Thạc Sĩ Công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục thể thao quận Cầu Giấy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Công tác quản lý văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Công tác này được Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Cụ thể là đã có những văn bản pháp quy quy định đầy đủ, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý văn hóa. Như Quyết định số 92/2001/QĐ-UB ngày 23/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn quận, huyện, Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành qui chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác chuyên môn này.
    Quận Cầu Giấy có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Để phát huy những giá trị văn hóa của vùng đất này, Chính quyền các cấp đã có những chính sách phù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có của quận.
    Trong quá trình thực tập tại UBND quận Cầu Giấy, được về phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao của quý quận làm việc, tôi có thời gian tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng và nhận thấy việc quản lý văn hóa là một nhiệm vụ rất quan trọng, do đó tôI đã chọn đề tài “Công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục thể thao quận Cầu Giấy” làm báo cáo thực tập của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Công tác quản lý văn hóa được Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. trong thời gian qua, công tác này được rất nhiều người quan tâm, tiêu biểu như các bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Văn hóa nghệ thuật(GS.TS Phan Khanh), Tạp chí Xây dựng Đời sống văn hóa(PGS.TS Lê Như Hoa)
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý văn hóa hiện nay của quận Cầu Giấy, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.
    Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đưa ra thực trạng công tác quản lý văn hóa của phòng Văn hóa Thông tin-Thể dục Thể thao quận Cầu Giấy, tìm ra ưu nhược điểm, các vấn đề cần giải quyết.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Quản lý văn hóa là một trong những vấn đề rất nóng bỏng và có phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ giới hạn trong địa bàn quận Cầu Giấy và trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới năm 2008.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận: báo cáo dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
    Phương pháp nghiên cứu: Bản báo cáo được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp phân tích thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phương pháp xã hội học.
    6. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản báo cáo thực tập này gồm các phần:
    I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG VH-TT-TT QUẬN CẦU GIẤY
    III.NHỮNG GIẢI PHÁP GểP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN Lí NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...