Luận Văn Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:
    Hiện nay, trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hòa cùng không khí đó, huyện Tam Bình cũng tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội ở huyện Tam Bình đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, con người trong huyện được giải phóng và vai trò cá thể được đề cao. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hòa cùng xu thế đó gia đình ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn. Gia đình là tế bào của xã hội, là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện các chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, giáo dục, môi trường Gia đình Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần để phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Đối với xã hội Việt Nam gia đình bao giờ cũng gắn liền với xã hội, vì lẽ đó không thể có một xã hội phát triển nếu các gia đình bị suy sụp, khủng hoảng. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt ” Xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện đó là sơ sở để khẳng định gia đình Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
    Tuy nhiên, hiện nay ở huyện Tam Bình vấn đề xây dựng gia đình văn hóa bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn gặp không ít những khó khăn như: nạn ly hôn, ly thân giữa các cặp vợ chồng, nạn bạo lực, cha mẹ thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái cùng một số tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy đã gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa của huyện. Đây là một hiện trạng khẩn thiết không chỉ đối với các cấp, các
    ngành mà còn đối với cá nhân và gia đình trong huyện. Cần phải có hướng khắc phục và giải quyết có hiệu quả. Đứng trước thực trạng đó, là một thành viên của huyện Tam Bình nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để làm Luận văn Tốt nghiệp của mình. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện – kết quả đạt được bên cạnh một số hạn chế mắc phải. Từ đó đưa ra những giải pháp để công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước cũng như nâng cao vị thế của gia đình trong xã hội.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
    Đánh giá đúng thực trạng của Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
    Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
    quả công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện trong thời gian sắp tới.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn đã tập trung tìm hiểu các vấn đề về đời
    sống gia đình của huyện, đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng gia đình và
    đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả Công tác xây dựng gia
    đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Luận văn nghiên cứu vấn đề Công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện
    Tam Bình từ khi tỉnh Vĩnh Long thực hiện 01/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về
    cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ban hành ngày
    10/09/1996. Trong đó tập trung nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2007.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
    Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng Sản Việt Nam được thể hiện
    trong các văn kiện.



    Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: thống kê, so sánh,
    điều tra, logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp.
    5. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn gồm có: phần
    mở đầu, phần nội dung (trong đó gồm 6 tiết và 11 tiểu tiết), phần kết luận.



    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
    5. Kết cấu luận văn 3

    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
    VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG . 4
    1.1. Quan điểm về gia đình và gia đình văn hóa . 4
    1.1.1. Khái niệm về gia đình và gia đình văn hóa 4
    1.1.1.1. Khái niệm về gia đình . 5
    1.1.1.2. Khái niệm về gia đình văn hóa .
    1.1.2.Các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình 7
    1.1.2.1. Tiêu chuẩn gia đình văn hóa 7
    1.1.2.2. Cách chấm điểm gia đình văn hóa . 9
    1.1.2.3. Quy định công nhận gia đình văn hóa . 13
    1.2. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam
    Bình trong thời gian qua 14
    1.2.1. Tình hình đời sống gia đình ở huyện Tam Bình 14
    1.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
    Tam Bình . 18
    1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn
    hóa ở huyện Tam Bình 18
    1.2.2.2. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở
    huyện Tam Bình 26
    CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
    HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HUYỆN TAM
    BÌNH, TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 31
    2.1. Nâng cao nhận thức về gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân
    trong huyện . 31
    2.2. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình
    trong huyện . 34
    2.3. Phát huy vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị
    trong công tác xây dựng gia đình văn hoá 40
    2.4. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở huyện
    Tam Bình 48
    PHẦN KẾT LUẬN . 52

    TÀI LỆU THAM KHẢO . 53
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...