Báo Cáo Công tác xã hội cá nhân, nhóm tại nhà hữu nghị I - Đống Đa - Hà Nội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trẻ em như búp trên cành, là thế hệ tương lai của đất nước. Các em cần được quan tâm, yêu thương, chăm sóc để trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai. Đây là triết lý, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của toàn xã hội vì tương lai của đất nước, vì thế giới ngày mai, vì triệu nụ cười trên môi trẻ thơ.
    Không phải bất kì trẻ em nào khi sinh gia cũng được sống trong vui vẻ và hạnh phúc, được sống trong sự đùm bọc của ông bà, cha mẹ. Bên ngoài xã hội rộng lớn kia còn có rất nhiều trẻ em không được hưởng những hạnh phúc bình dị ấy. Các em cần được sự giúp đỡ của xã hội, của tất cả cộng đồng để có được một cuộc sống bình thường, để được hưởng những gì mà trẻ em đáng được hưởng.
    Nơi đây là mái ấm tình thương của những em thiếu niên với những hoàn cảnh cuộc đời khác nhau: có em mồ côi cha, có em mồ côi mẹ, có em cha mẹ đi tù hoặc đang cai nghiện, cũng có em vì gia đình quá nghèo cha mẹ không thể nuôi dưỡng các em Tất cả những số phận ấy đang cùng chung sống dưới mái ấm tình thương của Nhà nuôi Hữu nghị I và đang được quan tâm, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ bởi các cán bộ nhân viên nơi đây nói riêng và sự sẻ chia, đùm bọc của toàn xã hội nói chung.
    Thực hiện theo đúng nội dung chương trình học và kế hoạch của nhà trường, trong đợt thực tập nghề công tác xã hội (đợt I) này em đã lựa chọn Nhà nuôi Hữu nghị I làm cơ sở thực tập của mình với mong muốn áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được trang ghế nhà trường giúp các em vượt qua những khó khăn bất hạnh của bản thân để vững bước đi tới một tương lai tươi sáng hơn.
    Trong thời gian thực tập tại nơi đây, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của tập thể cán bộ nhân viên, các trẻ em ở nhà nuôi Hữu nghị I và các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học thanh niên, trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
    Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn tới cô kiểm huấn viên Vương Thị Thu Thủy – giám đốc Nhà nuôi, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Tiến – Trưởng khoa Xã hội học thanh niên, cô giáo Trần Thị Ánh Tuyết – giảng viên khoa Xã hội học thanh niên, là những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
    Trong quá trình thực tập tại nhà nuôi và quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập em nhận thấy mình còn nhiều thiếu sót, em rất mong được các thầy cô giáo và các cán bộ, kiểm huấn viên góp ý để em có thêm được những kiến thức, kỹ năng bổ ích làm hành trang trên con đường sự nghiệp của mình sau này.


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu. 1
    NỘI DUNG THỰC TẬP. 2
    PHẦN I 2
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ HỮU NGHỊ I - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI 2
    1. Lịch sử thành lập nhà Hữu Nghị I. 2
    2. Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức cơ sở. 5
    Ban giám đốc: 6
    Bộ phận tổ chức hành chính: 6
    Bộ phận kế toán tổng hợp: 6
    Bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng: 6
    Bộ phận vệ sinh, bảo vệ: 7
    3. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của nhà Hữu Nghị I. 7
    3.1. Chức năng: 7
    3.2 Nhiệm vụ: 7
    3.3. Mục tiêu: 8
    4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động. 9
    5. Các đối tượng xã hội được Nhà Hữu Nghị phục vụ. 11
    6. Các dịch vụ, mô hình hoạt động chăm sóc cho trẻ em tại Nhà Hữu Nghị I. 12
    6.1. Chương trình hoạt động chăm sóc theo quy định của Nhà nước: 12
    6.2. Mô hình hoạt động trợ giúp của Nhà Hữu Nghị: 13
    6.2.1. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng: 13
    6.2.2. Công tác giáo dục cho các em: 13
    6.3 Nguồn lực thực hiện: 15
    7. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng. 16
    8. Ý kiến nhận xét của sinh viên. 17
    8.1. Những thuận lợi của Nhà Hữu Nghị: 17
    8.2. Những khó khăn của Nhà Hữu Nghị: 19
    PHẦN II 21
    THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, NHÓM . 22
    I. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN. 22
    1. Bối cảnh chọn thân chủ. 22
    2. Hồ sơ thân chủ. 22
    2.1. Thông tin cá nhân thân chủ: 22
    2.2. Thông tin môi trường sống và vấn đề của thân chủ: 23
    3. Quá trình thực tập. 23
    Giai đoạn I: Tìm hiểu về cơ sở thực tập và chọn ca thực hành. 24
    Giai đoạn II: Thực hành công tác xã hội với cá nhân. 24
    4. Tiến trình làm việc với thân chủ. 26
    Giai đoạn 1: Tiếp cận và khám phá. 26
    II. Công tác xã hội nhóm. 26
    * Vấn đề chung của nhóm: 30
    * Kế hoạch hỗ trợ nhóm: 30
    PHẦN III 33
    TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. 33
    1. Những bài học kinh nghiệm. 33
    2. Những thay đổi của bản thân. 34
    PHẦN VI 34
    KHUYẾN NGHỊ 34
    1. Đối với Nhà Hữu Nghị I. 34
    2. Đối với Học viện TTNVN. 35
    PHẦN PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM . 36
    Vấn đàm lần thứ I: 36
    Lượng giá. 38
    Vấn đàm lần thứ II: 39
    Lượng giá. 42
    PHÚC TRÌNH CÁ NHÂN LẦN 3 - PHÚC TRÌNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI CÁN BỘ TRUNG TÂM, KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI. 44
    Lượng giá: 47
    PHÚC TRÌNH CÁ NHÂN 4 - PHÚC TRÌNH KỸ NĂNG THAM VẤN 48
    Lượng giá: 53
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...