Tiểu Luận Công tác tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam (2000 – 2011).

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi gaubeomango, 24/3/13.

  1. gaubeomango

    gaubeomango New Member

    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc và phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới. Tôn giáo mang tính lịch sử, phản ánh những biến động về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa trong đời sống xã hội loài người. Khi đến với tôn giáo con người được an ủi tinh thần, đáp ứng được nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầu tình cảm, tâm lý của mình. Những gì thế giới chưa giải thích được thì họ tin vào tôn giáo, tin vào đức Phật, vào Thánh, Chúa và chính ở trong tôn giáo hành vi của con người được điều chỉnh, hướng đến làm việc thiện, loại trừ điều ác.
    Công tác tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây cũng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, và phức tạp bởi nó không chỉ là quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo mà còn là quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội với nhân dân là các tín đồ tôn giáo. Nó cũng không chỉ bó hẹp trong nội bộ quốc gia mà còn có quan hệ quốc tế vì bản thân nhiều tôn giáo cũng mang tính quốc tế. Hơn nữa, vấn đề này luôn bị nhiều thế lực thù địch lợi dụng với những ý đồ kinh tế, chính trị khác.
    Trong lịch sử nước ta, từ lâu tôn giáo đã trở thành một bộ phận có vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội – văn hóa của nhân dân ta ở những góc độ và mức độ khác nhau. Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề tôn giáo có những nội dung mới được thực hiện có hiệu quả nên đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Hiện nay, sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với xu thế toàn cầu hóa của tôn giáo, và tình hình tôn giáo của thế giới những năm qua cũng đã diễn ra nhiều diễn biến phức tạp. Trên thế giới hiện nay có khoảng 20.000 “giáo phái mới” nhưng có khoảng 200 giáo phái cực đoan, gây nên tổn thất nhiều mặt từ nhân phẩm, đạo đức đến tiền của, sức khỏe và cả tính mạng con người. Năm 1998, ở nước ta có chừng trên 30 loại “tôn giáo mới” thì đến năm 2001 có khoảng 50 – 60 “giáo phái mới” xuất hiện.
    Thập kỷ cuối của thế kỷ XX và trong thế kỷ XXI, trên thế giới diễn ra hơn 100 cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang và các vụ khủng bố quy mô lớn. Trong đó, trên 90% các cuộc chiến tranh, xung đột đó có quan hệ trực tiếp đến vấn đề tôn giáo và dân tộc. Trong xu thế chung của tôn giáo hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thì việc quan tâm giải quyết vấn đề tôn giáo trở nên vô cùng cần thiết và cấp bách. Xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo đang là “điểm nóng” trên thế giới, nhiều quốc gia lâm vào khủng hoảng chính trị xã hội.
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo người dân Việt Nam theo tôn giáo tính tới thời điểm hiện nay là 23 triệu người theo các tín đồ tôn giáo. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
    Với tất cả những thực tế trên, vấn đề tôn giáo hiện nay là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa là vấn đề tồn tại lâu dài, cần phải có nhận thức đúng đắn và phải có cách ứng xử thật khoa học đối với vấn đề tôn giáo.
    Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Công tác tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam (2000 – 2011)”.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Tôn giáo không phải là một lĩnh vực mới, đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu từ lâu, dưới nhiều góc độ khác nhau như: Về đạo đức, lịch sử, triết học, văn hóa Tôn giáo ra đời hoạt động cùng những bước thăng trầm của lịch sử, cùng với sự quan tâm của xã hội, đã có nhiều cuốn sách, bài viết, luận án, luận văn, bài báo nghiên cứu về tôn giáo như:
    - Về sách: Quan điểm của C.Mác và Ph.Ănggen – Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam – T.S Hồ Trọng Hoài và T.S Nguyễn Thị Nga chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn – GS.TS Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007; Tôn giáo – quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay- PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Bàn về tôn giáo của Gs. Đặng Nghiêm Vạn; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam (chương trình chuyên đề dùng cho cán bộ, Đảng viên cơ sở) – Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2000.
    - Bài viết: “Qúa trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo qua cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết từ đổi mới đến nay”- Báo nghiên cứu Tôn giáo, Nguyễn Hồng Dương, số 1 – 2011. “Những điểm mới trong Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo” – Báo nghiên cứu Tôn giáo, Nguyễn Đức Lữ, số 8 – 2011.
    - Luận văn, luận án: Âm mưu lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống ở Việt Nam của các thế lực thù địch. Thực trạng và giải pháp về công tác tôn giáo, Cử nhân Hoàng San, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
    Ngoài ra còn có các bài viết, bài nói trên các tạp chí và báo mạng điện tử như: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí Mặt trận, Tạp chí Xây dựng Đảng
    Như vậy, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo, về những giá trị văn hóa đạo đức, tư tưởng, xã hội. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo trong giai đoạn mới hiện nay (2000 – 2011).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...