Chuyên Đề Công thức tính các chỉ số tài chính

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Công thức tính các chỉ số tài chính


    A/ Các chỉ số quan trọng:
    1. EPS (Earning per share/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu)
    2. P/E ( Hệ số giá trên thu nhập ) = Giá Hiện Tại / EPS
    3. Vốn thị trường (Market capital) = Giá Hiện Tại x Khối Lượng Niêm Yết
    4. Cổ phiếu lưu hành = Khối Lượng Niêm Yết – Cổ Phiếu Quỹ
    5. Tổng khối lượng cổ phiếu = Khối Lượng Niêm Yết + Khối Lượng Chưa Niêm Yết
    6. Giá sổ sách (Book value) = Vốn Chủ Sở Hữu / Tổng Khối Lượng Cổ Phiếu
    7. P/B (Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách) = Giá Hiện Tại / Giá Sổ_Sách
    8. ROA (Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) = Tổng LNST 4 Quý Gần Nhất / Tổng Tài Sản
    9. ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) = Tổng LNST 4 Quý Gần Nhất / Vốn Chủ Sở Hữu
    10. FL (Đòn bẩy tài chính) = 1 + (Tổng Nợ / Vốn Chủ Sở Hữu)
    11. Beta (Thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán).

    B/ Các chỉ số khác:
    1. Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio) = tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
    - Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

    2. Chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio) = tiền mặt + chứng khoán khả mại + các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn.
    - Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

    3. Chỉ số tiền mặt = (tiền mặt + chứng khoán khả mại)/ nợ ngắn hạn
    - Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả?

    4. Chỉ số dòng tiền hoạt động = tiền hoạt động/ nợ ngắn hạn
    - Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động

    5. Vòng quay các khoản phải thu = doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình
    - Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
    Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

    6. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình
    - Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
    Trong đó: hàng tồn kho trung bình = (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2
     
Đang tải...