Báo Cáo Công tác thông tin thư viện của Trường Tiểu học Tàm Xá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con nguời đã và đang bước vào thời đại tri thức, thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của sự “ bùng nổ thông tin”. Sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật kéo theo sự thay đổi các lĩnh vực trong đó có ngành thư viện. Cũng như các ngành khác thư viện đang từng ngày thay đổi phát triển, khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
    Thư viện là một thiết chế văn hóa, giáo dục, thông tin khoa học có nhiệm vụ thu thập, lưu giữ và tổ chức sử dụng tài liệu cho NDT. Thư viện không trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội nhưng có vai trò quan trọng trong sự thúc đẩy xã hội phát triển.
    Ngoài chức năng là nơi tàng trữ, bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại, thư viện còn là chiếc cầu nối giữa tri thức với NDT, là nơi cung cấp những thông tin bổ ích đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng giáo dục.
    Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời xác định “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trường trung cÊp kü thuËt tin häc Hà Nội đã thực hiện chương trình thực tập cuối khóa cho sinh viên nhằm cũng cố kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là giúp cho sinh viên có điều kiện làm quen với thực tế công việc và vai trò người cán bộ Thư viện thực thụ.
    Được sự chỉ đạo, em được phân công về thực tập tại Trường Tiểu học Tàm Xá . Quá trình thực tập tại trường thực sự là thời gian quý báu, giúp em có dịp áp dụng kiến thức lý luận đựơc trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, được tiếp cận với môi trường làm việc, được thử thách để trở thành một người cán bộ thư viện thực thụ trong tương lai.
    Sau đây là bản báo cáo kết quả suốt quá trình thực tập tốt nghiệp của em từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 năm 2012.Các số liệu này chính xác và được lấy từ những năm 2007 đến nay.
    Trong suốt quá trình thực tập, nhờ sự quan tâm tạo điều kiện từ phía các thầy, cô giáo trong trường cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cô, trong cơ quan thực tập em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Cùng với những kinh nghiệm bản thân thu được, qua gần 2 tháng thực tập em đã hoàn thành bài báo cáo. Bố cục bài báo cáo gồm 3 chương:
    Chương I: Khảo sát công tác thông tin thư viện của cơ quan thực tập
    Chương II: Nội dung và kết quả thực tập
    Chương III: Đề xuất và kết luận
    Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa, thầy Lê Ngọc Diệp, thầy Phạm Quang Quyền, , người trực tiếp hướng dẫn em thực tập và viết báo cáo này.
    Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và kiến thức có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ thầy, cô giáo, cán bộ Thư viện và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: 3
    KHẢO SÁT CÔNG TÁC THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÀM XÁ 3
    I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÀM XÁ 3
    1. Lịch sử hình thành, phát triển của trường và thư viện trường tiểu học Tàm Xá. 3
    2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của trường tiểu học Tàm Xá. 4
    2.1.Tổ chức nhân sự của thư viện: 4
    2.2. Nhiệm vụ của trường tiểu học Tàm Xá. 5
    2.3. Trang thiết bị 5
    2.4. Cơ cấu tổ chức của Trường tiểu học Tàm xá. 5
    II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THÔNG TIN THƯ VIỆN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÀM XÁ 7
    1.Công tác bổ sung vốn tài liệu. 7
    1.1. Đăng ký và tổ chức kho tài liệu. 8
    1.1.1. Đăng ký tài liệu. 8
    1.1.2.Tổ chức kho tài liệu. 10
    1.2. Cơ cấu vốn tài liệu. 11
    1.3. Chính sách bổ sung. 13
    1.4. Kinh phí bổ sung hàng năm 15
    2. Công tác xử lý nghiệp vụ Thư viện. 15
    2.1. Mô tả, phân loại, định chủ đề, định từ khóa tài liệu. 15
    2.1.1 Mô tả. 15
    2.1.2. Phân loại 17
    2.1.3. Định chủ đề tài liệu. 19
    2.1.4. Định từ khóa tài liệu. 19
    2.2. Tổ chức bộ máy tra cứu. 21
    2.3. Thư mục. 22
    2.4. Cơ sở dữ liệu. 24
    3. Công tác phục vụ bạn đọc. 24
    3.1. Chính sách phục vụ bạn đọc. 24
    3.2. Tổng số lượt đăng ký thẻ bạn đọc mới trong năm. 25
    3.3. Tổng số lượt đọc, mượn trong năm 25
    3.4. Thời gian phục vụ. 25
    3.5 Các hoạt động tuyên truyền phong trào. 26
    4. Người dùng tin. 27
    4.1. Đối tượng, thành phần người dùng tin. 27
    4.2. Đặc điểm người dùng tin. 27
    5. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin. 28
    5.1.Sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có. 28
    5.2. Kế hoạch phát triển. 30
    CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP. 31
    1. Vệ sinh kho phòng đọc. 31
    2. Đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt cho sách. 31
    3. Phân loại tài liệu. 33
    4. Mô tả trên phích (Mô tả hình thức của tài liệu) 34
    5. Dán nhãn. 35
    6. Xây dựng hệ thống tra cứu mục lục trong Thư viện. 36
    7. Tổ chức sắp xếp sách trong kho. 36
    8. Sắp xếp đăng ký báo, tạp chí. 37
    9. Phục vụ bạn đọc. 37
    CHƯƠNG III 39
    ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 39
    I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG 39
    1. Ưu điểm 39
    2. Nhược điểm 40
    II. ĐỀ XUẤT 40
    1. Đối với trường tiểu học Tàm Xá. 41
    KẾT LUẬN 42
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...