Đồ Án Công thức thực nghiệm tính toán cường độ mưa từ độ phản hồi vô tuyến quan trắc bởi Radar cho khu vực

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt.

    Để có thể tính được cường độ mưa R ở từng điểm trong vùng mưa, trên thế giới đã có
    nhiều công thức thực nghiệm liên hệ giữa nó với độ phản hồi radar Z (trong đơn vị mm6 3
    /m ) được
    sử dụng. Ở Việt Nam, trước đây chỉ có một vài công thức như vậy được xác lập cho một vài khu
    vực khác nhau. Tuy nhiên, các radar thế hệ mới sản xuất trong vài thập kỉ gần đây không còn trực
    tiếp đo độ phản hồi radar Z nữa, mà lại đo độ phản hồi radar Z’ (trong đơn vịdBZ), thêm vào đó
    các công thức trước đây đều coi Z là hàm của R, dẫn đến sai số lớn khi tính toán R. Để giảm sai số
    và tăng độ tiện ích, chúng tôi đã Xây dựng các công thức tính trực tiếp R (coi là hàm) từ Z’ (coi là
    biến) dựa trên các số liệu đo mưa mặt đất của 6 trạm vũ lượng kí ở khu vực Trung Trung Bộ và độ
    phản hồi vô tuyến Z’ mà radar Doppler tại Tam Kỳ quan sát được trong các đợt mưa lớn diện rộng
    năm 2008. Các công thức có dạng hàm mũ R = C10DZ’ được tính cho từng trạm và chung cho cả

    vùng Trung Trung Bộ, trong đó các hệ số thực nghiệm C và D được xác định theo phương pháp
    bình phương tối thiểu. Việc đánh giá sai số của các công thức này cho thấy chúng có độ chính xác
    cao hơn hẳn công thức kinh điển dạng lũy thừa của Marshall-Palmer, các công thức riêng cho từng
    trạm có độ chính xác cao hơn công thức chung cho cả vùng.

    Công thức thực nghiệm tính toán cường độ mưa từ độ phản hồi vô tuyến quan trắc bởi Radar cho khu vực Trung Trung Bộ
     
Đang tải...