Luận Văn Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM 6
    1. Một số khái niệm: 6
    2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam 7
    2.1. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm có dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt 8
    2.2. Nhóm khoáng sản kim loại 11
    2.3. Nhóm khoáng chất công nghiệp. 12
    2.4. Nhóm vật liệu xây dựng. 16
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 23
    1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản. 23
    1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản rắn ở Trung ương. 23
    1.1.1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). 23
    1.1.2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (ĐC&KS) Việt Nam. 24
    1.1.3. Bộ Công thương, Bộ Xây dựng. 28
    1.1.4. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản. 29
    1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản rắn ở địa phương. 30
    1.2.1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 30
    1.2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường. 31
    1.2.3. Sở Công thương. 33
    1.2.4. Sở Xây dựng. 33
    1.2.5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. 34
    1.2.6. Phòng Tài nguyên và Môi trường. 35
    2. Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản hiện nay. 35
    2.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) 35
    2.2 Công tác điều tra thăm dò. 38
    2.3 Công tác lập quy hoạch, chiến lược. 45
    2.4. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản. 45
    2.5. Công tác thanh, kiểm tra hoạt động khoáng sản. 46
    3. Thành tựu và hạn chế của việc sử dụng khoáng sản rắn vào sự phát triển kinh tế đất nước. 47
    3.1. Đối với nhóm khoáng sản than: 48
    3.2. Đối với nhóm khoáng sản phóng xạ: 50
    3.3. Đối với nhóm khoáng sản kim loại: 51
    3.4. Đối với nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường: 55
    4. Những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện nay. 59
    4.1. Những bất cập trong chính sách. 59
    4.2. Những bất cập trong tổ chức thực hiện. 63
    CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71
    1. Kiến nghị về quản lý vĩ mô. 72
    1.1 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản. 72
    1.2 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản 72
    1.3 Đổi mới cơ chế, chính sách trong lĩnh vực khoáng sản. 74
    1.4 Phát triển công nghiệp khai khoáng. 76
    2. Kiến nghị về quản lý khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản rắn. 76
    3. Kiến nghị về bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường. 78
    3.1 Bảo vệ môi trường trong khu vực khai thác khoáng sản. 79
    3.2 Bảo vệ môi trường ngoài khu vực khai thác và chế biến khoáng sản 80
    3.3 Bảo vệ môi trường khu vực sau khai thác. 81
    4. Kiến nghị về bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có khoáng sản khai thác 82
    5. Kiến nghị về chính sách tài chính. 84
    6. Kiến nghị về công khai minh bạch trong hoạt động khoáng sản rắn. 85
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


    MỞ ĐẦU
    Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản trên thế giới là rất lớn, dẫn đến tình trạng khai thác và sử dụng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên thế giới. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động quản lý nhắm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai. So với các nước trong khu vực, Việt Nam được coi là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Nhìn chung: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhưng tiềm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa chuộng thì nước ta không có nhiều (như vàng, bạc ) hoặc đã khai thác gần như cạn kiệt (như dầu mỏ, than). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite, ilminite, đất hiếm ) một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có thể sử dụng trong hàng trăm năm tới.
    Sau khi Luật khoáng sản ra đời năm 1996, bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế đất nước, công tác quản lý và khai thác khoáng sản ở Việt nam cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, tiêu cực đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi về cơ chế, chính sách để công tác quản lý nhà nước về khoáng sản được cải thiện góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước được nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, ngày 25/4/2011 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Cùng với đó, ngày 22/12/2011, thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị quyết 103/ NQ – CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ và quyết định 2427/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
    Như chúng ta đã biết Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo và có số lượng hạn chế, vì vậy việc đánh giá, nhận định đúng tiềm năng, trữ lượng là vấn đề hết sức quan trọng làm cơ sở định hướng chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước cả trước mắt và lâu dài. Tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt nam trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều trường hợp làm tác động xấu tới môi trường, khai thác khoáng sản dưới dạng quặng thô quá nhiều. Tất cả những những hoạt động đã xảy ra trên thực tế và tạo áp lực bức xúc rất lớn lên hệ thống quản lý và họat động của thị trường.
    Từ những lý do trên mà chúng em đã chọn bài tiểu luận với đề tài: “Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay”
    Đề tài được trình bày theo 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện hay
    Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...