Báo Cáo Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Qua

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 4
    1. Lý do chọn đề tài. 4
    2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 5
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 5
    2.2. Phạm vi nghiên cứu. 5
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6
    4. Phương pháp nghiên cứu: 6
    5. Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn): 6
    6. Cấu trúc của đề tài. 6
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 7
    1.1. Lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống. 7
    1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống. 7
    1.1.2. Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống. 11
    1.2. Lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 15
    1.2.1. Quá trình hình thành lễ hội đình làng Như Xuyên. 15
    1.2.2. Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên. 17
    1.2.3. Nội dung và ý nghĩa của lễ hội đình làng Như Xuyên. 18
    1.2.3.1. Nội dung lễ hội đình làng Như Xuyên. 18
    1.2.3.2. Ý nghĩa và giá trị của lễ hội đình làng Như Xuyên. 19
    Chương 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG
    NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 21
    2.1. Thực trạng công tác tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 21
    2.1.1. Công tác chuẩn bị 21
    2.1.2. Diễn trình tổ chức lễ hội 22
    2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 26
    2.2.1. Tuyên truyền phổ biến các văn bản về quản lý lễ hội 26
    2.2.2. Quản lý các nguồn lực cho tổ chức lễ hội 28
    2.2.2.1. Quản lý nguồn nhân lực. 28
    2.2.2.2. Quản lý nguồn tài chính. 29
    2.2.3. Quản lý bảo vệ di tích đình làng – nơi tổ chức lễ hội 29
    2.2.4. Quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng. 30
    2.2.5. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức lễ hội 32
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, 33
    HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 33
    3.1. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 33
    3.1.1. Những thành tích đạt được. 33
    3.1.2. Những hạn chế tồn đọng. 35
    3.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. 36
    3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội 38
    3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội 38
    3.2.2. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội 39
    3.2.3. Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội 40
    3.2.4. Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội 41
    3.2.5. Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội 42
    3.2.6. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng. 43
    3.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa. 44
    3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội 46
    KẾT LUẬN 47
    PHỤ LỤC 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa”.
    Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình tiếp biến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó.
    Hiện nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm chủ bản thân thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nhường chỗ cho những tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội truyền thống. Vì vậy, chức năng tín ngưỡng của lễ hội có phần giảm thiểu, chức năng vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên. Các trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
    Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức và quản lý đã phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa phương cũng như giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong khi lễ hội diễn ra chưa. Do đó, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về công tác tổ chức và quản lý lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho di sản văn hóa Việt Nam trong thời hiện nay.
    Bản thân tôi là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tuyên Quang – một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc với bề dày lịch sử và có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Hơn nữa, tôi là một người học tập – nghiên cứu về văn hóa nên tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội truyền thống ở địa phương mình là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
    Trên cơ sở những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

    2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
    2.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu.
    Lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm 1945 đến nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Nghiên cứu lễ hội đình làng Như Xuyên nhằm cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
    - Quan sát
    - Phỏng vấn
    - Nghiên cứu tài liệu
    - Phân tích
    5. Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn).
    Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài góp phần là một nguồn tư liệu, dẫn chứng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ứng xử trong lễ hội nói riêng. Đồng thời, làm phong phú và đa dạng thêm cho kho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội.
    Các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới.
    6. Cấu trúc của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố cục gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về quản lý lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

    Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
    Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...