Luận Văn Công tác quản trị tiền lương trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

    I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG:
    1. Khái niệm và bản chất của tiền lương:
    a. Khái niệm và bản chất:
    Trong thực tế khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới tiền lương có thể có nhiều tên gọi khác nhau như thù lao lao động, thu nhập lao động .Theo Mác, tiền công là giá cả của một hàng hoá nhất định - của sức lao động. Cho nên tiền công cũng được quyết định bởi những quy luật giá cả của tất cả mọi hàng hoá khác . là quan hệ của cung với cầu, của cầu với cung. Theo quan điểm của cải cách tiền lương 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả công việc .Như vậy :
    Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội. Nói cách khác tiền lương là khái niệm chỉ mọi phần thưởng mà một cá nhân nhận được để đổi lấy sức lao động của mình.
    Trước đây người ta coi tiền lương như là một bộ phận của thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động phù hợp với số lượng chất lượng lao động của mỗi người đã đóng góp cho xã hội. Về bản chất tiền lương không được xem là giá cả sức lao động, nó là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, nó là giá trị sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người cung ứng lao động. Giá trị này được hình thành thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường lao động trong khuôn khổ pháp luật. Về bản chất, tiền lương được xem là giá cả hàng hoá sức lao động, nó là một yếu tố thuộc phạm trù chi phí.
    b. Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa:
    Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Cùng một số tiền như nhau nhưng ở các thời điểm khác nhau hoặc ở các vùng khác nhau sẽ mua được lượng hàng hoá khác nhau do giá cả hàng hoá dịch vụ khác nhau.Tiền lương thực tế là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được biểu hiện qua công thức
    2. Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp:
    a. Đối với chủ doanh nghiệp:
    Mục đích của sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp là để thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy người sử dụng lao động cần phải cực tiểu hoá chi phí tiền lương vì tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất . Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vì tiền lương ngoài bản chất là chi phí nó còn là phương tiện để tạo ra giá trị mới . Với một mức tiền lương thấp các doanh nghiệp sẽ không huy động được sức lao động cần thiết cho hoạt động của mình dẫn đến giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp . Đồng thời với mức tiền lương thấp sẽ không kích thích người lao động nổ lực làm việc nên năng suất lao động thấp, tỷ suất lợi nhuận giảm . Trái lại với mức tiền lương cao, doanh nghiệp có khả năng thu hút nguồn lao động giỏi để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng quy mô hoạt động và làm tăng quy mô lợi nhuận . Mặt khác mức lương cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho người lao động , nhờ đó mà nâng cao năng suất lao động, cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên việc trả lương cao sẽ làm tăng quy mô chi phí, cần đảm bảo tốc độ tăng năng suât lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương. Tóm lại đối với chủ doanh nghiệp tiền lương vừa là yếu tố chi phí quan trọng cần được kiểm soát nhưng đồng thời cũng vừa là phương tiện kinh doanh nên cần được mở rộng, để giải quyết mâu thuẩn này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách tiền lương đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp .
    b. Đối với người lao động :
    Tiền lương chính là sự bù đắp những hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra, nó là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống cho người lao động và gia đình họ. Ở một mức độ nhất định tiền lương được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động. Và do đó ở khía cạnh này, họ mong muốn được trả lương cao.
    Mức tiền lương thoả đáng sẽ kích thích người lao động nhiệt tình làm việc nhờ đó tăng năng suất, chất lượng lao động dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và gián tiếp làm tăng phúc lợi cho người lao động. Ngược lại tiền lương thấp sẽ làm kiệt quệ sức lao động của nhân viên, làm giảm hiệu quả lao động, dẫn đến giảm năng suất lao động, người lao động sẽ rời bỏ doanh nghiệp ra đi, kết quả là lợi nhuận giảm, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên người lao động cũng không thể đòi hỏi tăng lương quá cao vì điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch sử dụng lao động và lợi ích của đầu tư khác.
    Tất cả điều này dẫn đến kết quả là giảm quy mô sử dụng lao động , cũng có nghĩa là cơ hội tìm việc làm ổn định cho người lao động bị mất đi.
    II. CƠ CẤU TIỀN LƯƠNG:
    Theo Rwayne Monday và Robert M.Noe lương bổng bao gồm có 2 phần thu nhập về mặt tài chính và thu nhập phi tài chính. Phần tài chính gồm 2 mặt trực tiếp và gián tiếp. Tài chính trực tiếp bao gồm lương công nhật, lương tháng, tiền hoa hồng và tiền thưởng. Tài chính gián tiếp bao gồm chế độ bảo hiểm, các loại phúc lợi, tiền lương trong khi vắng mặt. Phần phi tài chính bao gồm bản thân công việc và môi trường làm việc.
    Về mặt hạch toán kế toán, thu nhập của người lao động bao gồm 2 phần chính là quỹ tiền lương và quỹ khen thưởng phúc lợi. Quỹ tiền lương bao gồm tiền lương chính và tiền lương phụ . Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ đã quy định, bao gồm: tiền lương cấp bậc , các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, thêm giờ )và các loại tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng sáng kiến ).Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định như : tiền lương trong thời gian nghỉ phép thời gian làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất .
    Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay còn nghèo nàn và lạc hậu, còn nhiều người thất nghiệp do đó việc kích thích bằng lương bổng và tiền thưởng là nguồn động viên cơ bản nhất và quan trọng nhất .
    Ở Việt Nam hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tiền lương của người lao động: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phúc lợi.Cấu trúc tiền lương trong các doanh nghiệp có thể khái quát qua sơ đồ sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...