Báo Cáo công tác văn thư lưu trữ và quản trị văn phòng tại uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong giai đoạn đất nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới và là thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao, để phát triển được mạnh mẽ và bền vững thì cần phải có sự điều hành quản lý và định hướng của nhà nước. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của mọi thành viên tham gia vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.
    Như chúng ta đã biết, thời đại ngày nay phòng hành chính văn thư giữ một chức năng và vị trí rất quan trọng, trong các cơ quan nhà nước các doanh nghiệp. Hoạt động phòng hành chính văn thư đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, văn phòng hành chính văn thư phải được tổ chức quản lý một cách khoa học và hiệu quả. Một văn phòng hành chính văn thư khoa học và hoạt động có hiệu quả cao sẽ giúp cho đơn vị đó triển khai công việc được thuận lợi, đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cũng như chất lượng công việc và ngược lại.
    Phòng hành chính văn thư tham gia tổ chức lưu trữ các Hồ sơ, chứng từ, công tác soạn thảo văn bản, vào sổ công văn đi, vào sổ công văn đến, duyệt văn bản, chuyển giao văn bản, lập hồ sơ hiện hành, trả các thủ tục hành chính và in ấn đánh máy vi tính phòng hành chính văn thư đã tạo cho việc soạn các văn bản hành chính và một số công việc khác.
    Thấy được vai trò quan trọng đó của hành chính văn thư thì việc nâng cao trình độ hành chính văn thư là một vấn đề cấp thiết đối với đơn vị. Là một sinh viên thực tập, sau bốn năm rưỡi được học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi đã nắm được những kỹ năng, thao tác làm việc trong chương trình hành chính - văn thư. Tuy nhiên còn nhiều điều mà tôi chưa biết và cần học hỏi thêm rất nhiều khi ứng dụng vào công việc thực tế.
    Khi được nhà trường tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế tôi đã xác định mục tiêu phải cố gắng nhiều trong đợt thực tập này là:
    - Vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào công việc thực tế
    - Học hỏi thêm những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở.
    Và sau một tháng thực tập tại uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà, tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, song nhờ sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, các anh, chị và sự cố gắng của bản thân, tôi đã hoàn thành công việc thực tập của mình một cách có hiệu quả và học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích.
    Sau đây, tôi xin trình bày nội dung báo cáo thực tập của tôi.
    - Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và phụ lục Báo cáo gồm có 3 chương.
    Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà văn phòng của uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà.
    Chương II: Quá trình khảo sát, thực hiện công tác, văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng tại uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà.
    Chương III: Thu hoạch của bản thân.



    Mục lục​

    Lời nói đầu 1
    Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
    của uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà và văn phòng của uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà 3
    I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của uỷ ban nhân dân Xã Bình Hoà 3
    1. Chức năng 3
    2. Nhiệm vụ và quyền hạn 3
    3. Cơ cấu tổ chức của uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà 4
    II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng 5
    1. Chức năng 5
    2. Nhiệm vụ và quyền hạn 6
    3. Cơ cấu tổ chức văn phòng 6
    4. Thái độ và tinh thần làm việc của cán bộ trong cơ quan 7
    Chương II: Quá trình khảo sát, thực hiện công tác văn thư lưu trữ và quản trị văn phòng tại uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà 9
    I. Công tác văn thư 9
    1. Quản lý, chỉ đạo công tác văn thư của uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà 9
    2. Công tác soạn thảo văn bản 11
    3. Quản lý văn bản 17
    4. Quản lý con dấu 20
    5. Lập Hồ sơ hiện hành 20
    6. Trực điện thoại 25
    II. Quản trị văn phòng 24
    1. Mô hình văn phòng 24
    2. Tổ chức lao động khoa học văn phòng 25
    III. Công tác lưu trữ 27
    1. Sự chỉ đạo về công tác lưu trữ 27
    2. Công tác chỉnh lý khoa học tài liệu 28
    Chương III: Thu hoạch của bản thân 29
    I. Những thu hoạch của bản thân qua đợt thực tập 29
    II. Nhận xét, kiến nghị 29
    1. Nhận xét 29
    2. Kiến nghị 30
    Kết luận 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...