Chuyên Đề Công tác xã hội với người cao tuổi trong gia đình

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái quát chung về người cao tuổi
    1. Khái niệm người cao tuổi.
    - Theo quan điểm Y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể
    - Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên
    Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của mỗi nước khác nhau
    - Theo Pháp luật: Điều 2 Luật Người cao tuổi quy định: người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
    - Theo quan điểm của Công tác xã hội: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.
    2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi.
    a. Đặc điểm tâm lý.
    * Đời sống trí tuệ:
    Ở người già tính ham hiểu biết vẫn còn, thể hiện họ hứng thú theo dõi tin tức thời sự, khoa học kỹ thuật, những trào lưu mới trong xã hội. tuy nhiên về mặt trí nhớ, tư duy có sự thay đổi rõ rệt:
    - Về trí nhớ : Trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao. Do vậy người cao tuổi hay quên, quên ngay điều vừa thấy, nhưng những kỷ niệm cũ có thể nhớ rất rõ, do vậy họ sống nặng về nội tâm, sống trong quá khứ.
    - Về tư duy : hoạt động tư duy để ra quyết định chậm, nhưng do có nhiều kinh nghiệm, sự trải nghiệm nên quyết định của họ chín chắn hơn.
    * Đời sống tình cảm :
    - Phản ứng xúc cảm nhạy bén, vui buồn dễ dàng, dễ mủi lòng, dễ hờn dỗi, dễ vui .
    - Có sự rộng lượngvà sự khoan dung lớn.
    - Sự xao xuyến lo âu là tâm trạng thường xuyên của người cao tuổi. ý thức rằng cuộc đời đã xế chiều, nên không thể tránh khỏi một số trăn trở:
    + Sợ đau ốm khi tinh thần giảm sút.
    + Sợ không người chăm sóc, không đủ điều kiện nhận chịu đựng nỗi đau.
    + Sợ báo hại con cái, làm khổ những người xung quanh.
    + Sợ chuỗi ngày cô đơn, vô dụng .
    + Sợ đối diện với cái chết
    * Đời sống xã hội.
    - Ở lứa tuổi này, đa số người cao tuổi vẫn còn sức làm việc, còn năng lực sáng tạo, thậm chí ở mức độ cao nhờ tích luỹ kinh nghiệm sống. Chính vì vậy các cụ có ý thức trách nhiệm trước tập thể, gia đình, xã hội cao.
    - Họ thích gặp gỡ bạn bè, thích hội họp, đám giỗ, đám cưới và các hoạt động xã hội nơi tổ xóm, khu phố mà họ sinh sống.
    - Muốn truyền lại cho con cháu một di sản phong phú về vật chất và tinh thần, truyền lại kinh nghiệm xử thế của mình.
    Tuy nhiên, do đặc điểm thể chất và thần kinh suy giảm nên người già không dễ thích nghi với những thay đổi giờ giấc thức ăn . Do bảo thủ nên đôi khi có thái độ nghiêm khắc với những ai với những ai đổi mới trong cách ăn mặc, nói năng, làm việc .
    b. Đặc điểm sinh lý.
    Ở người cao tuổi hiện tượng lão hoá xuất hiện.
    - Cường độ trao đổi chất giảm.
    - Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn kém (nhịp thở yếu, lực co bóp tim yếu, huyết áp không ổn định . )
    - Độ nhạy cảm các giác quan kém ( mắt mờ, tai nghễnh ngãng .)
    - Khả năng chống đỡ tác nhân ngoại cảnh kém, bệnh tật phát sinh.
    - Khả năng tình dục giảm
    - Ở lứa tuổi này có nhiều bệnh tật khác nhau như, một số bệnh điển hình ở người từ 60 tuổi trở lên, đó là bệnh : huyết áp cao, tai biến mạch máu não, đau đầu, giảm thị lực, loãng xương . và một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh như Parkinxon, Alzheimer
    Vậy việc nắm rõ những đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi sẽ giúp chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi tốt hơn
    .

    Bố cục:


    I.Khái quát chung về người cao tuổi
    II.Thực trạng người cao tuổi hiện nay
    III.Những vấn đề NCT thường gặp trong gia đình.
    IV.Phương pháp can thiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...