Luận Văn Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI​ ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN​


    TIỂU LUẬNCÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EMĐề tài:
    CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM BỊ XÂM H ẠI


    I, Mở đầu:
    Xâm hại trẻ em ở nhiều góc độ như đánh đập, xâm hại tình dục, bắt lao động sớm . theo các quy định luật pháp của VN đều bị cấm và có hình thức xử phạt rất nghiêm. Nhưng trên thực tế việc thực hiện lại rất nửa vời. Một ông bố xâm hại tình dục con gái mình đôi khi lại là chuyện "đóng cửa bảo nhau". Một người mẹ đánh con như cơm bữa cũng là chuyện nhỏ. Một người thầy tát học sinh cũng chỉ bị khiển trách . Những hành vi bạo lực đó đã và đang thản nhiên diễn ra hàng ngày. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, đã đến lúc cần có một giải pháp cụ thể và cứng rắn hơn nữa để bảo vệ cho “những thế hệ tương lai”. Bài viết dưới đây xin đề cập tới thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của thực trạng này, đồng thời nêu ra một số giải pháp cho vấn đề nêu trên.

    II, Nội dung chính:
    1. Các khái niệm cơ bản:
    a. Trẻ em:
    Có nhiều khái niệm về trẻ em:
    Theo công ước quốc tế: ''Trẻ em được xác định là người dưới 18
    tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn''.
    Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
    Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”.
    Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý – nghiên cứu con người”.
    Nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”.

    b. Trẻ bị xâm hại:
    “Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng của trẻ, làm hại đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi, xỉ nhục, thậm chí dùng vũ lực(đánh đập) để trừng phạt, răn đe,dạy dỗ con trẻ Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong trường học, thậm chí ngay trên đường phố”.
    Khái niệm xâm hại trẻ em không chỉ là xâm hại thân thể mà còn xâm hại tới cảm xúc, tinh thần của trẻ.
    Xâm hại thân thể bao gồm mọi hình thức gây đau đớn về thể chất cho các em kể từ bấu véo cho đến rung lắc, bợp tai, tát, đánh đập . Trẻ có thể bị tổn thương rất đa dạng, từ tổn thương phần mềm (vết rách, bầm tím, vết bỏng) cho đến gẫy răng, gẫy xương, vỡ nội tạng, thương tích hệ thần kinh trung ương. Bị xúc phạm thân thể từ nhỏ, các em lại dễ phát triển hành vi bạo lực hoặc phạm tội sau này.
    Xâm hại về tinh thần có thể bao gồm những hành vi mắng chửi, lăng nhục trẻ Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình, không cởi mở, có biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm, gương mặt vô cảm.
    d. Công tác xã hội - công tác xã hội với trẻ em :
    Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ). Sứ mạng của nghành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu:
    Những rào cản trong xã hội
    Sự bất công
    Và sự bất bình đẳng.
    Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho trẻ em niềm tin vào cuộc sống; để các em có thể phát triển một cách đầy đủ, đúng đắn và khỏe mạnh.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...