Thạc Sĩ Công tác tư tưởng với việc ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác tư tưởng với việc ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Công tác tư tưởng với việc ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên hiện nay
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự ổn định chính trị - xã hội là thành quả tổng hợp của sức mạnh kinh tế, chính trị, tư
    tưởng, văn hóa và sức mạnh an ninh, quốc phòng. Ổn định về chính trị - xã hội chỉ thật sự
    vững chắc khi các lĩnh vực khác cũng đạt được trạng thái ổn định tương ứng. Sự xáo trộn
    hay khủng hoảng ở lĩnh vực nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định chung
    và nếu chậm được khắc phục sẽ dẫn tới mất ổn định chính trị - xã hội, kéo theo những
    hậu quả khó lường.
    Sau sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, cuộc đấu tranh
    giữa hai hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa vẫn diễn ra gay gắt và quyết liệt.
    Bên cạnh cuộc chạy đua vũ trang, tấn công bằng quân sự dưới chiêu bài chống khủng bố và
    bao vây, cô lập, gây sức ép về kinh tế, các thế lực thù địch vẫn xác định phá hoại tư tưởng là
    mũi nhọn trong triển khai chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với nước ta.
    Âm mưu của các thế lực thù địch là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
    Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tìm mọi cách chống phá, trong đó
    dùng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, bảo vệ quyền dân tộc thiểu số để can
    thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định về chính trị - xã hội, kích động chủ nghĩa ly
    khai Với quan niệm: “Chủ nghĩa dân tộc là một lực lượng hùng hậu nhất cuối thế kỷ XX
    có thể sử dụng làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa”. Các thế lực thù địch đã gia tăng và
    lợi dụng vấn đề dân tộc, tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gắn vấn đề dân
    tộc với tôn giáo để thực hiện mưu đồ kích động ly khai khi đưa ra luận thuyết “Một quốc gia
    - một dân tộc”, tìm cách lập các kiểu “vương quốc”, “nhà nước” như: “Vương quốc Mông” ở
    Tây Bắc, “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khmer Crôm” ở Tây Nam bộ,
    “Vương quốc Chăm” ở Nam Trung bộ nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia dân tộc của
    Việt Nam.
    Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã
    hội và quốc phòng, an ninh của nước ta. Là địa bàn rất nhạy cảm về kinh tế, văn hoá, dân
    tộc, tôn giáo cũng như về an ninh, quốc phòng, Tây Nguyên đang là nơi tập trung nhiều
    vấn đề bức xúc về kinh tế, chính trị - xã hội và về công tác tư tưởng. Do vậy từ sau ngày
    thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển kinh
    tế - xã hội vùng Tây Nguyên, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống chính trị các cấp
    (nhất là ở cơ sở) nhằm khai thác tiềm năng kinh tế; bảo đảm an ninh, quốc phòng; tổ chức
    cho đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, văn hóa, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng
    cuộc sống ấm no, hạnh phúc, từng bước đi lên CNXH. Đến nay, đời sống của đồng bào
    các dân tộc thiểu số tuy có được cải thiện, song nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ
    đói nghèo còn cao, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tư
    tưởng của đồng bào và công tác tư tưởng của Đảng.
    Trong những năm qua, đội ngũ những người chuyên trách làm công tác tư tưởng ở
    Tây Nguyên đã tăng cường về bám trụ ở cơ sở để nắm bắt diễn biến tư tưởng và tâm
    trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác tư
    tưởng đã vận động, giáo dục đồng bào giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng, bản
    sắc văn hóa dân tộc, sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc và tôn giáo, tuyên truyền giải
    thích cho đồng bào hiểu rõ các âm mưu, thủ đoạn và các luận điệu lừa bịp của các thế lực
    thù địch; cảm hóa, giáo dục và kịp thời tháo gỡ những băn khoăn, bức xúc về tư tưởng để
    những người: “lầm đường lạc lối” (vượt biên, gây rối) trở về an tâm làm ăn, hòa nhập với
    cộng đồng.v.v. Tuy nhiên, công tác tư tưởng trên địa bàn Tây Nguyên thời gian qua còn
    nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, thiếu sắc bén và thiếu kịp thời; tính chiến đấu, tính thuyết
    phục chưa cao; chưa làm tốt yêu cầu bồi dưỡng nâng cao tình cảm, niềm tin của cán bộ,
    đảng viên và nhân dân các dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước; nội dung tuyên
    truyền chưa sát với tâm tư, tình cảm của từng đối tượng, phong tục tập quán của từng dân
    tộc nên hiệu quả chưa cao.
    Sự kiện bạo loạn chính trị tháng 2/2001, tháng 4/2004 và dịp Noel năm 2004 đã
    cho thấy âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên trong chiến lược “Diễn
    biến hòa bình” với bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đồng thời cũng gióng lên hồi
    chuông cảnh tỉnh về những yếu kém trong hệ thống chính trị nói chung và trong công tác
    tư tưởng nói riêng ở địa bàn Tây Nguyên. Những yếu kém đó cho thấy, sự ổn định chính
    trị - xã hội ở địa bàn Tây Nguyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tư tưởng có
    tầm quan trọng đặc biệt.
    Thực tế cho thấy, công tác tư tưởng ở Tây Nguyên trong những năm qua chưa
    giúp cho một bộ phận đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chưa
    nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn của từng địa phương, chưa đề kháng được với
    những luận điệu xuyên tạc từ bên ngoài, góp phần củng cố HTCT, ổn định tình hình .
    Để góp phần thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới;
    nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác tư tưởng nhằm ổn định
    chính trị - xã hội, nhất là ở địa bàn trọng điểm như Tây Nguyên, để thực hiện thắng lợi
    công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tôi chọn đề tài: “Công tác tư tưởng với việc ổn
    định tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên
    ngành Chính trị học.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong thời gian từ năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng thể
    về tình hình Tây Nguyên. Tập trung nhất là Chương trình cấp Nhà nước 48-09 do Ủy ban
    Khoa học xã hội (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện trong những năm 80.
    Kết quả của chương trình được xuất bản thành 3 cuốn sách: Một số vấn đề kinh tế - xã hội
    Tây Nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1986; Tây Nguyên trên đường phát triển, Nxb KHXH,
    Hà Nội, 1990; Một số vấn đề kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Dak Lak, Nxb
    KHXH, Hà Nội, 1990. Ba cuốn sách nói trên chủ yếu phân tích thực trạng tình hình kinh tế -xã hội của Tây Nguyên từ sau ngày giải phóng miền Nam đến những năm 80 – 90, quá trình
    phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đề xuất một số giải pháp phát triển
    kinh tế ở Tây Nguyên.
    Trong những năm 90 của thế kỷ XX cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học
    cấp nhà nước nghiên cứu về Tây Nguyên như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 05-11
    về cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong đổi mới hệ thống chính trị hiện nay
    ở Dak Lak (1993-1994); Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 09-11: “Đánh giá thực trạng
    và dự báo tình hình chính trị - xã hội. Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần đảm bảo cho
    quốc phòng an ninh”; Đề tài KHXH 05-02: “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả
    công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay”.
    Các đề tài nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề cán bộ, đảm bảo tiềm lực quốc
    phòng, an ninh cho địa bàn Tây Nguyên . Các nghiên cứu này khá công phu, nhưng
    nhiều vấn đề mới đặt ra hiện nay chưa phản ánh trong các công trình này. Đặc biệt là
    công tác tư tưởng từ sau sự kiện tháng 2 năm 2001.
    Ngoài ra, cũng có một số luận án phó tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn
    đề kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên: Của các tác giả như Trung Giang Vim,
    Phạm Thanh Khiết, Nguyễn Ngọc Hòa; Nguyễn Mậu Linh; Đoàn Triệu Long ., tuy nhiên
    các luận án và luận văn nói trên không đặt ra mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu về công tác tư
    tưởng ở Tây Nguyên.
    Gần đây có một số đề tài khoa học nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị và
    xử lý điểm nóng ở Tây Nguyên: Khoa Chính trị học, Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính
    trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Điểm nóng chính trị - xã hội và một số kinh nghiệm rút ra từ
    việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên; Đề tài nghiên cứu khoa
    học cấp cơ sở, năm 2003. PGS.TS. Phạm Hảo - TS Trương Minh Dục (đồng chủ biên),
    Một số vấn đề xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
    Nội, năm 2003; PGS.TSKH. Phan Xuân Sơn – ThS. Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên),
    Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị,
    Hà Nội, năm 2006. Các đề tài này đã cập nhật được những diễn biến mới trong đời sống
    chính trị khu vực, tuy các công trình này có đề cập đến vấn đề tư tưởng ở Tây Nguyên,
    nhưng không nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và có tính chuyên biệt.
    Mới đây, có Đề án cấp Chính phủ: "Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với
    Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm phục vụ công
    tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ" do PGS.TS Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm,
    nghiệm thu năm 2006 đã cung cấp nhiều tư liệu cho luận văn, nhất là về tình hình tôn
    giáo nói chung và Tin lành nói riêng ở vùng đồng bào DTTS.
    Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương có nhiều
    báo cáo, nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này, nhưng đó là những báo cáo công tác.
    Những báo cáo này cũng cung cấp nhiều thông tin, tư liệu cập nhật cho luận văn.
    Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện,
    đầy đủ và hệ thống về công tác tư tưởng nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã
    hội ở Tây Nguyên.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Mục đích
    Làm rõ vị trí, vai trò của công tác tư tưởng đối với ổn định chính trị - xã hội , trên
    cơ sở đó, đổi mới nhận thức và hoạt động của đội ngũ làm công tác tư tưởng ở Tây
    Nguyên hiện nay, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa bàn chiến lược này.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng trong đời sống xã hội.
    - Đánh giá thực trạng công tác tư tưởng ở Tây Nguyên trong thời gian qua (từ khi
    xẩy ra sự kiện mất ổn định chính trị - xã hội, năm 2001 đến nay) chỉ ra nguyên nhân và
    rút ra các bài học kinh nghiệm.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng nhằm
    góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên.
    4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
    - Công tác tư tưởng của các cơ quan tư tưởng ở Trung ương và ở các tỉnh Tây
    Nguyên.
    - Luận văn nghiên cứu tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân,
    nhưng chủ yếu tập trung vào đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo trên địa bàn
    Tây Nguyên.
    - Các tỉnh Tây Nguyên (Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Dak Nông).
    - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng từ năm 2001 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    - Những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tư
    tưởng.
    - Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của
    Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, về ổn định chính trị - xã hội.
    - Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tác phẩm và các bài phát biểu của các đồng
    chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tài liệu của các cơ quan làm công tác tư tưởng ở Trung
    ương và trên địa bàn Tây Nguyên, của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
    đến đề tài.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê,
    so sánh, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, các phương pháp chuyên ngành và liên
    ngành khác.
    6. Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận văn
    - Góp phần luận giải rõ hơn vai trò của công tác tư tưởng với việc ổn định tình
    hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên.
    - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc
    hoạch định, điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
    nước về công tác tư tưởng; đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của
    công tác tư tưởng nhằm nâng cao vai trò của nó trong đời sống xã hội nói chung và trong
    việc ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Tây Nguyên nói riêng.
    - Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
    những vấn đề có liên quan đến công tác tư tưởng, dân vận, xử lý tình huống chính trị .
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, lết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm 3 chương, 6 tiết.
    Chương 1


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Chỉ đạo đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá
    của Trung ương (biên soạn) (2003), Chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên
    lĩnh vực tư tưởng – văn hoá, Hà Nội.
    2. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn
    qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng sản
    Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    3. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (04/01/2005), Báo cáo số 75 - BC/BCĐTN, Tình hình Tây
    Nguyên năm 2004.
    4. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (25/01/2005), Báo cáo số 76 - BC/BCĐTN, Về việc giải
    quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
    theo Quyết định 132/2002/QĐ - TTg ngày 8/10/2002 của Thủ tướng Chính
    phủ.
    5. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (Văn phòng cơ quan thường trực) (15/3/2005), Thông tin
    tham khảo nội bộ chuyên đề đất và rừng số 18.
    6. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (Văn phòng cơ quan thường trực) (5/2005), Tư liệu về tự
    nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và một số vấn đề liên quan đến vùng đồng bào
    dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột.
    7. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (11/01/2006), Báo cáo số 119 - BC/BCĐTN, về Tình hình
    Tây Nguyên năm 2005.
    8. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (06/4/2006), Báo cáo số 138 - BC/BCĐTN, Báo cáo về 5
    năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về
    phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010.
    9. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (7/2006), Báo cáo công tác xây dựng Đảng và hệ thống
    chính trị 6 tháng đầu năm 2006.
    10. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (6/2006), Báo cáo tình hình và kết quả việc thực hiện Chỉ
    thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo
    Tin lành”.
    11. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (10/2006), Báo cáo tình hình Tây Nguyên 9 tháng đầu năm
    2006 và một số công tác cần tập trung chỉ đạo trong quý IV-2006 và kế hoạch
    đầu tư năm 2007 cho vùng Tây Nguyên.
    12. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (01/2007), Báo cáo về Tình hình Tây Nguyên năm 2006.
    13. Ban Kinh Tế Trung ương (14/11/2005), Báo cáo số 592 – BC/BKTTW, Về tình hình
    sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 10 – NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển
    kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 –
    2010.
    14. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1995), Một số định hướng lớn trong công tác
    tư tưởng hiện nay, Tài liệu dùng cho việc học tập Nghị quyết 09 của Bộ Chính
    trị. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    15. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương (biên soạn) (1999), Tiếp tục đổi mới, nâng cao
    chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới, Tập 1,
    Hà Nội.
    16. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (biên soạn) (2002), Nói đi đôi với làm, nói và làm
    đúng đường lối chính sách pháp luật là một phương hướng lớn trong phương
    thức lãnh đạo của Đảng, Hà Nội.
    17. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2004), Công tác tư tưởng - văn hóa phải trở thành
    nguồn lực xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc, Kỷ yếu hội nghị tư tưởng - văn hóa toàn quốc từ ngày 19 đến 21-2-2004 tại
    thành phố Đà Nẵng, Hà Nội.
    18. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (biên soạn) (2005), Nhận dạng các quan điểm
    sai trái, thù địch, Hà Nội.
    19. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2005), Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công
    tác tư tưởng trong tình hình hiện nay (Tài liệu học tập Kết luận Hội nghị Trung
    ương lần thứ 12 khoá IX về Tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện
    nay), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    20. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2005), Cuộc đấu tranh chống âm mưu diễn
    biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trong
    thời kỳ đổi mới, (từ 1986 đến nay), Hà Nội.
    21. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo
    của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    22. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2000). Một số văn kiện của Đảng về công tác tư
    tưởng – văn hoá, Tập 2, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.
    23. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2005), Báo cáo Tổng kết công tác tư tưởng -văn hoá năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005.
    24. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2001), Tiếp tục đổi mới, giữ vững định hướng ,
    tăng cường thông tin, hướng về cơ sở, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
    toàn quốc lần thứ IX, tập 1, Hà Nội.
    25. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2005), Tài liệu học tập kết luận Hội nghị TW
    lần thứ 12 khoá IX về Tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay.
    26. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Cơ quan Thường trực tại thành phố Đà Nẵng
    (7/2006), Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ Tuyên giáo đến giữa tháng 6 năm
    2006.
    27. Bộ Công an - Công an tỉnh Gia Lai (1999), Fulro và cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề
    Fulro ở Gia Lai. Đề tài khoa học năm 1999.
    28. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo ngày 16/2/2005 “Về triển
    khai chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn Tây Nguyên và công tác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...