Thạc Sĩ Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới thực trạng, phương hướng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mục lục

    Trang



    Chương 1 5

    tín đồ các tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi - tình hình và đặc

    điểm

    1.1. Khái niệm điều kiện tự nhiên - xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi tác động 5

    đến đời sống vật chất - tinh thần của tín đồ các tôn giáo

    1.2. Tình hình và đặc điểm tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi 11

    hiện nay

    1.2.1. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Phật 14

    1.2.2. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Công giáo 22

    1.2.3. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Tin lành 27

    1.2.4. Tình hình, đặc điểm tín đồ Cao đài 36

    Chương 2: 45

    công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới:

    thực trạng, phương hướng và giải pháp

    2.1. Thực trạng tình hình vận động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng 47

    Ngãi

    2.1.1. Những thành tựu đạt được 51

    2.1.2. Những thiếu sót tồn tại 58

    2.1.3. Nguyên nhân và thực trạng 63

    2.2. Phương hướng và giải pháp cho công tác vận động tín đồ các 67

    tôn giáo ở địa phương

    2.2.1. Một vài dự báo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và tỉnh Quảng 67
    Ngãi

    2.2.2. Những phương hướng chung 71

    2.2.3. Những biện pháp cần thực thi 73

    Kết luận 77

    Danh mục tài liệu tham khảo 79

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động tín đồ các tôn giáo

    nói riêng là công tác thường xuyên và tưởng chừng như quá quen thuộc trong sự nghiệp

    cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như trong sự nghiệp cách mạng

    XHCN hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thế nhưng khi Đảng ta thực hiện

    bước chuyển đổi cách mạng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và từng bước đưa nước ta

    bước vào quỹ đạo của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tác

    vận động tín đồ các tôn giáo - một công tác vận động quần chúng "đặc biệt" lại càng

    phải hết sức coi trọng.

    Hơn thế nữa, những chuyển biến tích cực và tiêu cực của đời sống quốc tế cũng

    tác động khá phức tạp đối với tình hình trong nước một khi Đảng ta chủ trương mở rộng

    quan hệ quốc tế với phương châm "Việt Nam sẽ là bạn của các nước!". Trên phương

    diện của đời sống tôn giáo - một vấn đề vừa tế nhị, vừa phức tạp, lại mang tính quốc tế

    hóa cao, tất nhiên cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường

    lối, chính sách thích ứng, phù hợp với tình hình quốc tế và điều kiện lịch sử cụ thể của

    đất nước.

    Từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước ta hội

    nhập trong xu thế quốc tế hóa thì hoạt động tôn giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh Quảng

    Ngãi nói riêng bên cạnh những mặt tốt cũng tồn tại không ít những hoạt động tôn giáo

    vi phạm những qui định của Nhà nước: Truyền đạo trái phép; vi phạm quyền tự do

    không tín ngưỡng của nhân dân như đe dọa, ép buộc đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo,

    thậm chí có nơi hoạt động tôn giáo còn có biểu hiện né tránh sự quản lý của bộ máy nhà

    nước ở cơ sở, tập hợp một số người quá khích gây rối, tạo nên những "điểm nóng" gây

    ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà

    nước ta, qua đó tạo ra sự chia rẽ giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, chia

    rẽ giữa đồng bào theo đạo với cán bộ, đảng viên của ta.

    Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác vận động tín đồ các tôn

    giáo ở tỉnh Quảng Ngãi để có những giải pháp thích ứng trong việc bóc tách những
    phần tử phản động đội lốt trong các tôn giáo phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách

    về Tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây tổn thất đến uy tín trong đời sống đạo của tín

    đồ các tôn giáo là một việc làm bức bách và cần thiết hiện nay.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Đề tài đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

    có đề tài khoa học do đồng chí Từ Tân Vũ (chủ nhiệm đề tài) " Vấn đề tôn giáo và đổi

    mới công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi"; Bộ chỉ huy Biên

    phòng tỉnh Quảng Ngãi có đề tài khoa học "Đổi mới công tác vận động quần chúng có

    đạo của Bộ đội Biên phòng ở khu vực biển - đảo Quảng Ngãi" (D7- 97) do đồng chí

    Phan Thanh Long (chủ nhiệm đề tài). Luận án Thạc sĩ có đề tài "Công tác vận động

    quần chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (5.03.14). Ngoài ra, còn

    có một số công trình được đăng tải trên các tạp chí "Mấy suy nghĩ về bộ đội làm công

    tác dân vận ở vùng đồng bào có đạo" của thượng tá Nguyễn Ngọc Kim (Tạp chí Quốc

    phòng toàn dân, tháng 8/2000); "Đoàn B15 với công tác vận động quần chúng ở vùng

    đồng bào dân tộc và tôn giáo" của đại tá Võ Quang Hải (Tạp chí Quốc phòng toàn dân,

    tháng 11/1999); " Vận động giáo phái Cao đài, nét độc đáo, sáng tạo của Đảng bộ Tây

    Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của Võ Thị Hoa (Tạp chí Lịch sử Đảng,

    tháng 2/2000).

    Các công trình nêu trên chỉ đề cập đến những khía cạnh, những vấn đề có liên

    quan đến công tác vận động tín đồ các tôn giáo, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ

    thống về công tác vận động tín đồ tôn giáo ở một địa phương cụ thể nhằm đưa ra những

    giải pháp khả thi cho việc thực hiện thắng lợi công tác vận động tín đồ các tôn giáo

    trong tình hình mới.

    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

    - Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng tình hình công tác vận

    động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay; qua đó đề xuất phương hướng và
    giải pháp đúng đắn góp phần đưa công tác vận động tín đồ tôn giáo ở địa phương phù

    hợp với yêu cầu của tình hình. Với mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

    - Nêu lên bức tranh tổng quan về tình hình tín đồ các tôn giáo ở Quảng Ngãi.

    - Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của công tác vận động tín đồ các tôn giáo trong

    những năm qua (nhất là từ khi có Nghị quyết 24/BCT (1990) đến nay).

    - Luận giải và kiến nghị về công tác vận động tín đồ các tôn giáo ở địa phương

    trong thời gian tới.

    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    - Cơ sở lý luận chủ đạo của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác -

    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn

    giáo và công tác vận động tín đồ tôn giáo.

    - Phương pháp luận chung cho luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

    nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể có liên

    quan để nghiên cứu: điều tra, khảo sát, thống kê, lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp

    nhằm luận giải các nội dung được nêu ra trong luận văn.

    5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

    -Làm rõ về đặc điểm tâm lý, tình cảm, tư tưởng của các tín đồ tôn giáo trong

    từng địa bàn dân cư khác nhau để áp dụng biện pháp tuyên truyền, vận động tín đồ các

    tôn giáo một cách thích hợp nhất.

    - Đề cập những bài học kinh nghiệm mang tính khả thi đối với công tác vận

    động tín đồ ở địa phương đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện

    nay.

    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn

    - Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính

    sách vận động quần chúng tín đồ của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể ở địa
    phương; hy vọng luận văn sẽ góp phần bé nhỏ trong việc xây dựng cơ sở đoàn kết dân

    tộc, đoàn kết và bình đẳng tôn giáo.

    - Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị

    trong việc giảng dạy (thuộc hệ thống Trường Chính trị) cũng như nghiên cứu về tình

    hình công tác vận động tín đồ tôn giáo ở địa phương.

    7. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 2

    chương, 4 tiết.

    Nằm trong địa phận của các tỉnh miền Trung Trung Bộ, tỉnh Quảng Ngãi gần

    như ở khoảng giữa hai đầu của đất nước. Theo quốc lộ 1A về phía bắc cách Thủ đô Hà

    0 0
    Nội 883km; về phía nam cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km. Từ 14 32'40'' - 15 25'

    0 0
    độ vĩ bắc và từ 108 06' - 109 04'35'' độ kinh đông [24, tr. 2], tỉnh Quảng Ngãi giáp với

    tỉnh Quảng Nam ở phía bắc; giáp với tỉnh Bình Định ở phía Nam; về phía Tây, tỉnh

    Quảng Ngãi bị ngăn cách với tỉnh Kontum bởi các chi nhánh của dãy núi Trường Sơn

    hùng vĩ; về phía Đông giáp mặt với biển Đông.

    Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130km, bờ biển quanh co và khúc khuỷu tạo ra

    nhiều cửa lạch, vũng Vịnh. Đó là nơi cư trú thuận lợi của nhiều tàu, thuyền hoạt động

    trên vùng biển Quảng Ngãi. Đặc biệt, có vũng nước sâu Dung Quất được Nhà nước

    Trung ương chọn làm nơi xây dựng nhà máy lọc dầu và xây dựng Cảng biển nước sâu.

    2
    Diện tích tự nhiên 5.135,51 km , tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài theo hướng Bắc

    - Nam gần 100km, có chiều rộng theo hướng Đông - Tây là 60km [24, tr. 3]. Địa hình

    của tỉnh nghiêng từ Tây sang Đông và hội đủ bốn khu vực: Đồng bằng, trung du, miền

    núi và hải đảo - chính vì sự phức hợp và đa dạng này đã tạo cho tỉnh Quảng Ngãi mang

    những đặc điểm có tính chất đặc thù cho từng vùng, từng khu vực. Do vậy, khó có thể

    có chung một chiến lược mang tính đồng bộ trong lãnh đạo, quản lý địa phương. Từ

    đó dẫn đến tác động dây chuyền gây ảnh hưởng đến tình hình đời sống kinh tế - chính

    trị - xã hội của nhân dân địa phương.

    Tỉnh Quảng Ngãi có 4 con sông lớn, nhưng nhìn chung sông ngòi của tỉnh có độ

    0 0
    đốc cao(từ 10 ,5 đến 33 ) và ngắn, lưu lượng thấp nên nước thường dâng cao vào mùa

    mưa, khô cạn vào mùa khô. Để khắc phục tình trạng này, sau ngày đất nước thống nhất,

    được sự giúp đỡ của Trung ương năm 1976 tỉnh Quảng Ngãi khởi công xây dựng công

    trình thủy lợi Thạch Nham trên thượng nguồn sông Trà Khúc để đưa nước phục vụ sản

    xuất và đời sống nhân dân ở các huyện đồng bằng trong mùa khô cạn.

    Do địa hình nghiêng nên mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ ở miền núi

    khiến cho đất đai canh tác vốn đã bạc màu lại càng bị xói mòn nghiêm trọng. Theo bản

    danh mục Tài liệu tham khảo


    1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2000), Dự thảo báo cáo chính trị của

    BCH Đảng bộ tỉnh K.XV tại ĐHĐB Đảng bộ tỉnh lần XVI, tỉnh Quảng Ngãi.

    2. Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24.TW (1996), Báo cáo tổng kết việc thực hiện

    Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác

    tôn giáo trong tình hình mới. Phương hướng công tác tôn giáo trong thời kỳ

    mới, tỉnh Quảng Ngãi.

    3. Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi (1999), Báo cáo tình hình Tin lành ở năm huyện

    miền núi tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

    4. Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

    5. Ban Dân vận Trung ương (30/6/1996), Báo cáo kết quả bước đầu về tổ chức hoạt

    động Mặt trận và các đoàn thể các cơ sở vùng tín đồ tôn giáo, Hà Nội.

    6. Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi (1999), Báo cáo tổng kết công tác dân vận năm

    1999, tỉnh Quảng Ngãi.

    7. Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2000), Hướng dẫn triển khai thực hiện thông

    báo 255 - TB/TW của Thường vụ Bộ Chính trị về chủ trương đối với đạo Tin

    lành trong tình hình mới (tại huyện điểm Sơn Hà), tỉnh Quảng Ngãi.

    8. Ban Dân vận Tỉnh Quảng Ngãi (2000), Báo cáo kết quả Hội nghị triển khai thông

    báo 255-TB/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Quảng Ngãi.

    9. Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2000), Báo cáo đánh giá thực hiện thông báo

    184-TB/TW ngày 30/11/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về chủ trương

    công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, tỉnh Quảng Ngãi.
    10. Ban Tôn giáo của Chính phủ (1997), Tổng kết thực hiện Nghị định 69/HĐBT của

    Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về các hoạt động tôn giáo,

    Hà Nội.

    11. Ban Tôn giáo của Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín

    ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

    12. Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi (1996), Các hệ phái Cao Đài ở Quảng Ngãi, Tài

    liệu lưu hành nội bộ, tỉnh Quảng Ngãi.

    13. Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi (2000), Cơ sở thờ tự của đạo Tin lành và thực

    trạng hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi.

    14. Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi (2000), Đề xuất giải quyết tranh chấp đất, cơ sở

    thờ tự của đạo Công giáo, tỉnh Quảng Ngãi.

    15. Bộ Chính trị (1990), Nghị quyết 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong

    tình hình mới, Hà Nội.

    16. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, chỉ thị số

    37-CT/TW, Hà Nội.

    17. Bộ Chính trị (1998), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo

    công tác tôn giáo trong tình hình mới, thông báo số 145-TB/TW, Hà Nội.

    18. Bộ Chính trị (1999), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đối với

    đạo Tin lành trong tình hình mới, Thông báo số 255-TB/TW, Hà Nội.

    19. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi (1999), Về hoạt động đạo Tin lành ở

    huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

    20. Lê Cung (1998), "Chính sách của chính quyền NĐD đối với Phật giáo miền Nam

    trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng", Nghiên cứu lịch sử, (3), tr. 14-21.

    21. Lê Cung (1999), "Chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với phật giáo

    miền Nam trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hóa - giáo dục", Nghiên cứu

    lịch sử, (3), tr. 10-19.
     
Đang tải...