LỜINÓIĐẦU Hiện nay kinh tế thị trường đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, đưa mỗi đất nước phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng. Dù là một nước xã hội chủ nghĩa hay nước tư bản thì quyền con người vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Do vậy các quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ quyền con người, trong đó có BHXH. Có thể nói BHXH là một chính sách xã hội không thể thiếu được của một quốc gia: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đóđược đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người” (Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948- Đại hội đồng Liên hợp quốc). Là một nước xã hội chủ nghĩa, với bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân, BHXH đã vàđang ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu đểđất nước ta chống lại những khiếm khuyết do nền kinh tế thị trường mang lại, bảo vệ quyền con người vàđã thể hiện được tính ưu việt của chếđộ ta-chếđộ xã hội chủ nghĩa. Nhưng để hoạt động được đòi hỏi BHXH phải có một nguồn tài chính nhất định. Đó là quỹ BHXH. Làm thế nào để nguồn quỹ này được dồi dào, lớn mạnh, làm thế nào để có thểđảm bảo cân đối quỹđược lâu dài, đó là câu hỏi khó giải đáp không chỉđối với BHXH nói riêng mà cảđất nước nói chung. Trước đây quỹ BHXH nước ta thuộc ngân sách Nhà nước, người lao động không phải đóng BHXH nhưng vẫn được hưởng. Từ khi quỹ BHXH tách khỏi ngân sách Nhà nước trở thành một nguồn quỹđộc lập thì quỹ thực hiện theo nguyên tắc cóđóng-có hưởng. Tuy nhiên do Nhà nước chỉ hỗ trợ khi cần thiết (thường là khi quỹ thâm hụt), cho nên quỹ vẫn phải chi trả chếđộ cho các đối tượng là người lao động có thời gian tham gia công tác trước ngày 1/1/1995 không phải đóng BHXH, bộ phận này chiếm số lượng rất lớn trong lực lượng lao động, do vậy ảnh hưởng rât nhiều đến việc bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Nếu ngân sách không cấp kinh phíđể chi cho đối tượng này thì quỹ BHXH sẽ nhanh bị thâm hụt. Nhưng xác định nguồn ngân sách Nhà nước cấp như thế nào cho phù hợp là một vấn đề rất khóđối với các chuyên gia trong ngành BHXH. Chính vì tầm quan trọng của việc xác định nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho quỹ BHXH nên em chọn đề tài “Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội”.