Chuyên Đề Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Sập Xa - huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, trong phạm vi cả tỉnh Sơn La nói chung và huyện Phù Yên nói riêng đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước, phấn đấu đến năm 2020 cùng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hòa cùng không khí đó, xã Sập Xa cũng tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội ở xã sập xa đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, con người trong xã được giải phóng và vai trò cá thể được đề cao. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hòa cùng xu thế đó gia đình ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn.gia đình là tế bào, đơn vị nhỏ nhất của xã hội, từng gia đình khỏe mạnh, giàu có, văn minh thì các bản, xã và toàn xã hội khỏe mạnh giàu có văn minh.xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng tế bào của xã hội, làm cho từng tế bào khỏe mạnh thì cơ thể xã hội mới khỏe mạnh, muốn xây dưng gia đình văn hóa thì xây dựng từng con người trong gia đình đều có văn hóa.
    Bác Hồ đã dạy “muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa” từ ý nghĩa trên ta thấy rằng việc xây dưng gia đình vã hóa là nhiêm vụ cực kỳ quan trọng, rất khó khăn, phải làm kiên trì, liên tục và sử dụng lực lượng tổng hợp cả Cán Bộ, Đảng Viên, Đoàn Viên, Hội Viên các Đoàn Thể Chính Trị, Xã Hội mới thành công” Mặt khác gia đình là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện các chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, giáo dục, môi trường Gia đình Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần để phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Đối với xã hội Việt Nam gia đình bao giờ cũng gắn liền với xã hội, vì lẽ đó không thể có một xã hội phát triển nếu các gia đình bị suy sụp, khủng hoảng. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt ” Xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện đó là sơ sở để khẳng định gia đình Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Tuy nhiên, hiện nay ở xã sập xa vấn đề xây dựng gia đình văn hóa bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn gặp không ít những khó khăn như: nạn ly hôn, ly thân giữa các cặp vợ chồng, tảo hôn, bạo lực gia đình, cha mẹ thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái cùng một số tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, chộm cắp đã gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa của xã. Đây là một hiện trạng khẩn thiết không chỉ đối với các cấp, các ngành mà còn đối với cá nhân và gia đình trong xã. Cần phải có hướng khắc phục và giải quyết có hiệu quả. Đứng trước thực trạng đó, là một người con của xã sập xa, là một Đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Xã Sập Xa đang theo học Trung Cấp Lý Luận Chính Trị Hành Chính tại Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam tôi quyết định chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA – HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA” để làm Tiểu luận Tốt nghiệp của mình. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu công tác xây dựng gia đình văn hóa của xã – kết quả đạt được bên cạnh một số hạn chế mắc phải. Từ đó đưa ra những giải pháp để trình lên các cấp chính quyền để công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã sập xa ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước cũng như nâng cao vị thế của gia đình trong xã hội.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - mục đích: làm rõ thực trạng và những vấn đè đặt ra trong xây dựng gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La qua đó đề tài cũng đề xuất một số giải pháp xây dựng gia đình ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên Tỉnh Sơn La theo chuẩn gia đình văn hóa nhàm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
    - nhiệm vụ: + phân tích cơ sở lý luận về gia đình và đạc điểm của gia đình ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
    + làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng gia đình ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - đối tượng: Đề tài nghiên cứu gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La.
    - khách thể nghiên cứu: Các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã Sập Xa.
    4. phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: địa bàn xã sập xa – huyện phù yên – tỉnh sơn la
    Về thời gian : từ 2008 đến nay
    5. phương pháp nghiên cứu
    - đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của CN Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách Của Đảng và pháp luật của nhà nước về gia đình, đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu của một số tác giả
    - đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
    + Phương pháp duy vật biện trứng
    + phương pháp điều tra
    + phương pháp nghiên cứu tài liệu
    + Phương pháp lô gíc – lịch sử
    Và một số phương pháp khác.
    6. Kết cấu tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, danh mục kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được kết cấu 3 chương:
    Chương 1: gia đình và đặc điểm của gia đình ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
    Chương 2: thực trạng và những vấn đề đạt ra trong xây dựng gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
    Chương 3 : những giải pháp cơ bản nhàm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC VIẾT TẮT 3
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    PHẦN NỘI DUNG 8
    CHƯƠNG 1: GIA ĐÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIA ĐÌNH Ở XÃ SẬP XA, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA 8
    1.1. Quan niệm về gia đình, gia đình văn hóa và vai trò của gia đình văn hóa 8
    1.1.1. Quan niệm chung về gia đình. 8
    1.1.2. Khái niệm gia đình văn hóa. 8
    1.1.3. tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vai trò của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội 9
    1.1.3.1. tư tưởng Hồ Chí Minh. 9
    1.1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam 10
    1.2. đặc điểm của gia đình. 13
    1.2.1. một vài nét về xã Sập Xa, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 13
    1.2.1.1. vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 13
    1.2.1.2. điều kiện xã hội 14
    1.2.2. đặc điểm của gia đình và các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 15
    1.2.2.1. đặc điểm gia đình. 15
    1.2.2.2. các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa. 16
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA 19
    2.1. thực trạng của gia đình và gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. 19
    2.1.1. thực trạng về gia đình. 19
    2.1.1.1. thực trạng thực hiện chức năng tái sẳn xuất, duy trì nòi giống 19
    2.1.1.2. Thực trạng thực hiện chức năng kinh tế của gia đình. 20
    2.1.1.3. Thực trạng thực hiện chức năng giáo dục của gia đình. 21
    2.1.1.4. thực trạng thực hiện chức năng tâm, sinh lý, tình cảm của gia đình 23
    2.1.2. thực trạng về xây dưng gia đình văn hóa ở xã sập xa, huyện phù yên, tỉnh sơn la 24
    2.1.2.1. những kết quả đạt được. 24
    2.1.2.2. Những hạn chế. 26
    2.2. Những vấn đề đặt ra về gia đình ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La 27
    2.2.1. Bạo lực gia đình. 27
    2.2.2. Tình trạng ly hôn. 28
    2.2.3. Trẻ em hư hỏng. 29
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA 31
    3.1. Những giải pháp cơ bản. 31
    3.1.1. Những giải pháp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc. 31
    3.1.2. Công tác lãnh đạo quản lý. 32
    3.1.3. Truyền thông, giáo dục, vận động. 35
    3.1.4. Đẩy mạnh công tác thi đua- khen thưởng. 37
    3.1.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. 37
    3.2. Những kiến nghị đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc xây dựng gia đình văn hóa. 38
    KẾT LUẬN 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...