Tiểu Luận Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Hoa Sen, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài
    Xã hội hoá công tác giáo dục được coi như một phương châm, một phương thức, cách làm giáo dục. Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục
    Song trong hoạt động thực tiễn còn có nhiều quan điểm đánh giá việc thực hiện công tác xã hội hoá công tác giáo dục khác nhau, thậm trí trái ngược nhau. Chính vì vậy, một trong những đòi hỏi bức xúc của các nhà quản lý giáo dục là cần có những tiêu trí cơ bản trong việc đánh giá công tác này để đối chiếu, so sánh và quan trọng hơn là định hướng đúng vào hoạt động thực tiễn. Xã hội hoá giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hoá công tác giáo dục, được vận dụng vào đặc thù của giáo dục mầm non. Xã hội hoá giáo dục phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục mầm non, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và ngược lại từ phía xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non
    Từ vị trí và đối tượng của mình, giáo dục mầm non có số lượng học sinh ngoài công lập đông nhất và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục mầm non vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hiện nay giáo dục mầm non đang đứng trước những thử thách lớn. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục mầm non và ngân sách đầu tư của nhà nước cho giáo dục mầm non còn hạn chế. Kinh phí đầu tư của nhà nước mới có thể cho 1/3 số nhà trẻ,mẫu giáo hiện có, mà tổng số trẻ ra lớp mới chỉ chiếm 70% số trẻ trong độ tuổi mầm non. Đó là chưa kể số đầu tư chỉ là tối thiểu và để tập trung chính là để chi lương cơ bản cho giáo viên. Dù vậy mặt bằng lương của giáo viên mầm non vẫn ở mức quá thấp, nhưng trách nhiệm, thời gian, công sức lại quá nặng nề.Mặt khác, đó cũng là mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của phổ cập giáo dục tiểu học đòi hỏi phát triển với quy mô rộng lớn của lớp mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo cho 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị vào tiểu học với một mặt là không có đủ điều kiện để phát triển, mà khó khăn trước hết là đội ngũ giáo viên và cơ sở, vật chất.
    Từ những vấn đề đang đặt ra cho giáo dục mầm non, phương hướng phát triển của giáo dục mầm non trong giai đoạn tới là phải thực hiện thông qua hình thức tổ chức các nhà trẻ, mẫu giáo, đồng thời qua việc tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ trong xã hội. Do vậy giáo dục mầm non càng cần phải tiến hành xã hội hoá công tác giáo dục
    Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường Mầm non Hoa Sen đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất . Trình độ của giáo viên đồng đều. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu, bên cạnh đó nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non còn thấp
    Trước những thử thách rất khó khăn này tôi thấy chủ trương huy động xã hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay. Vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, của nhân dân về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầm non, thu hút các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non. Trên cơ sở xã hội hoá giáo dục, tạo nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường học tập tốt cho các cháu, đảm bảo mọi điều kiện phát của ngành giáo dục mầm non. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài “ Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Hoa Sen, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...