Luận Văn Công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Hà Thành-BQP

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Cty Hà Thành-BQP
    Lời nói đầu
    I. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
    Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyến biến lớn. Các doanh nghiệp sản xuất không có thể thu động chờ đợi Nhà nước tiêu thụ giúp những sản phẩm hàng hóa của mình làm ra. Thay vào đó các doanh nghiệp này phải tìm tới thị trường, tự tìm bạn hàng, tự tìm hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế và chủ doanh nghiệp coi như ngôn ngữ kinh doanh, nó được coi như là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với đối tượng sử dụng thông tin. Với quan niệm đó kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đã trở thành một công cụ quản lý quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả với công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước.
    Bán hàng trong giai đoạn hiện nay được coi là một trong những khâu nhạy cảm nhất quyết định tới sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác bán hàng đòi hỏi phải có sự giao nhận thông tin chính xác, nhanh chóng kịp thời giữa doanh nghiệp với thị trường, giữa thị trường với doanh nghiệp.
    Đứng trước những yêu cầu mới đó, với vai trò của mình, kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã và đang trở thành một công cụ quan trọng bậc nhất nhằm thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về sản xuất, về thị trường, về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cụ thể. Qua phân tích những thông tin này, lãnh đão doanh nghiệp sẽ có các biện pháp nhằm xây dựng được đường lối phát triển đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị.
    Ý thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán vật tư hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá, với những kiến thức lý luận và thực tế thu nhập được trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty Hà Thành-BQP, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Cẩn cùng với sự giúp đỡ của nhân viên phòng kế toán của công ty em đã thực hiện bài khoá luận của mình với đề tài: “Công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Hà Thành-BQP.
    II. Nội dung gồm:
    Phần I: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    PhầnII: Thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Hà Thành-BQP.
    Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Hà Thành-BQP.
    Thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn bản chuyên đề này không tránh được những sai sót, Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !











    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
    1.1.khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    - Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu tiền hay được quyền thu tiền. Đó chính là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, dịch vụ, hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả bán hàng, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị. Thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện. Ngoài quá trình bán hàng ra bên ngoài doanh nghiệp còn có thể phát sinh nghiệp vụ bán hàng nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu phân cấp quản lý nội bộ doanh nghiệp.
    - Bán hàng là một chức năng chủ yếu của doanh nghiệp, bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện hai chức năng mua và bán. Hai chức năng này có liên hệ với nhau: Mua tốt sẽ tạo điều kiện bán tốt. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ trên đòi hỏi phải có sự tổ chức hợp lý các hoạt động đồng thời tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng. Như vậy bán hàng là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức và nắm bắt nhu cầu thị trường. Tóm lại, Quá trình bán hàng có những đặc điểm chính sau:
    +Có sự thảo thuận giữa người mua với người bán: Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
    +Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: Người bán mất quyền sở hữu còn người mua có quyền sơ hữu về hàng hoá đã mua bán
    +Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng và nhận lại khách hàng một khoản tiền gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở cho đơn vị xác định kết quả kinh doanh của mình.
    - Kết quả bán hàng là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn hàng bán ra và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán ra.
    Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kì kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng đơn vị kinh tế.
    1.2.Vai trò của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn ở đơn vị (T-H-T). Chỉ có thông qua việc bán hàng giá trị sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá mới được thực hiện do đó mới có điều kiện thực hiện mục đích của nền sản xuất hàng hoá và tái sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng. Doanh thu bán hàng sẽ bù đắp được các chi phí bỏ ra đồng thời kết quả bán hàng sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bán hàng tự thân nó không phải là quá trình sản xuất nhưng nó lại là một khâu cần thiết của tái sản xuất xã hội. Vì vậy bán hàng góp phần nâng cao năng suất lao động, phục vụ sản xuất, tiêu dùng và đời sống xã hội. Nhờ có hoạt động bán hàng, hàng hoá sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng, việc tiêu thụ hàng hoá góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì sức mạnh của doanh nghiệp càng tăng lên . Như vậy bán hàng sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có bán được hàng thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất. Ngoài ra việc xác định chính xác khối lượng hàng hoá tiêu thụ là cơ sở để xác định các chỉ tiêu tài chính, đánh giá trình độ hoạt động của đơn vị như xác định các vòng luân chuyển vốn, xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán . là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước như nộp thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TTĐB
    Việc thúc đẩy bán hàng ở doanh nghiệp là cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ ở các đơn vị kinh tế có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp.
     
Đang tải...