Luận Văn Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
    LỜI MỞ ĐẦU

    Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, chủ động hội nhập Quốc tế có hiệu quả. Trong đó, chính sách tài chính - thuế có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì thuế là nguồn thu chủ yếu và ổn định của ngân sách Nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của thuế, Nhà nước ta đã tiến hành các cuộc cải cách về thuế nhằm khắc phục những hạn chế của sắc thuế cũ và thay thế bằng những sắc thuế mới tiến bộ hơn, đảm bảo công bằng cho tất cả các thành viên trong xã hội. Một ví dụ điển hình cho công cuộc cải cách thuế của Nhà nước ta chính là sự ra đời của luật thuế Giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX thông qua, có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Nhìn chung Luật thuế Giá trị gia tăng có khá nhiều ưu điểm như: làm tăng nguồn ngân sách Nhà nước, kích thích sản xuất Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất là ở khu vực hộ kinh doanh cá thể trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng: không quản lý được hết các hộ kinh doanh, dây dưa nợ đọng thuế, tình trạng giả mạo hóa đơn để trốn thuế
    Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật thuế của các hộ kinh doanh luôn xảy ra, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế còn thấp Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Ngành thuế tỉnh là phải tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra sự chuyển biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình.
    Bắt nguồn từ những lý do trên, sau một thời gian thực tập tại Cục thuế tỉnh Hải Dương, được sự động viên chỉ bảo của thày, cô giáo và các cán bộ tại Cục thuế, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài : “ Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương”. Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.

    Về kết cấu đề tài: bao gồm 3 chương
    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG.
    CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS. Dương Thị Ngân cùng các cô chú trong Cục thuế tỉnh Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


    CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIA TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.

    1.1. Hộ kinh doanh cá thể và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.
    1.1.1. Hộ kinh doanh cá thể.
    Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam ( hoặc một nhóm người hay một hộ gia đình) làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu riêng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
    Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, những người bán rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh; trừ các trường hợp kinh doanh có điều kiện.
    Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
    1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.
    * Khái niệm về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể:
    Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là loại thuế gián thu, đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
    * Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng : là tất cả các hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
    * Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai có thể nộp thuế theo các phương pháp sau:
    Phương pháp khấu trừ:
    Áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn, chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hạch toán được cả đầu vào, đầu ra.
    Theo luật thuế GTGT mới được thông qua tại kỳ họp thứ ba Quốc Hội khoá XII ngày 03/06/2008 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thì:
    Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
    Trong đó:
    Thuế GTGT đầu vào: là số thuế được ghi trên hóa đơn mua hàng.
    Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra × Khối lượng hàng hóa bán ra × Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương ứng

    - Phương pháp trực tiếp:
    + Đối với những hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ (hàng hoá mua vào và bán ra đều có chứng từ, hoá đơn hợp lệ)
    Thuế GTGT
    phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ × Thuế suất thuế GTGT tương ứng

    GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào = Doanh số bán ra × Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào

    + Đối với những hộ kinh doanh đã thựuc hiện đầy đủ chế độ hoá đơn chứng từ khi bán hàng hoá, dịch vụ khi mua vào nhưng lại không có đủ hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào thì đăng ký nộp thuế theo phương pháp trực tiếp:

    Thuế GTGT phải nộp = Doanh số bán ra × Thuế suất thuế GTGT tương ứng

    + Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu ( phương pháp khoán)
    Áp dụng với những hộ kinh doanh không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chế độ hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ ( theo quy định những hộ này thường là những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ và kinh doanh nhiều mặt hàng vụn vặt, bán hàng có thể không có hoá đơn chứng từ):
    Thuế GTGT phải nộp = Doanh số ấn định × Tỷ lệ GTGT × Thuế suất thuế GTGT

    1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    1.2.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    * Khái niệm về quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    + Theo nghĩa rộng: Quản lý thu thuế GTGT đối với những hộ kinh doanh cá thể là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước đối với quá trình từ lựa chọn và ban hành hệ thống luật thuế GTGT, tổ chức thực hiện luật thuế GTGT đến việc thanh tra thuế đối với hộ kinh doanh cá thể để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đạt được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra.
    + Theo nghĩa hẹp: Quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể chỉ bao gồm các hoạt động hành pháp ( tức là các hoạt động sau khi đã có chính sách thuế GTGT). Các hoạt động đó bao gồm : tuyên truyền phổ biến các luật thuế; tổ chức quản lý thu thuế ( quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý theo quy trình thu thuế, tính thuế, thu nộp tiền thuế); thanh tra thuế.
    * Mục đích của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    + Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
    Số thu thuế hàng năm ở nước ta chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của ngân sách Nhà nước. Mặc dù số thuế thu được từ thành phần kinh tế cá thể chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập Ngân sách Nhà nước nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậ làm tốt công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ có tác dụng động viên,tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
    + Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế cá thể.
    Vai trò của thuế không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những công việc cụ thể trong công tác quản lý thu thuế.
    + Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các hộ kinh doanh.
    Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng; cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao. Từ đó tạo cho mọi tầng lớp dân cư thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật”.
    * Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
    - Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục thường xuyên về luật thuế GTGT để các đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.
    - Khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu.
    + Thu hết thuế, không để nợ đọng.
    + Kiểm tra, giám sát các hộ nghỉ kinh doanh.
    + Quản lý tất cả các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh
     
Đang tải...