Tiểu Luận Công tác Thanh tra tại chỗ và các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực Thanh tra tại chỗ của Ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU



    Thành quả cơ bản của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới được đánh dấu trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc trưng chủ yếu là duy trì tốc độ tăng trưởng cao, kiềm chế được lạm phát, giữ ổn định giá trị tiền tệ trong nhiều năm. Có được kết quả đó là do Việt Nam đã có được hệ thống chính sách phát triển kinh tế vĩ mô phù hợp với chuyển đổi từ nền từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.

    Trong thành công chung đó không thể không nói đến sự đóng góp của toàn hệ thống ngân hàng (NH), một ngành được khẳng định qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, ở tất cả các quốc gia như là "bà đỡ của nền kinh tế". NH là một doanh nghiệp kinh doanh trên một lĩnh vực đặc biệt - tiền tệ. Bản chất kinh doanh của ngân hàng là "Đi vay để cho vay" hay nói cách khác NH là tổ chức trung gian tài chính luân chuyển vốn từ người thừa vốn sang ngươì có nhu cầu về vốn. Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, rủi ro trong kinh doanh vốn là rất lớn. Sự thành bại của một NHTM phụ thuộc vào sự tin cậy của khách hàng: đó là số tiền gửi của anh ta được cất giữ một cách tốt nhất và nhanh chóng được rút ra khi cần thiết. Trách nhiệm chính của các NHTM là phải cư xử như những công dân tốt trong kinh doanh, dù khả năng sinh lời vẫn được coi là mối quan tâm chính nhưng đôi khi điều này phải gác lại để ưu tiên cho các nguyên tắc đạo đức có tính đến lợi ích của những người khác - Khách hàng của Ngân hàng.

    Mục tiêu lợi nhuận đã khiến cho các ngân hàng bất chấp rủi ro, dẫn đến nguy cơ phá sản, gây thiệt hại đến người gửi tiền, nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và NH có trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo hệ thống NH hoạt động theo đúng định hướng chính sách, pháp luật, giữ gìn kỷ cương, trật tự trong quản lý, Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tiến hành thanh tra giám sát quá trình kinh doanh của NH.

    Hoạt động kinh doanh tiền tệ gặp rất nhiều rủi ro, để giảm thiểu rủi ro có rất nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng là tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Thanh tra NHNN là thanh tra nhà nước chuyên ngành về NH được tổ chức thành một hệ thống thuộc bộ máy của NHNN thanh tra NH có nhiệm vụ quan trọng là thanh tra giám sát việc tổ chức thực hiện cơ chế chính sách tiền tệ về hoạt động NH của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng nhằm duy trì sự ổn định của giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động NH và hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN.

    Hoạt động thanh tra giám sát của NHNN đối với các NHTM là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, các tổ chức tín dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền phục vụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Với lượng kiến thức còn hạn hẹp trong bài tiểu luận này em chỉ đề cập đến một số vấn đề chung, cơ bản nhất về: “Công tác Thanh tra tại chỗ và các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực Thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại”.

    Vì tầm hiểu biết còn hạn chế, số liệu thu thập được không nhiều nên trong quá trình viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự hướng dẫn và chỉ bảo từ phía các thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn và nâng cao vốn kiến thức của em về vấn đề đã lựa chọn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...