Chuyên Đề Công tác thẩm định dự án FDI vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác thẩm định dự án FDI vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể cho nền kinh tế quốc gia, nhất thiết phải cần tới việc sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư. Vốn đó có thể xuất phát từ nội lực nền kinh tế trong nước, cũng có thể thu hút từ nước ngoài và đi vào phục vụ nền kinh tế chủ yếu thông qua các dự án đầu tư.
    Một dự án đầu tư có thể được xác định theo nhiều cách. Các dự án có thể do các Bộ, Ngành hữu quan đề xuất, chúng có thể bắt nguồn từ quá trình xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc gia, hoặc cũng có thể được đề xướng bởi các động lực chính trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài khi đầu tư cũng đòi hỏi chính phủ phải trợ giúp hoặc phê chuẩn trước khi thực hiện.
    Trong bất kể một dự án đầu tư nào, bao giờ cũng có sự mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích giữa những người đề xuất dự án hay chương trình và toàn xã hội. Sự mâu thuẫn này không phải là một chuyện gì mới lạ: lợi ích của các dự án thường được tập trung cho một bộ phận tương đối hạn hẹp (thường là các chủ đầu tư) trong khi những chi phí về môi trường, chi phí cơ hội cho nguồn lực thì lại phân bổ cho toàn bộ xã hội. Do vậy mà không một cá nhân nào thấy mình phải chịu gánh nặng chi phí mà các dự án đem lại. Kết quả có thể đoán trước được là những người được hưởng lợi từ dự án có xu hướng tận dụng triệt để các ưu đãi về nguồn lực và cố gắng giảm tối thiểu các chi phí bằng cách chuyển các gánh nặng chi phí. Trong khi đó nhóm người có khả năng bị thiệt hại (là những người phải gánh chịu chi phí ) lại quá phân tán và những mất mát của từng cá nhân trong số họ lại quá nhỏ, bởi vậy họ không thể trở thành một đối trọng hiệu quả chống lại nhóm hưởng lợi có tính tập trung cao. Theo cách này, cán cân chính trị thường nghiêng về phía chấp thuận các dự án, ngay cả các dự án có thể gây thiệt hại cho sự phát triển chung của cả quốc gia. Để ngăn chặn điều này xảy ra cần phải có sự can thiệp của chính phủ thông qua các quy định về đầu tư, ban hành các tiêu chuẩn định mức, và chỉ cấp phép cho các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn. Muốn làm được như vậy cần thông qua công tác thẩm định, giám sát đầu tư để làm căn cứ quyết định.
    Trên thực tế, công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khá sơ sài, các khía cạnh nghiên cứu, đánh giá phần lớn chỉ mang tính phân tích định tính, thiếu tính định lượng nên mang tính phiến diện trong đánh giá. Thêm vào đó, cơ sở lý luận về vấn đề này lại rất thiếu thốn bởi những vấn đề lý luận chỉ dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm, vấn đề liên quan đến tính hiệu quả xã hội của dự án chứ chưa phân tích sâu hơn trong khía cạnh thẩm định Điều này đặt ra một vấn đề bức thiết đó là phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư. Cũng bởi vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    a. Mục tiêu tổng quát:
    - Tổng hợp cơ sở lý luận cho việc thành lập 1 khung thẩm định hoàn thiện cho công tác thẩm định các dự án đầu tư. Đồng thời tạo cơ sở quản trị rủi do cho các dự án đầu tư.
    - Đánh giá thực trạng công tác thẩm định trong thời gian qua, các mặt được cũng như hạn chế, làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dư án.

    b. Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hoá và bổ sung các vấn đề lý luận liên quan đến công tác thẩm định kinh tế dự án đầu tư nước ngoài.
    - Phân tích thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được của công tác thẩm định dự án đầu tư FDI.
    - Dựa trên những đánh giá, phân tích thực trạng để làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước với công tác Thẩm định dự án đầu tư nước ngoài. Tức là đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu công tác thẩm định tính kinh tế đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Phạm vi về không gian nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, với phạm vi thời gian từ năm 1988 ( năm bắt đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài) đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài chủ yếu sừ dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích định tính (gồm các chỉ tiêu định tính, thể hiện các chủng loại hiệu quả đạt được: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc gia và cộng đồng); phương pháp phân tích định lượng (gồm các chỉ tiêu định lượng, thể hiện quan hệ giữa chi phí và kết quả đạt được của dự án) và phương pháp phân tích dòng tiền, phân tích chi phí – lợi ích.
    5. Kết cấu đề tài
    Từ vai trò của các dự án đầu tư, từ đó là vai trò của công tác thẩm định, giám sát đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam, cùng với yêu cầu cấp thiết đặt ra cho hoàn thiện hệ thống thẩm định trong tình hình hiện nay, tôi chọn đề tài “Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tôi mong muốn đề tài có thể đóng góp một chút công sức vào việc nghiên cứu, hệ thống vấn đề, đề xuất các giải pháp và cải thiện được công tác thẩm định dự án về dự án đầu tư ở Việt Nam.
    Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư
    trực tiếp nước ngoài.
    Chuơng 2 : Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư FDI
    vào Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nước ngoài.

     
Đang tải...