Tiểu Luận Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    A/ PHẦN MỞ ĐẦU
    Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, pháp luật luôn luôn có vai trò to lớn trong quản lý xã hội và quản lý nhà nước. Song vai trò đó chỉ trở thành hiện thực khi pháp luật được tổ chức thực tốt và được áp dụng một cách đúng đắn. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn chiếm vị trí quan trọng, thông qua đó dân sẽ hiểu pháp luật một cách cụ thể hơn, nắm được các chuẩn mực trong đời sống xã hội, để họ thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của công dân.
    Việc triển khai chủ trương về tuyên tryuền, phổ biến giáo dục pháp luật đưa pháp luật vào cuộc sống là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu lớn: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam.
    Đảng và nhà nước ta đã giành nhiều sự quan tâm lớn cho vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xem đó không chỉ là công việc của cơ quan chuyên trách trong bộ máy nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị.
    Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương quản lý đất nước bằng pháp luật. Muốn thực hiện tháng lợi chủ trương đó thì đòi hỏi từ các nhà lãnh đạo, quản lý đến cán bộ, công chức và mọi công dân phải hiểu biết về pháp luật. Vì thế các văn kiện của Đảng ta thời kỳ đổi mới đều đề cập đến vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhằm thực hiện chủ trương giáo dục pháp luật của Đảng, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số: 02/1998/CT-TTg và quyết định số: 03/QĐ- TTg, ngày 07/10/1998 về việc “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thành lập hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Theo đó, ngày 28/11/2001. Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số: 28/2001/CT-TTg về việc tăng cường, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các doanh nghiệp.
    Tiếp tục thực hiện đường lối trên, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ “Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh”. Để thực hiện tốt chủ trương tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng việc nghiên cứu vấn đề truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trở nên cấp bách và có ý nghĩa thiết thực
    Là một học viên trường Chính Trị Lâm Đồng được phân công về thực tập tại UBND xã Liên Đầm- Di Linh-Lâm Đồng , trong quá trình thực tập em đã được tiếp cận, tìm hiểu với công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật qua đó thấy được phần nào những khó khăn vướng mắc cũng như những kết quả đã đạt được của công tác này tại địa phương. Do đó em chọn đề tài “ Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương” là nội dung chính trong chuyên đề của mình./


    B/ NỘI DUNG
    I/ KHÁI QUÁT CHUNG:
    1/ Khái niệm:
    -Phổ biến pháp luật là hoạt động truyền đạt thông tin về pháp luật đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân cư trú trong xã hội, để cán bộ, công chức và nhân dân hiểu biết và tuân thủ pháp luật.
    -Giáo dục pháp luật là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có định hướng lên các đối tượng giáo dục hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự theo pháp luật hiện hành
    2/ Mục đích của phổ biến giáo dục pháp luật: được xem dưới nhiều góc độ khác nhau như là đối tượng, cấp độ hình thức hoặc thời gian cần thiết cho hoạt động đó. Có thể khái quát mục đích của hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay qua các nội dung cơ bản sau:
    - Thứ nhất: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, sự hiểu biết về pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho công dân. Đây là mục đích hàng đầu của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta. Bởi lẽ đại bộ phận nhân dân đang ở trong tình trạng ít hiểu biết về pháp luật. Do đó, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm mở rộng khối kiến thức pháp lý, nâng cao khả năng hiểu biết kiến thức pháp luật là hết sức cần thiết.
    - Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật.Để hình thành lòng tin và đem lại thái độ đúng đắn, tích cực đối với pháp luật ở mỗi người cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan, trước hết là vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. lòng tin vào pháp luật là lòng tin vào công lý vào lẽ công bằng được tạo lập bởi pháp luật.
    - Thứ ba: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xã hội theo pháp luật với động cơ tích cực.
    Tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp những kiến thức lý luận hay các quy định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là tạo lập được thói quen xử sự theo pháp luật ở mỗi người trong xã hội. Thói quen này được hình thành không phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng của động cơ. Hành vi hợp pháp tích cực. Chỉ có như vậy pháp luật mới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...