Báo Cáo Công tác thanh tra giáo dục ở Phòng GD - ĐT Can Lộc, Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I

    Mở đầu

    I. Lý do chọn đề tài

    Phòng GD - ĐT là cấp thực hiện những quy định của bộ GD - ĐT, của UBND tỉnh, những hướng dẫn cụ thể hoá của sở GD - ĐT. Cho nên, ngoài việc phổ biến các vấn đề trên đến tận các sở GD - ĐT thì Phòng phải thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đển đảm bảo chất lượng thực hiện cơ sở.

    Theo điều 99, khoản 1, Luật Giáo dục năm 2005 và Nghị định số 358/1992 /HĐBT ra ngày 28 tháng 9 năm 1992 và Quyết định số 478/QĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT thì Phòng GD - ĐT không có tổ chức thanh tra riêng mà hoạt động trong hệ thống tổ chức thanh tra sở GD - ĐT, trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo của trưởng phòng và có nhiệm vụ chủ yếu là nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

    Từ cơ sở lý luận hướng vào thực tiễn địa phương chúng ta thấy công tác Thanh tra của Phòng GD&ĐT có vai trò cực kì quan trọng, vì Phòng GD - ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục, sát với các nhà trường, trực tiếp triển khai các chủ trương đường lối của Đảng, các quy phạm pháp luật của Nhà nước về GD - ĐT. Do đó hoạt động thanh tra giáo dục của cấp phòng cần được quan tâm đầu tư về mọi mặt để nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh thúc đẩy sự phát triển giáo dục trên địa bàn cấp huyện.

    Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp phòng có 3 nội dung chính: Thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý và thanh tra khiếu nại tố cáo. Nhưng hiện nay, cái khó khăn lớn nhất vẫn là thanh tra chuyên môn và thanh tra quản lý hoạt động chuyên môn có nhiều biến động đổi thay, lực lượng quản lý cơ sở đang còn nhiều bất cập so với thực tiễn giáo dục.

    Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về chức năng nhiệm vụ và nội dung thanh tra đã được các văn bản pháp quy của Nhà nước xác định, kết hợp với những kinh nghiệm thanh tra giáo dục trên địa bàn cấp huyện, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Công tác thanh tra giáo dục ở Phòng GD - ĐT Can Lộc, Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp", để trình bày những kinh nghiệm, kiến giải của mình hầu mong góp phần nhỏ bé của mình vào việc chấn hưng một hoạt động rất phức tạp, khó khăn và vô cùng cần thiết cho sự nghiệp phát triển GD - ĐT của đất nước.

    II. Mục đích nghiên cứu.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi là tổng kết các kinh nghiệm, và đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để thực hiện công tác thanh tra trên địa huyện Can Lộc ngày một tốt hơn.

    III. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    Trong đề tài này, chúng toi sẽ trình bày một số vấn đề về công tác thanh tra giáo dục ở Phòng GD - ĐT Can Lộc, Hà Tĩnh trên các phương diện sau:

    1. Cơ sở lý luận, pháp lý của công tác thanh tra giáo dục

    2. Thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục của Phòng GD - ĐT Can Lộc, Hà Tĩnh trong 3 năm (2000 - 2003).

    3. Một số giải pháp đã thực hiện - kiến giải và những bài học kinh nghiệm.

    4. Những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền.

    IV. Đối tượng nghiên cứu.

    Hoạt động thanh tra giáo dục ở Phòng GD - ĐT, thực trạng và giải pháp.

    Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

    Vận dụng các quan điểm nguyên tắc, các luận điểm căn bản trong các văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các kết quả nghiên cứu trong giáo trình của các nhà trường, tài liệu tham khảo về công tác thanh tra.

    2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    Quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trắc nghiệm và tổng kết về công tác quản lý giáo dục.

    3. Nhóm phương pháp hỗ trợ.

    Thống kê, xác xuất, lập bảng biểu, sơ đồ (Phương pháp Graph), tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, nhận xét.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...