Chuyên Đề Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhờ đó, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên trường Quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập. Chính trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều phải có những kế hoạch định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển. Muốn tiến hành đầu tư thì phải có nhà xưởng, máy móc, vì vậy sự hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết. Hoạt động xây dựng thường sử dụng số vốn lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên các doanh nghiệp khó có thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho một dự án. Một trong những biện pháp quan trọng là đi vay tại các NHTM.
    Điều đó cho thấy,khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng là rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Đối với NHTM, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cho vay. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng là khách hàng không có khả năng trả nợ. Để tránh rủi ro, biện pháp truyền thống được các ngân hàng áp dụng là yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Rõ ràng, biện pháp này mang tính tiêu cực, không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
    Trước thực tế đó, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng là coi trọng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho toàn xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đối với ngân hàng mà trong quá trình thực tập tại Ngân hàng ĐT & PT HN, em đã nghiên cứu đề tài: “ Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp.”
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài chuyên đề của em gồm 2 chương:
    - Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời gian qua.
    - Chương II: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời gian tới.



    MỤC LỤC​ LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN QUA 3
    1. Một vài nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội . 3
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 3
    1.2. Cơ cấu tổ chức . 4
    1.2.1. Phòng tín dụng: . 5
    1.2.2. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng . 5
    1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh . 6
    1.3.1. Những hoạt động chính của ngân hàng . 6
    1.3.2 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh . 7
    1.3.3 Hoạt động tín dụng tại chi nhánh 11
    2. Thực trạng công tác thẩm định đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh. 14
    2.1. Quy trình thẩm định tại chi nhánh . 14
    2.2. Nội dung thẩm định DAĐT . 16
    2.3. Các phương pháp thẩm định được áp dụng tại chi nhánh đối với các doanh nghiệp xây lắp 19
    2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự . 19
    2.3.2. Phương pháp so sánh . 19
    2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhậy cảm . 20
    2.3.4. Phương pháp dự báo 20
    2.4. Đặc điểm các doanh nghiệp xây lắp xin vay vốn tại chi nhánh 21
    2.4.1. Đặc điểm, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp xin vay vốn tại chi nhánh . 21
    2.4.2. Tình hình thẩm định và cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh 22
    2.5. Phân tích công tác thẩm định của một dự án cụ thể . 24
    2.5.1. Đánh giá năng lực của khách hàng 26
    2.5.2.Giới thiệu về dự án đầu tư: 27
    2.5.2. Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án: . 29
    2.5.3.Tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn: 29
    2.5.4. Về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra: 30
    2.5.5. Các nội dung về phương diện kỹ thuật: . 30
    2.5.6. Về tổ chức thực hiện dự án: 32
    2.5.7. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhậy và khả năng trả nợ của dự án . 32
    2.5.8. Đánh giá, phân tích rủi ro: . 33
    2.5.9. Nhận xét chung . 33
    2.6. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án tại chi nhánh . 36
    2.6.1. Những kết quả đạt được 36
    2.6.2. Những hạn chế . 39
    2.6.3. Nguyên nhân 43
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DAĐT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 46
    1. Phương hướng hoạt động của NH ĐT & PT HN trong thời gian tới. 46
    1.1. Phương hướng hoạt động chung . 46
    2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định nói chung và đối với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng 48
    2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định trong cho vay tại Ngân hàng ĐT & PT HN 48
    2.2. Nâng cao trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định. 49
    2.3. Nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin . 53
    2.3.1. Đối với việc thu thập thông tin 53
    2.3.2. Đối với việc lưu trữ thông tin 56
    2.3.3. Vấn đề xử lý thông tin . 57
    2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý thẩm định 58
    2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định . 59
    2.5.1. Đối với nội dung thẩm định 59
    2.5.2. Đối với phương pháp thẩm định . 60
    2.6. Xây dựng quỹ thẩm định và quản lý hiệu quả quỹ này 61
    2.7. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định 61
    3. Kiến nghị. . 62
    3.1. Kiến nghị với Nhà nước . 62
    3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam . 63
    3.3. Kiến nghị với Ngân hàng ĐT & PT VN . 65
    3.4. Kiến nghị đối với chủ đầu tư 66
    KẾT LUẬN . 68
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...