Tiểu Luận Công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”

    Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm, chăm sóc và nâng đỡ của gia đình, những người thân xung quanh cũng như của cộng đồng và toàn xã hội. Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển thì việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ em ngày càng được quan tâm đúng mức và càng được nâng cao. Đó là việc chăm sóc về sức khỏe, thể chất, tạo điều kiện cho sự phát triển tốt về thể chất, việc đáp ứng đầy đủ của các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe trẻ em khi cần thiết, việc tiếp xúc với các phương tiện cũng như khu vui chơi giải trí và các nguồn văn hóa, thông tin cũng khá đầy đủ.

    Hồ Chí Minh cũng đã từng nói : “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em là những mầm sống, những búp non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình, nhà trường, và chúng là niềm vui, niềm hạnh phúc và hi vọng của biết bao gia đình. Các em hầu hết được đáp ứng khá đầy đủ về các nhu cầu vật chất và tinh thần, được yêu thương chăm sóc, được thừa hưởng các quyền lợi của mình, được đảm bảo các phúc lợi xã hội.

    Bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn có những trẻ em chưa được sự quan tâm, chăm sóc đúng mức của gia đình, chưa được hưởng các dịch vụ, phúc lợi xã hội đã lao vào con đường nghiện nghập, chích hút. Con số trẻ em nghiện ma túy hiện nay vẫn là vấn đề đáng báo động trong xã hội, là thảm họa lớn đối với bản thân những đứa trẻ này, đối với gia đình và toàn xã hội. Các em liệu có thể là những chủ nhân tương lai của đất nước nữa không? Có thể đóng góp công sức cho đất nước nữa không khi mà chỉ mải mê, vùi đầu vào những cảm giác sảng khoái của khói thuốc ma túy, và những cơn thèm khát đến điên cuồng khi thiếu thuốc rồi mang trong mình căn bệnh thế kỉ? Vì vậy, việc quan tâm, giáo dục, giúp đỡ trẻ bị nghiện ma túy cai nghiện và đưa chúng tái hòa nhập cộng đồng và không tái nghiện là mong muốn và trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ, của toàn xã hội.

    Hiện nay, tình trạng trẻ nghiện ma túy không chỉ diễn ra ở những nơi tập trung dân cư đông đúc với nhiều tầng lớp xã hội, trẻ lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chúng còn sống tập trung trong cùng một xóm thường là nơi hẻo lánh, xa khu đô thị hay sống trong gầm cầu, vỉa hè Môi trường này không đảm bảo cho sự an toàn của trẻ cũng như nhân cách của trẻ. Không chỉ những đứa trẻ lang thang kiếm sống thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường mà ngay cả những đứa trẻ sống trong môi trường hoàn toàn thuận lợi: được đi học đầy đủ, có sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhưng lại sa vào con đường nghiện ngập. Điều này có vẻ như một nghịch lý nhưng trên thực tế lại là sự thật và xảy ra rất nhiều. Các em vì tò mò, vì thiếu hiểu biết, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo trong một vài lần thử đã dẫn đến nghiện ma túy.

    Trước những vấn đề như vậy, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách của trẻ, để trẻ em thoát khỏi con đường nghiện hút và hòa nhập với cộng đồng, để các em có một cuộc sống lành mạnh và thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đóng góp tích cực cho đất nước, chúng ta – những nhân viên công tác xã hội cần có những hành động kịp thời để giúp đỡ những đứa trẻ đã lầm đường này quay trở về cuộc sống bình thường, lành mạnh, có ý chí, nghị lực và nhân cách tốt.


    MỤC LỤC


    I. Về lý luận 4

    1. Các khái niệm công cụ 5

    1.1. Trẻ em

    1.2. Ma túy

    1.3. Nghiện ma túy

    1.4. Trẻ em nghiện ma túy

    2. Tác hại của ma túy 7

    2.1. Tác hại đối với cơ thể

    2.2. Ảnh hưởng đến bản thân

    2.3. Ảnh hưởng đến gia đình

    2.4. Ảnh hưởng đến xã hội

    3. Nguyên nhân 14

    3.1. Nguyên nhân từ phía gia đình

    3.2. Nguyên nhân từ xã hội hay hoàn cảnh xung quanh

    tác động

    3.3. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi

    3.4. Nguyên nhân từ chính những đối tượng nghiện

    4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nghiện 15

    4.1. Về thể chất

    4.2. Về tinh thần

    4.3. Về đặc điểm tâm sinh lý

    5. Phản ứng của xã hội 17

    5.1. Phản ứng của Nhà Nước

    5.2. Phản ứng của chính quyền địa phương và cộng đồng

    5.3. Phản ứng của phía gia đình

    6. Các lý thuyết áp dụng 23

    6.1. Lý thuyết hệ thống

    6.2. Lý thuyết hành vi – nhận thức

    6.3. Lý thuyết phát triển của Erikson

    6.4. Lý thuyết vai trò

    6.5. Lý thuyết học hỏi – tập nhiễm

    7. Phân loại trẻ nghiện ma túy 27

    7.1. Trẻ sống trong gia đình

    7.2. Trẻ lang thang

    7.3. Trẻ sống trong các trung tâm giáo dưỡng

    8. Mục đích của CTXH 27

    9. Vai trò của nhân viên CTXH 28

    9.1. Với trẻ sống trong gia đình

    9.2. Với trẻ lang thang

    9.3. Với trẻ sống trong các trung tâm giáo dưỡng

    II. Phần ứng dụng

    1. Tổng quan vấn đề 31

    2. Trường hợp cụ thể 33

    3. Nhu cầu của thân chủ 33

    4. Nguồn lực của thân chủ 34

    5. Tiến trình CTXH cá nhân 35

    5.1. Tiếp cận thân chủ

    5.2. Xác định vấn đề

    5.3. Thu thập dữ liệu

    5.4. Chẩn đoán

    5.5. Kế hoạch trị liệu

    5.6. Trị liệu

    5.7. Lượng giá

    III. Kết luận 40


    Báo cáo gồm 42 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...