuật ngữ chuyên ngành văn học - văn hóa dân gian xuất hiện lần đầu tiên trong các công trình của Milma Parry. Sau M.Parry, các học giả sau ông như Albert Lord, Ruth Finnegan, John Foley đã tiếp tục phát triển lí thuyết và ứng dụng nghiên cứu nhiều hiện tượng văn học truyền miệng. Tất cả những vấn đề lí thuyết công thức truyền miệng sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 1 như là cơ sở lí thuyết của việc thực hiện đề tài.
    Các bài nghiên cứu gần đây cũng đi theo hướng tìm hiểu “công thức truyền miệng” và thực sự vấn đề này đã được nhiều học giả Trung Quốc tiếp nhận, vận dụng trong nghiên cứu. Chẳng hạn, tác giả Đào Lập Phiên đã nhận xét trong đặc điểm thứ ba về nghệ thuật của sử thi các dân tộc thiểu số Trung Quốc là “tính ngôn ngữ hoa mĩ tráng lệ tạo nên nét đặc sắn dân tộc tươi sáng nổi bật cho sử thi”. Tác giả có trích lời hát của các nhân vật trong sử thi[I]Cách Tát Nhĩ. Ông cho biết các đoạn hát của [I]Cách Tát Nhĩ “rõ ràng đã hấp thu từ vựng của từ ngữ chúc tụng dân gian như mã tán, yên tán, đao tán, cung tiễn tán . Chúc tụng từ rất phổ biến trong dân gian dân tộc Tạng, nó là lời tán tụng nhiệt thành đối với sự vật tốt đẹp Trong đối thoại của nhân vật, sử thi thường căn cứ vào thân phận khác nhau của nhân vật, mượn dân ca để biểu đạt tư tưởng tình cảm, như lời hát của người chăn trâu, dê trong truyện vua Cách Nhát Nhĩ ’’ [61/36]. Những yếu tố vay mượn từ các thể loại dân gian cũng làm nên công thức của sử thi và khiến cho tính biểu đạt của sử thi thêm sinh động, sâu sắc, mang tầm triết lí, trí tuệ dân gian.
    Chúng tôi cũng được biết, hiện nay ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc có nhiều phân viện mà mỗi phân viện đều có các ngành nghiên cứu về sử thi: Phân viện Nghiên cứu Văn học Mông Cổ (có hai ngành nổi bật nghiên cứu về [I]Jianggia và [I]Gesar); Phân viện Nghiên cứu Văn học Tây Tạng (có ngành: sử thi và nghệ nhân [I]Gesar); Phân viện Nghiên cứu Văn học các dân tộc phía Bắc (sử thi Thổ Nhĩ Kì) Điều đó cho thấy sử thi đã trở thành di sản văn hóa truyền miệng hết sức quý báu và có giá trị nổi bật và xứng đáng được quan tâm đặc biệt.
    [B]2.2. [B][I]Tình hình nghiên cứu trong nước[/I]
    [U]2.2.1. Việc nghiên cứu công thức truyền miệng trong Văn học dân gian[/U]
    Từ những năm 1970, tác giả Đinh Gia Khánh, trong công trình [I]Văn học dân gian Việt Nam và một số bài báo khoa học, đã chú ý đến hiện tượng lặp lại một số câu mở đầu quen thuộc trong ca dao, tạo thành nhóm có cấu trúc giống nhau. Các tác giả nghiên cứu về ca dao sau này như Đặng Văn Lung, Phan Đăng Nhật, Bùi Mạnh Nhị, cũng đều chú ý đến tính chất hệ thống trong ca dao qua những công thức mở đầu, công thức diễn đạt.
    Năm 1997, khái niệm “công thức truyền miệng” lần đầu tiên được biết đến qua bài viết của tác giả Bùi Mạnh Nhị “Công thức truyền miệng và đặc trưng cấu trúc của ca dao dân ca” [55/542]. Trong bài viết, ở phần thứ nhất, ông đã trình bày truyền thống nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian trong phôn-cờ-lo học, chủ yếu là các nhà phôn-cờ-lo học Nga: Vê-xê-lôp-xki, Xô-cô-lôp, La-zy-chin Phần thứ hai, tác giả viết về vai trò của công thức truyền miệng trong việc tìm hiểu đặc trưng cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian. Trong phần này, tác giả trích dẫn một số quan niệm về công thức, từ đó đưa ra cách hiểu về khái niệm này: “Công thức phôn-cờ-lo là những kiểu mẫu ổn định, điển hình khác nhau của truyền thống [55/542]. “Công thức phôn-cờ-lo đa dạng về hình thái, dung lượng, nội dung, ý nghĩa. Công thức có thể là một từ, nhóm từ, dòng thơ hoặc nhóm dòng thơ. Có công thức thời gian, không gian. Có công thức cốt truyện, tình huống, nhân vật, thiên nhiên. Có công thức mẫu đề, biểu tượng Dấu hiệu chung của công thức là ở sự lặp lại, tiêu biểu, điển hình. Những dấu hiệu ấy biểu hiện và bảo tồn sự thống nhất của thể loại phôn-cờ-lo nói chung và của phôn-cờ-lo nói riêng. [55/543]
    Như vậy, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã đề cập đến nhiều phương diện của công thức truyền miệng trong văn học dân gian. Ông chỉ ra bản chất của công thức vừa là nội dung vừa là hình thức, nó phản ánh những quy tắc, quy luật của sáng tác dân gian và đặc trưng mĩ học phôn-cờ-lo. Tiếp theo, ông áp dụng cách hiểu về công thức như vậy để phân tích một số bài ca trữ tình dân gian. Ông đưa ra các dạng công thức của bài ca như địa danh – phong cảnh; địa danh – sản vật, địa danh – con người [55/544]. Qua việc phân tích, ông kết luận về đặc trưng cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian: “Cơ chế tổ chức của ca dao dân ca trữ tình là sự vận động từ công thức truyền miệng này đến công thức truyền miệng khác, trên cơ sở quy định của mẫu đề” [55/549].
    Cuối cùng, ông đề xuất “chúng ta có thể và cần thống kê, miêu tả các mẫu đề truyền thống, cũng như các công thức chi tiết của từng mẫu đề. Có thể lập từ điển và các chương trình vi tính khác nhau cho những vấn đề này, mã hóa hình thức, ngữ nghĩa nghệ thuật “cốt” văn hóa, dân tộc học của chúng. Những công trình như thế rất cần cho phôn-cờ-lo học ”[55/549].
    Chúng tôi thấy rằng, đây vừa là gợi ý, vừa là nhiệm vụ đặt ra cho những người nghiên cứu phôn-cờ-lo. Vì thống kê, hệ thống hóa, lưu giữ các công thức truyền miệng là việc làm rất cần thiết, liên quan đến vấn đề cốt lõi trong sáng tạo và diễn xướng tác phẩm văn học dân gian. Mặc dù trước đó đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm tương đương nhưng có thể nói, tác giả Bùi Mạnh Nhị là người đầu tiên ở Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ “công thức truyền miệng” qua việc tiếp thu lí luận về công thức truyền miệng từ các công trình của các nhà phôn-cờ-lo học Nga và vận dụng vào đối tượng quen thuộc – ca dao- trong văn học dân gian Việt Nam.
    Năm 1996, trên Tạp chí Văn học, tác giả Phạm Thu Yến có bài “Tính ngữ trong thơ ca trữ tình dân gian Việt Nam” đề cập đến việc sử dụng tính ngữ mang tính phổ biến, trùng lặp trong ca dao. Tác giả đưa ra rất nhiều ví dụ về tính ngữ như [I]trầu quế trầu hồi, trầu tính trầu tình, sơ cùng thủy tận, nguyệt khuyết sao băng, gừng cay muối mặn, tơ hồng chỉ thắm Qua đó, bà nhận xét về đặc điểm của tính ngữ và sự tham gia của nó vào ca dao trữ tình: “Tính ngữ trong các bài ca trữ tình dân gian vừa chứa đựng những yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật cụ thể, sinh động, diễn tả một cách chân thật tình cảm của người lao động “Em như tép nhỏ lộn rong”, “Em như chiếu rách nhà hàng bỏ quên”, “củi than nhem nhuốc” vừa sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, đôi khi dẫu có sáo mòn nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành cách nói quen thuộc trong dân gian. [55/537]. Người viết cũng chỉ ra tính ngữ trong ca dao sử dụng nhiều điển cố, điển tích, đặc biệt là thành ngữ dân gian nên đã tận dụng được lối tư duy, lối nói quen thuộc trong lời ăn tiếng nói của nhân dân nên ca dao ngắn gọn mà vẫn đủ sức diễn tả ý tưởng, tình cảm một cách sâu sắc, rõ ràng.[55/537]
    Tóm lại, việc nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian từ đặc trưng kết cấu, thông qua những đơn vị như “công thức truyền miệng”, tính ngữ dân gian, đã được thực hiện trong thể loại ca dao. Tình hình nghiên cứu của phôn-cờ-lo thế giới về công thức truyền miệng cũng được tiến hành chủ yếu trên hai thể loại: thơ ca và sử thi. Có thể những vấn đề của lí luận công thức chưa được tiếp thu trực tiếp và mang tính hệ thống nhưng những công trình nghiên cứu cụ thể đã gợi ra tín hiệu tốt rằng: hoàn toàn có thể dùng công thức truyền miệng như là phương tiện, mã hóa nghệ thuật để tìm hiểu cấu trúc, đặc trưng thẩm mĩ của các tác phẩm văn học dân gian.
    [U]2.2.2. Việc nghiên cứu công thức truyền miệng trong sử thi[/U]
    [B]Thứ nhất, việc giới thiệu lí luận về công thức truyền miệng ở Việt Nam
    1. Năm 2005, lần đầu tiên, giới nghiên cứu ở Việt Nam biết đến lí luận về “công thức truyền miệng” qua bài dịch trong công trình “Folklore-một số thuật ngữ đương đại” [72/47-52]. Trong đó giới thiệu hai bài của John Foley, mang tính tổng quan về lí thuyết nghiên cứu theo công thức truyền miệng.
    [[B]John Miles Foley là Giáo sư chuyên nghiên cứu so sánh truyền thống truyền miệng, về Hi Lạp cổ đại – đặc biệt là Hôme – và sử thi Serbia. Ông là người điều hành Trung tâm nghiên cứu truyền thống truyền miệng của Trường ĐH Missouri; là Tổng Biên tập[B] đồng thời cũng là tác giả hàng đầu của tạp chí Truyền thống truyền miệng (Oral Tradition). Các tác phẩm chính của ông là [I]Đọc thơ dân gian như thế nào (2002), and [I]Cẩm nang về sử thi cổ đại (2005) đều xoay quanh những vấn đề của loại hình sử thi trên thế giới].
    Bài của J.Foley đã khái quát những công trình, những luận điểm chính của hai tác giả M.Parry và A.Lord và những hiệu quả mà lí luận này đem đến. Thứ nhất là việc xác dịnh bản chất truyền miệng của một tác phẩm nhờ những công thức truyền miệng xuất hiện trong đó. Thứ hai, những công thức thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ nhân với công chúng và hoàn cảnh trình diễn thông qua sự mã hóa nghệ thuật ở trình độ cao.
    2. Năm 2006, trong số chuyên đề về Văn học dân gian của Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 1 – 407), tác giả Trần Thị An có đề cập đến lí thuyết về công thức truyền miệng qua bài[I] Nghiên cứu văn học dân gian Hoa Kỳ - một số quan sát bước đầu. Ở phần thứ hai của bài viết – Vấn đề thuật ngữ - tác giả đã nhận định “văn học dân gian trong quan niệm của các nhà folklore học Hoa Kỳ có nhiều tên gọi khác nhau và mỗi tên gọi có nội hàm khác nhau. Có thể hình dung khá rõ nét sự xuất hiện và thay đổi thuật ngữ này trong lí thuyết công thức truyền miệng (oral-formulic theory) của Milman Parry và học trò của ông là Albert Lord, hai giáo sư trường Đại học Harvard, khi nghiên cứu về sử thi” [1/80].
    Tác giả Trần Thị An đã giới thiệu các thuật ngữ [I]sử thi dân gian, nông dân, dân gian, dân tộc, nguyên thủy trong nhận thức của các nhà phôn-cờ-lo học, để đến cuối cùng “hai nhà nghiên cứu đã đi đến việc dùng thuật ngữ [I]sử thi truyền miệng với nội hàm là kĩ thuật sáng tác, nó cắt nghĩa được việc là tại sao nhiều người lại có thể cùng sáng tác một bài thơ” [1/80]. Tác giả đã tóm tắt điểm cốt lõi nhất trong lí thuyết công thức truyền miệng của Parry và Lord “tập trung vào hai điểm mấu chốt trong nghiên cứu văn học dân gian, một là xác định đặc trưng hình thức thơ truyền miệng (phần hiển ngôn trong một bài thơ), để phân biệt với thơ thành văn, hai là xác định cách thức sáng tạo (phần tàng ngôn) một bài thơ truyền miệng”[1/81]. Bài viết cũng trích dẫn những quan niệm của A.Lord về tính truyền miệng của văn học dân gian một cách cô đọng và đáng chú ý nhất qua phần viết về sử thi: “Điều quan trọng không phải là việc diễn xướng bằng miệng mà là việc tổ chức tác phẩm trong quá trình diễn xướng bằng miệng” [1/82].
    Phần thứ ba của bài viết về nghiên cứu thể loại, tác giả giới thiệu thành tựu nghiên cứu sử thi của trường phái Harvard, đặc biệt là thế hệ giáo sư thứ ba (M.Parry) và thứ tư (A.Lord). Từ đó tác giả đánh giá “Lí thuyết công thức truyền miệng của trường phái Harvard có ảnh hưởng to lớn với việc nghiên cứu văn học truyền miệng trên thế giới, nó xuất phát từ việc xác định thế nào là văn học truyền miệng, để phân biệt nó với văn học thành văn và cái đích cuối cùng là khẳng định không một hình thức nào có thể hiểu cặn kẽ nếu thiếu hình thức kia. Việc nghiên cứu thơ ca dân gian ở đây, có thể nói đã vượt qua giới hạn bó hẹp của việc nghiên cứu một thể loại mà vươn tới nhiều giới hạn mở khác như nghiên cứu diễn xướng, nghiên cứu bối cảnh, nghiên cứu phong cách ngôn ngữ, nghiên cứu quá trình sáng tác truyền miệng, nghiên cứu mối quan hệ văn học dân gian và văn học thành văn và nói chung là nghiên cứu các vấn đề của sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo văn hóa của con người. [1/94]
    Nhìn chung, tác giả Trần Thị An đã đánh giá rất cao những đóng góp của các nhà phôn-cờ-lo học Hoa Kỳ trong việc sáng tạo, phát triển các lí thuyết, thay đổi hệ thống quan niệm phôn-cờ-lo và đạt cả những thành tựu nghiên cứu cụ thể. Trong đó, những đóng góp của Lí thuyết công thức truyền miệng, với công sức của hai nhà khoa học M.Parry và A.Lord, là hết sức to lớn, thể hiện ở tính ứng dụng trong phạm vi lớn của nó với ngành phôn-cờ-lo.
    [B][I]3[/I]. Năm 2008, trên Tạp chí [I]Nguồn sáng dân gian (Số 4), chúng tôi có bài “Tổng thuật tình hình giới thiệu, sưu tầm, nghiên cứu sử thi trên tạp chí Truyền thống truyền miệng 1986-2007” [23/75-90], trong đó có giới thiệu một số công trình liên quan đến vấn đề công thức của sử thi.
    Bài tổng thuật dựa trên 68 bài viết về sử thi trong tổng số hơn 400 bài từ 1986-2007 trên tạp chí [I]Oral tradition. Trong số các bài viết về sử thi, có loạt bài đề cập đến vấn đề công thức truyền miệng như:[I] Hôme và truyền thống truyền miệng (Mark W. Edwards, số 1/2 -1986, tr171-230 và số 3 với 110 trang), [I]Sáng tạo câu thơ dân gian trong Ô đi xê của Hôme -theo bài giảng của Parry (năm 1989-William C. Scott), [I]Kiểu mẫu Hôme: Đặc trưng phi công thức của thẩm mĩ dân gian (Joseph Russo), [B][I]Nhận diện sử thi Mông Cổ: Công thức chung của hát sử thi Janggar[/I][B] .
    Trong rất nhiều các bài viết đó, chúng tôi trích lại ở đây hai bài:
    [I][U]Thứ nhất[/U], bàn Luận án lí thuyết của Mark W. Edwards về [I]Hôme và truyền thống truyền miệng, gồm 110 trang chia thành 10 phần:
    1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    2. Cấu trúc thơ lục ngôn Hô-me
    3. Công thức và thơ lục ngôn
    4. Lịch sử của công thức Hôme: Hôme, Hêsiot, thánh ca Hôme và thơ thời sau
    5. Câu thơ vắt dòng
    6. Nghiên cứu những công thức đặc biệt
    7. Công thức và ý nghĩa
    8. Phân tích công thức và khảo sát thực tế truyền miệng
    9. Hôme và sự phê bình thơ ca truyền miệng
    10. Tổng kết
    Ông gọi đây là bản [I]Luận án lí thuyết, giới thiệu toàn bộ lịch sử vấn đề nghiên cứu sử thi và Hôme theo 9 chủ đề trên. Ở mỗi một chủ đề có phần giới thiệu các tác giả theo trình tự thời gian và một nỗ lực sắp xếp theo nội dung nhất quán, kết thúc có các danh mục tham khảo cơ bản.
    [I][U]Thứ hai[/U], bài của Joseph Russo: [I]Kiểu mẫu Hôme: Đặc trưng phi công thức của thẩm mĩ dân gian đặt ra hai vấn đề của việc tìm hiểu Hôme: Thứ nhất, thời đại ngày nay không có đủ thứ ngôn ngữ gọt rũa để hiểu ý nghĩa của các thành ngữ riêng biệt, kiến thức văn học hiện đại không chuẩn bị sẵn sàng cho chúng ta hiểu về Hôme; Thứ hai, có đúng là [I]I-li-át và[I] Ôđixê là những mảnh ghép chính xác của truyền miệng dân gian? Tác giả khẳng định rất khó giải quyết những vấn đề như vậy, vì ngay cả học giả hàng đầu là Parry cũng cho rằng kĩ thuật kết hợp của Hôme nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. [23/79]
    Sau đó bài viết tập trung vào các khía cạnh trong phép tu từ câu thơ Hô-me:
    [I]Sự mở rộng phép chuyển nghĩa chung
    [I]Phép chuyển nghĩa đặc biệt
    [I]Cú pháp mô hồ, ngữ pháp kém và câu thơ không liên tục
    Kết luận bài viết, tác giả cho rằng những ý kiến của mình có thể hơi ngược với những quan niệm thông thường và ý nghĩa của phương pháp này sẽ còn mở rộng và đạt hiệu quả hơn nữa nếu như mở rộng các bản kể khác nhau của Hôme.[23/81]
    Chúng tôi đã dịch hầu hết những công trình này, nhưng trong khuôn khổ bài tổng thuật không thể trích dẫn đầy đủ. Nhưng qua đó, một danh mục những bài viết có liên quan đến lí luận công thức truyền miệng đã được đề cập trực tiếp. Ngoài ra những bài nghiên cứu theo hướng thi pháp truyền miệng, vận dụng các khái niệm công cụ của lí thuyết công thức khá phổ biến trong Tạp chí [I]Truyền thống truyền miệng.
    [B][I]4.[/I] Năm 2009, trên tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tác giả Bùi Thiên Thai có bài “[I]Xung quanh công trình về thi pháp truyền miệng của John Miles Foley”. Bài viết có hai phần: phần thứ nhất giới thiệu về Lí luận trình thức truyền miệng (thuật ngữ chuyển dịch qua tiếng Trung của Lí thuyết công thức truyền miệng), phần thứ hai giới thiệu về tác phẩm nổi tiếng của Foley “[I]The Theory of Oral Composition – History and Methodology” (Tạm dịch Lí thuyết về sáng tác truyền miệng: lịch sử và phương pháp).
    Trong phần thứ nhất, tác giả đã giới thiệu sơ lược quá trình hình thành lí thuyết công thức truyền miệng Parry – Lord và những đóng góp, gợi mở của lí thuyết này với việc nghiên cứu phôn–cơ-lo hiện đại và đương đại. Trong khuôn khổ một bài điểm sách, tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào các khái niệm hay luận điểm cụ thể, bài viết chủ yếu khái quát những thành tựu cơ bản của lí thuyết Parry – Lord và vị trí của nó trong ngành nghiên cứu phôn-cờ-lo. Tác giả đặc biệt chú ý đến những vấn đề về phương pháp nghiên cứu của các học giả Parry – Lord: “Ngữ văn học và Nhân loại học vốn là những khoc học tồn tại từ lâu trước Parry, song việc kết hợp cả hai, đi sâu thâm nhập và nắm chắc hàng loạt các yếu tố hạt nhân trong quá trình biểu diễn truyền miệng thì lại do Parry và Lord khởi xướng. Nguyên tắc khoa học mới mẻ này vừa thể hiện sự nghiêm cẩn và tinh tế của Ngữ văn học, lại vừa mang đặc trưng của Nhân loại học như chú trọng tác nghiệp mang tính thực chứng, chú trọng điền dã. [64/74]
    Phần thứ hai, bài viết tóm tắt các chương mục trong công trình thi pháp truyền miệng của Foley. Sau đó, người viết nhận xét về ý nghĩa lịch sử của công trình. “Foley đã tổng kết quá trình phát triển của lí luận trình thức truyền miệng cũng như tính chất của lí luận này ở mỗi giai đoạn khác nhau Foley, bằng cuốn sách của mình cộng với sự hăng say không mệt mỏi trong việc truyền bá lí luận trình thức tại rất nhiều nước trong những năm vừa qua đã khiến cho nó có một độ phổ cập vô cùng rộng lớn. Cuốn sách được coi là một cột mốc trong quá trình phát triển lí luận trình thức truyền miệng” [64/76].
    Tác giả cũng cho biết thêm “Từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 6 năm 2009, tại Viện Nghiên cứu văn học dân tộc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Giáo sư Foley đã thuyết trình tại đợt hội thảo liên ngành về sử thi học và nghiên cứu truyền thống truyền miệng lấy tên là “Lớp huấn luyện về sử thi học và nghiên cứu truyền thống truyền miệng quốc tế’ [64/77]. Điều này chứng tỏ lí luận về công thức truyền miệng có sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng lớn trong ngành nghiên cứu phôn-cờ-lo đương đại.
    [B]Thứ hai, việc tìm hiểu, nghiên cứu công thức truyền miệng trong thể loại sử thi ở Việt Nam.
    [B][I]1[/I]. Người đầu tiên nhắc đến những khuôn mẫu, công thức trong sử thi là tác giả Phan Đăng Nhật. Trong tác phẩm “Sử thi Ê Đê” (in lần đầu tiên năm 1991), khi viết về cấu trúc sử thi – [I]khan, ông đã sử dụng các khái niệm “hành động” và “thao tác” với ý nghĩa là các đơn vị hạt nhân cơ bản dùng để cấu tạo sử thi – [I]khan:
    “Các hành động và thao tác phổ biến được cấu tạo sẵn trong kho tàng [I]khan, người nghệ nhân có thể lấy trong kho tàng ấy những kiểu mẫu có sẵn, thích hợp để trình diễn. Tình hình đó tạo nên giá trị ngữ nghĩa của các hành động thao tác của hệ thống [I]khan nói chung ngoài từng tác phẩm. Chúng tôi gọi là giá trị ngữ nghĩa chiều ngang. Bên cạnh đó có giá trị ngữ nghĩa trong ngữ cảnh của tác phẩm [I]khan. Chúng tôi gọi là giá trị ngữ nghĩa theo chiều dọc tác phẩm [47/ 456].
    Ngoài ra, ông còn đưa ra rất nhiều công thức so sánh trong nghệ thuật miêu tả của sử thi- [I]khan. Ví như A (tính chất) như A’; A (tình trạng) như A’ [47/599].
    Như vậy, trong công trình nghiên cứu chuyên ngành về sử thi ở Việt Nam, tác giả Phan Đăng Nhật bằng thực tế thâm nhập ngôn ngữ, cấu trúc nghệ thuật của sử thi – [I]khan đã phân tích nhiều cấp độ khuôn mẫu (công thức) khác nhau của thể loại. Tuy chưa định danh, định tính cụ thể từng yếu tố nhưng những phác thảo như vậy hết sức có giá trị.
    Chính vì thế, những năm sau này, ông đã có hàng loạt bài viết về những “khuôn mẫu” trong sử thi khi những dấu hiệu hình thức đó càng ngày càng hiện rõ, đậm nét trong các loại hình sử thi khác ở Việt Nam. Có thể kể đến những bài trong Thông báo Văn hóa dân gian 2006; tiếp đó trong bài [I]Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây nguyên, Giải mã một số khuôn hình từ ngữ ở sử thi Đẻ đất đẻ nước, thử tìm vài nét về tư duy cổ Việt – Mường cổ” (Tạp chí[I] Nghiên cứu Văn học số 1/2006)
    Chúng tôi nhận thấy, trong quá trình xây dựng lí luận và thực tế nhận thức về thể loại sử thi, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật luôn đóng vai trò là người tiên phong trong việc vận dụng những lí luận mới nhất của thế giới vào thực tế nghiên cứu sử thi ở Việt Nam và có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực này. Tuy không sử dụng thuật ngữ “công thức truyền miệng” nhưng những trường hợp như “các khuôn hình”, “khuôn mẫu” của sử thi trong một số bài viết gần đây của ông, về bản chất chính là “công thức truyền miệng” chúng tôi sử dụng trong đề tài này.
    [B][I]2[/I]. Năm 1997, trong công trình [I]Sử thi thần thoại M’Nông, tác giả Đỗ Hồng Kỳ đề cập đến những công thức trong sử thi mà ông gọi là “khuôn mẫu”. Qua việc tìm hiểu ngôn ngữ của một số tác phẩm được sưu tầm lúc bấy giờ, ông đã khái quát: “Sử thi M’Nông được cấu tạo nên do các đoạn văn vần và các đoạn về hình thức như thơ tự do bây giờ, xen vào đó có cả những câu đối thoại của ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày” [31/28]. Những khuôn mẫu biểu hiện trong sử thi Mơ Nông như sau: “Số từ trong những câu văn vần trong sử thi Mơ Nông nhìn chung là không được hạn định, trừ một số câu số đoạn như những “khuôn mẫu” được lặp đi lặp lại nhiều lần (thì có số từ cố định) chẳng hạn:
    Put kuăl hôt bah chông knet
    Hôt Put kuăl hôt bah knăng
    Ka srăng ôp bah tu nglang
    [I](Chim put kêu từ ngọn cây knet
    [I]Chim tet kêu từ ngọn cây knăng
    [I]Cá srăng kêu từ hòn đá trắng)
    Tuy nhiên, có những “khuôn mẫu”, sau mỗi lần xuất hiện lại có thay đổi ít nhiều về số lượng từ trong câu. [31/29]. Ở thời điểm đó, tác giả Đỗ Hồng Kỳ mới dừng lại ở một số phác thảo bước đầu như vậy.
    Đến năm 2008, trong công trình “Văn học dân gian Ê Đê – Mơ Nông”, ông cụ thể hóa những nhận định trước đây bằng những ví dụ về sự thay đổi số từ, chữ trong các dòng thơ. [36/268]. Tiếp theo trong phần viết về “Biện pháp lặp và chức năng tư tưởng – thẩm mỹ của cấu trúc [I]ot nd[I]ro\ng”, ông phân chia các khuôn mẫu thành các dạng:
    (1). Khuôn mẫu lặp lại y nguyên
    (2). Khuôn mẫu ít nhiều có sự thay đổi sau mỗi lần lặp lại
    Đứng dưới giác độ nghệ nhân dân gian trong việc sáng tác, diễn xướng sử thi, ông cho rằng việc lặp lại có sự thay đổi như vậy “không làm mất định hướng của trí nhớ. Các chi tiết mới, các tiểu đoạn mới cứ xuất hiện mà không bắt trí óc con người căng ra để phát huy năng lực phân tích, tổng hợp; dường như người ta chỉ kể lại những gì như những khuôn mẫu hằn sâu trong óc, rồi từ đó sẽ nhớ các chi tiết mới. Điều đó lí giải thích tại sao với một khối lượng chi tiết lớn, cần tới hàng vạn câu ndrong biểu đạt, mà nghệ nhân lại có thể nhớ hết được.” [36/316]. Ông cũng đưa ra nhận xét về tác dụng của khuôn mẫu trong việc “chi phối bố cục của nhiều đoạn trong tác phẩm Các khuôn mẫu đó đã trở thành những công thức có tính chất mô hình, giúp cho chúng khó bị người ta lãng quên” [36/318].
    Trong phần viết về sử thi Ê Đê, nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ cũng trình bày về phép lặp. Trong đó ông sử dụng lại khái niệm của Nguyễn Tấn Đắc “tiết truyện”, là những khuôn mẫu: sinh nở thần kì, cướp đoạt phụ nữ, cứu vợ [36/132]. Ông đưa ra hai tiết truyện “Cướp đoạt phụ nữ” và “Cứu vợ” được triển khai theo một công thức: nhân vật anh hùng vắng nhà (thường là vào rừng săn bắt) – tù trưởng đến bắt vợ - người anh hùng đi cứu vợ. Hai tiết truyện này cấu tạo nên phần lớn dung lượng mỗi tác phẩm khan sử thi. Và chúng được lặp lại nhiều trong sử thi. [36/133]. Ngoài ra, ông còn đưa ra những khuôn mẫu về thời gian, về “ăn năm uống tháng”.
    Một dấu hiệu nghệ thuật rất quan trọng của sử thi – [I]khan là việc sử dụng các tính ngữ cũng được tác giả đề cập đến, tuy ông không gọi đó là khuôn mẫu hay công thức. Tác giả đã nhận định rất đúng đắn rằng “Những định ngữ về các nhân vật trên không đơn thuần là biện pháp nghệ thuật thuần túy, mà chứa đựng một ý nghĩa tâm lí, thẩm mĩ nhất định của cộng đồng đã sản sinh ra chúng” [36/135].
    [B][I]3[/I]. Năm 2008, trên tạp chí [I]Văn hóa dân gian -Số 6, tác giả Ngô Đức Thịnh khi bàn về sự đa dạng về các thủ pháp nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên đã nhận xét về hiện tượng “lặp”: “Lặp là thuộc tính chung của VHDG, Văn hóa dân gian, trong đó có một căn nguyên quan trọng là dễ nhớ, dễ thuộc trong điều kiện nền văn hóa không có chữ viết và truyền miệng. Tuy nhiên, “lặp” trong sử thi Tây Nguyên, đặc biệt là sử thi [I]ot nd[I]ro\ng của người Mơ Nông thì thủ pháp “lặp” trở thành nổi trội và đặc trưng hơn cả [70/13]. Khi nhận xét về thủ pháp lặp chính là tác giả Ngô Đức Thịnh đang nhắc đến công thức trong sử thi vì một trong những thuộc tính của công thức truyền miệng là tính lặp lại trong các dòng, các đoạn của tác phẩm.
    Ông cũng nhận xét về nội dung cơ bản của những công thức đó trong việc miêu tả và kể chuyện: “Có thể nói người Mơ Nông đã sáng tạo ra các hình mẫu điển hình về khung cảnh tự nhiên, hình dáng và hành vi nhân vật, cảnh huống xã hội và giao tiếp, tính cách con người và tương ứng với nó là các đoạn nói vần đã có sẵn như cảnh bon làng buổi sáng, khi hội hè, cảnh uống rượu, cách đoán biết may rủi qua uống rượu cần, khi đón khách vào nhà, trang phục người anh hùng với vũ khí đầy người, cách đi trên mặt đất cũng như bay trên trời, cách làm ngải và sai khiến ngải, hành động của các vị thần [70/13]. Đó cũng chính là những khuôn mẫu hết sức điển hình, lặp lại với tần số cao trong sử thi Mơ Nông, người đọc đã quen thuộc với những hình thức đó.
    Cùng với thực tiễn làm việc với nghệ nhân trình diễn sử thi trong quá trình ghi âm, ông đã đề cập đến vấn đề kĩ thuật sáng tác, trình diễn sử thi – khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu văn học dân gian đương đại. Quá trình sáng tạo, trình diễn hết sức đặc biệt đó được ông hình dung như sau: “Tôi có cảm giác là các tác phẩm sử thi [I]ot nd[I]ro\ng là sự lắp ghép các khuôn mẫu (mô-đun) tình huống, trạng thái đã có sẵn, do vậy, khi diễn xướng, nghệ nhân chỉ cần thuộc các khuôn mẫu (mô-đun) đó và lắp ghép lại theo cốt truyện. Ai thuộc nhiều tình huống, trạng thái có sẵn thì diễn xướng câu chuyện phong phú hơn, làm say mê người nghe hơn. Chưa ai trả lời được trong kho vốn sử thi [I]ot nd[I]ro\ng có bao nhiêu khuôn mẫu có sẵn như vậy. Hiện tượng khuôn mẫu có sẵn và diễn xướng lặp của sử thì hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu truyền miệng, dễ nhớ của các tộc người không có chữ viết. Đây là một trong các vấn đề thi pháp rất lí thú của sử thi - [I]ot nd[I]ro\ng nói riêng và sử thi Tây Nguyên nói chung mà chúng ta cần đi sâu nghiên cứu. [70/13]
    Về hiệu quả của hiện tượng lặp các đoạn trong sử thi, tác giả nhận xét: “Lặp” trong sử thi tạo ra hiệu quả nhiều mặt, thứ nhất nó đáp ứng nhu cầu dễ nhớ, dễ học, dễ diễn xuất của một nền văn hóa chưa có chữ viết, thứ hai, trong môi cảnh diễn xướng cộng đồng, sự lặp lại đó tạo dấu ấn, sự đồng cảm cho người nghe. Tuy nhiên, trong môi trường văn hóa đọc, chứ không phải diễn xướng thì lại gây trùng lặp, nhàm chán. Do vậy, khi văn bản hóa, người ta thường lược bỏ các đoạn ấy, làm tác phẩm cô đọng hơn. [70/14]. Chúng tôi cho rằng đó là nhận xét chính xác trên khía cạnh người đọc – người nghe, còn dưới góc độ nghệ nhân – người sáng tạo, diễn xướng tác phẩm, thì mục đích, hiệu quả của những công thức lặp lại mang một ý nghĩa thực tiễn, sống động hơn. Do đó, người sưu tầm, ghi chép tác phẩm sử thi phải hết sức lưu ý đến đặc trưng này để không lược bỏ những đoạn trùng lặp, vì việc đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiện trạng của tác phẩm cũng như làm sai lệch hình dung của người đọc.
    Hiện nay ở một số trường Đại học (KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội), đã có một số công trình nghiên cứu ở các bậc học xoay quanh đề tài này, kết quả của các đề tài rất khả quan, cho thấy một hướng đi có triển vọng. Có thể kể đến Luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Minh Hà “Khảo sát các đoạn trùng lặp trong sử thi Mơ Nông và sử thi Ê Đê”. Trong đó tác giả đã khảo sát các đoạn văn trùng lặp trong bốn sử thi “[I]Cướp chiêng cổ bon Tiăng, Yang bán Bing con Lông, Dăm Săn, Anh em Dăm Trao, Dăm Rao”, tiến hành phân tích và so sánh sự giống nhau và khác nhau trong các đoạn miêu tả của sử thi hai tộc người Ê Đê và Mơ Nông.
    [B][I]4. Trong quá trình biên soạn và giới thiệu sử thi Mơ Nông, các nhà nghiên cứu đã gặp gỡ nhau ở chỗ cùng nhận ra hiện tượng sử dụng khuôn mẫu (công thức) trong sử thi nói chung và đặc biệt đậm đặc trong sử thi Mơ Nông[/I]:
    [I]+ Trong tác phẩm[I] Yang bán Bing con Lông, các tác giả giới thiệu sử thi này đã viết: “Sự có mặt của yếu tố trùng lặp và các công thức kể tả là điều thường thấy trong các tác phẩm VHDG. Trong sáng tác dân gian, có những yếu tố trùng lặp giống như những cấu kiện bê tông đúc sẵn được lặp lại, đặc biệt trong sử thi, hiện tượng này rất phổ biến. Những yếu tố có sẵn có khi là một dòng thơ, một đoạn thơ và có khi lớn hơn thế. Đó là trình tự kể chuyện (chuyện tiếp khách, chuyện đánh nhau) Không ở đâu như trong sử thi Mơ Nông, sự trùng lặp và các công thức kể tả lại có mặt với một tần số cao như vậy [109/27]
    + Trong tác phẩm [I]Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông, người biên tập – nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cũng nhận xét: “Các khuôn mẫu diễn đạt (các nhà nghiên cứu thường gọi là các cấu kiện đúc sẵn) được dùng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong sử thi này cũng là một dấu hiệu tiêu biểu cho thi pháp sử thi. Có khuôn mẫu tả cảnh uống rượu, có khuôn mẫu tả cảnh nhân vật bay như chim, có khuôn mẫu tả cảnh ngồi nghỉ hút thuốc, ăn trầu, uống nước dừa, có khuôn mẫu tả cảnh đánh nhau giữa những người anh hùng [92/40]
    Tác giả xem đây là đặc trưng thi pháp quan trọng của sử thi và bước đầu đưa ra những nhận xét, lí giải về đặc điểm và quá trình hình thành những công thức như vậy: “Nguyên tắc tạo những khuôn mẫu diễn đạt được xây dựng trên cơ sở quan sát các hiện tượng tự nhiên, cụ thể hóa, hình tượng hóa những khái niệm trừu tượng bằng những hiện tượng, sự vật cụ thể. Những khái niệm trừu tượng do được hình tượng hóa nên rất sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu đạt”.
    Cuối cùng, tác giả kết luận: “Nhìn chung đây là một hiện tượng văn học hoàn toàn mang tính quy luật. Theo lí thuyết liên văn bản (intertexttualité), bất cứ một hình tượng nghệ thuật, một ngôn từ nào cũng là sự kế thừa lặp lại trên một mức độ nào đó một khuôn mẫu có trước. Tuy là những công thức nhưng không phải dễ dàng xây dựng được các công thức ấy ngay tức khắc, mà thực ra đó là thành quả của tư duy nghệ thuật của nhiều thế hệ nghệ nhân. Chúng là sự đúc kết của nhiều nhân tố: văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, ngôn từ mà thành và do đó, là những mẫu số văn hóa tinh thần chung của toàn bộ tộc, bộ lạc, có thể xem là các mẫu gốc. Các khuôn mẫu chính là thành phần mang chất văn học đậm nét nhất trong một sử thi. Việc sử dụng chúng đem lại những khoái cảm thẩm mỹ vì tất cả mọi thành viên bộ tộc sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm thảm mỹ đó. Hiện tại ở nước ta chưa có những công trình nghiên cứu chuyên biệt về hiện tượng khuôn mẫu, nhưng ông Điểu Kâu, người Mơ Nông cho tôi biết rằng chính những khổ thơ khuôn mẫu ấy đã gây hứng thú to lớn cho người nghe sử thi [92/ 40].
    Trong quá trình biên tập sử thi, tại hội thảo Sơ kết ba năm thực hiện Dự án, tác giả Trần Nho Thìn cho chúng tôi biết ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề đặc trưng nghệ thuật, phương thức sáng tác, ngôn ngữ diễn đạt của sử thi dân gian. Ông đang có ý định thực hiện công trình nghiên cứu về phương thức sáng tạo tồn tại, lối tư duy diễn đạt của loại hình truyện thơ, trong đó coi sử thi như một đối sánh để khám phá đặc trưng nghệ thuật của những loại hình tác phẩm trường thiên trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Do đó, ông đã thể hiện sự quan tâm đến những khía cạnh thi pháp của sử thi và có những nhận định mang tính lí luận, khái quát cao.
    + Trong phần giới thiệu sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng, nhiều tác giả đã nhận ra sự xuất hiện và những đặc sắc của những khuôn mẫu diễn đạt, nhưng chỉ có một người duy nhất gọi đơn vị đó là công thức là tác giả Nguyễn Thị Phương Châm[I], chị đã nhận thấy hiện tượng này qua việc vận dụng các thuật ngữ của M.Parry: “Thủ pháp nghệ thuật đặc trưng nhất và cũng là yếu tố thuộc về hình thức dễ nhận thấy nhất trong [I]Lấy ché con ó của Tiăng cũng như nhiều sử thi Mơ Nông khác là sự trùng lặp, ở đây là sự nhắc lại cả đoạn văn vần nhiều lần trong mỗi đoạn hát-kể [101/34] Sự trùng lặp này là khá phổ biến và trở thành đặc trưng không chỉ của sử thi mà của chung văn học truyền miệng. Chính vì sự phổ biến và quan trọng của nó đối với các tác phẩm thơ ca truyền miệng mà từ những năm 30, khi nghiên cứu về sử thi [I]I-li-át và [I]Ô-đi-xê, M.Parry đã khái quát lên một lí thuyết công thức truyền miệng. Lý thuyết của Parry sau đó đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu về thơ ca truyền miệng nói riêng và văn học truyền miệng nói chung., trong đó Albert Lord quan tâm sâu hơn đến cách kể chuyện của các nghệ nhân, Ruth Finnegan đề cập đến phương thức truyền miệng của sự sáng tác khi diễn xướng, một hình thức của phương thức truyền miệng theo công thức trong thơ ca truyền miệng” [101/35].
    Tác giả cũng đặt ra vấn đề “phải chăng chính nhờ những công thức truyền miệng, những sự sáng tác khi diễn xướng mà sử thi vẫn luôn có sức hấp dẫn trong thế giới hiện đại? [101/35]
    Gần đây nhất (2010), công trình của tác giả Phạm Nhân Thành “Hệ thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên” đã nghiên cứu những phương diện nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên: cấu trúc trần thuật, đặc điểm nhân vật chính và các biện pháp nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên. Trong nhiều chương mục, tác giả đã gọi các đoạn trùng lặp trong miêu tả là “công thức” [65/ trang 47,57 ], tác giả phân chia thành ba nhóm: lời dẫn, lời miêu tả, lời đối thoại; tiến hành phân tích nội dung và bước đầu lí giải dưới góc độ văn hóa lịch sử, đặc trưng của thể loại về sự có mặt của các công thức đó. Đây là công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống và chuyên sâu về nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên, mang tính khái quát cao và là một sự gợi ý cho cách triển khai một số phần trong đề tài của chúng tôi.
    [B]Tóm lại, qua việc điểm lại các công trình thuộc phạm vi đề tài, chúng tôi nhận xét khái quát mấy điểm như sau:
    (1). Việc sưu tầm và nghiên cứu sử thi[I] ot nd[I]ro\ng đã có những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc và kho tàng sử thi nhân loại.
    (2) Sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng là một hệ thống tác phẩm quan trọng trong bức tranh thể loại sử thi ở Việt Nam nhưng việc nghiên cứu loại hình này mới đang trong giai đoạn đầu tiên, với một số ít tác giả, tác phẩm và những đóng góp nhất định.
    (3). Việc giới thiệu lí thuyết Công thức truyền miệng của Parry – Lord ở Việt Nam còn rất ít ỏi, việc nhận thức và vận dụng lí thuyết này hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt.
    Chính vì thế, một công trình nghiên cứu về thi pháp sử thi – [I]ot nd[I]ro\ng, vận dụng lí thuyết công thức truyền miệng là một công trình cần thiết. Trên có sở tiếp thu thành tựu lí luận của những nhà phôn-cơ-lo thế giới và những gợi ý của các học giả Việt Nam, chúng tôi tìm hiểu đề tài “[B]Công thức truyền miệng trong sử thi -[I] [B]ot nd[/B][B][I]ro\ng[/I][B] ”.
    [B]III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    (1) Phương pháp lí thuyết: Vận dụng lí thuyết công thức truyền miệng của M.Parry –A.Lord trong việc khảo sát cấu trúc sử thi Mơ Nông; vận dụng[I]phương pháp hệ thống, với các thao tác thống kê, so sánh các công thức trong hệ thống [I]ot ndrong và sử thi các tộc người khác ở Tây Nguyên; [I]phương pháp phân tích văn học: làm nổi bật giá trị tu từ, khả năng diễn đạt, các biện pháp nghệ thuật và tính thẩm mỹ truyền thống của các công thức diễn đạt trong sử thi Mơ Nông
    (2) Phương pháp nghiên cứu [I]điền dã (điều tra, quan sát, tham dự diễn xướng ) tìm hiểu sử thi trong mối liên hệ văn bản – bối cảnh và diễn xướng.
    [B]IV. PHẠM VI TƯ LIỆU
    Hệ thống sử thi Mơ Nông từ 1990 đến nay đã có hơn 40 tác phẩm [I]ot nd[I]ro\ng được xuất bản, chúng tôi lựa chọn trong đó 7 tác phẩm để khảo sát, làm tư liệu trực tiếp cho đề tài, những tác phẩm khác dùng làm tư liệu so sánh khi cần thiết. Trong hệ thống [I]ot nd[I]ro\ng đã xuất bản có 8 nghệ nhân tham gia hát kể (Điểu Klung, Điểu Klứt, Điểu Kâu, Điểu Plang, Điểu Glơi, Điểu Mpiơih, Me Luynh, Me Jêch) chúng tôi chọn trong cụm các tác phẩm của 7 nghệ nhân, mỗi nghệ nhân một tác phẩm có dung lượng lớn nhất để khảo sát (Nghệ nhân Điểu Kâu cũng có tham gia hát-kể một số tác phẩm nhưng chúng tôi đánh giá ông chủ yếu là nghệ nhân dịch sử thi - [I]ot nd[I]ro\ng nên không chọn tác phẩm của ông). Cụ thể là những tác phẩm của các nghệ nhân sau:
    1. [I]Rôch, Rông bắt hồn Lêng – Điểu Plang
    2. [I]Thuốc cá ở hồ bầu trời, mặt trăng – Điểu Klung
    3. [I]Con hổ cắn mẹ [I]Ro\ng – Điểu KLứt
    4. [I]Cướp chăn lêng của Jrêng, Lêng con Ôt – Điểu Glơi
    5. [I]Lùa cây bạc cây đồng - Me Luynh
    6. [I]Ting, [I]Ru\ng[I] chết - Điểu Mpiơih
    7. [I]Yang bán Bing con Lông- Me Jêch
    [B]V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
    - Đối với phương pháp nghiên cứu văn học dân gian: Cung cấp những khái niệm cơ bản của phương pháp nghiên cứu thể loại truyền miệng từ các công thức truyền miệng.
    - Thực tiễn nghiên cứu thể loại sử thi: Việc nghiên cứu hệ thống công thức truyền miệng của sử thi Mơ Nông (thống kê, mô tả, xây dựng mô hình cấu trúc chung của tác phẩm ) góp phần tìm hiểu những vấn đề bản chất của thể loại: Từ cấu trúc loại hình tự sự, quá trình hình thành văn bản truyền miệng – văn bản in; nghiên cứu mối quan hệ văn bản và nghệ nhân, diễn xướng sử thi Mơ Nông
    - Đối với thực tiễn đời sống văn hóa – xã hội: Khẳng định giá trị của sử thi Mơ Nông nói riêng và sử thi Tây Nguyên nói chung, vai trò của văn hóa dân gian trong đời sống cộng đồng; vai trò của nghệ nhân, trí thức dân gian trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa.

    [B]VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án có các phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Thư mục tham khảo
    Phần nội dung có 3 chương:
    [I]Chương 1:
    [B]TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
    [B]VÀ LÍ THUYẾT CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG
    [I]Chương 2:
    [B]CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG TRONG SỬ THI MƠ NÔNG
    [B]VỚI VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG THẨM MỸ THỂ LOẠI
    [I]Chương 3:
    [B]VAI TRÒ CỦA CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG
    [B]ĐỐI VỚI VIỆC DIỄN XƯỚNG
    [B]VÀ VỚI QUÁ TRÌNH VĂN BẢN HÓA SỬ THI - [I]OT NDRO|NG


    [B]TH[B]Ư MỤC THAM KHẢO[/B][/B][/I][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...