Luận Văn Công tác quản lý văn bản đi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Công tác quản lý văn bản đi

    MỞ ĐẦU

    Công tác văn thư là hoạt động thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân.
    Thông tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý Nhà nước, thông tin được lưu giữ bằng nhiều hình thức như: truyền miệng, khắc trên phiến đá, gỗ, . để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
    Hoạt động quản lý Nhà nước bằng thông tin trước kia được hiểu theo khái niệm nôm na là một công việc mang tính chung chung là công việc sổ sách, giấy tờ. Ngày nay, Xã hội ngày càng phát triển và từng bước chiếm vị trí quan trọng trong Xã hội và công việc sổ sách, giấy tờ cũng được hiểu cụ thể hơn bằng cái tên mới là công tác văn thư. Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và của từng cơ quan nói riêng.
    Cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn phòng, bao gồm những công việc như sau: xây dựng văn bản, quản lý và giải quyết văn bản, quản lý và sử dụng con dấu.
    Công tác văn thư có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng. Công tác quản lý Nhà nước đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin cần thiết, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ yếu và chính xác nhất là thông tin bằng văn bản.
    Công tác văn thư được làm tốt sẽ góp phần giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, chế độ, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước.
    Công tác văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ mọi hoạt động của cơ quan cũng như hoạt động của cá nhân giữ trách nhiệm khác nhau trong cơ quan.
    Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ.
    Qua thời gian 16 tuần thực tập (từ ngày 19/4 đến ngày 06/8/2010 ) tại Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi có thêm kinh nghiệm thâm nhập thực tế công việc, củng cố thêm phần kiến thức vẫn còn thiếu và nâng cao trình độ. Vận dụng lý luận, kiến thức đã học tại trường mà thầy cô đã trang bị vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để có thêm kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc hiện tại của bản thân.
    Theo kế hoạch của Nhà trường, khoa Văn thư – Lưu trữ cùng sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ Văn phòng Huyện uỷ Sóc Sơn nơi tôi thực tập. Đặc biệt là bác Phạm Thị Thu – Cán bộ văn thư Huyện ủy, tôi đã có 16 tuần tìm hiểu kỹ hơn về nội dung công tác nghiệp vụ văn thư ở Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn. Trong nghiệp vụ văn thư gồm có: xây dựng và ban hành văn bản; quản lý giải quyết văn bản đi – đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào kho lưu trữ cơ quan.
    Với bài báo cáo của mình, tôi xin được trình bày cụ thể một trong những nội dung nghiệp vụ văn thư trên là Công tác quản lý văn bản đi của cơ quan. Lý do tôi chọn chuyên đề này vì tôi thấy đây là một chuyên đề hay và thú vị. văn bản đi là những văn bản do chính cơ quan soạn thảo, ban hành và quản lý. Làm tốt công tác này sẽ giúp chi các khâu nghiệp vụ khác được tốt hơn.
    Được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong cơ quan cùng với vốn kiến thức đã được trang bị ở trường, trong quá trình nghiên cứu chuyên đề của bản thân, tôi cũng gặp được nhiều thuận lợi, tiếp cận với thực tế để hiểu sâu hơn về công tác văn thư và công tác quản lý văn bản đi là việc thống kê số lượng văn bản đi trong ngày và việc sắp xếp và bảo quản sử dụng văn bản lưu tốt. Bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có một số khó khăn nhỏ khi thực hiện chuyên đề.
    Qua bài báo cáo của mình, cá nhân tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình qua quá trình học tập cũng như những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong suốt khóa học.
    Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức là những bài giảng trên lớp và những ví dụ sát với thực tế để chúng em tích luỹ được kiến thức làm hành trang khi bước vào cuộc sống.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo của Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được tiếp xúc với thực tế công việc để tìm hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu xót mà mình.
    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và củng cố kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc cũng như học tập của bản thân sau này.




    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN SÓC SƠN
    I. KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Vị trí địa lý:
    2. Một số thông tin về kinh tế - Văn hoá - Xã hội
    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HUYỆN ỦY SÓC SƠN
    1. Trách nhiệm, quyền hạn của huyện ủy Sóc Sơn
    2. Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Sóc Sơn
    3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng huyện ủy

    CHƯƠNG II
    TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY
    I. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN THƯ
    1. Chức năng, nhiệm vụ của văn thư
    2. Lề lối làm việc của văn thư
    II. CÁCH BỐ TRÍ PHÒNG LÀM VIỆC VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG VĂN THƯ CƠ QUAN
    III. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI HUYỆN ỦY SÓC SƠN

    CHƯƠNG III
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ CỦA HUYỆN ỦY SÓC SƠN
    1. Một vài nhận xét, đánh giá về thực trang công tác văn thư tại Huyện ủy Sóc Sơn
    2. Một số giải pháp nâng cao công tác văn thư
    3. Một số kiến nghị với cơ quan
    [​IMG]




     
Đang tải...