Báo Cáo Công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện Từ Liêm

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦUSức khoẻ là vốn quý của mỗi con người. Sức khoả của những người đang ở độ tuổi lao động là 1 trong 3 yếu tố cơ bản (trí lực, thể lực, tâm lực) của nguồn nhân lực Quốc gia, là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là một đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dất nước. Vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển sự nghiệp y tế và tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Và Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước.
    Cùng với xu thế xã hội hoá các ngành nghề một cách mạnh mẽ, với mục tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các đôid tượng trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi nhất, các cơ sở y, dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú.
    Trong những năm gần đây cùng với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật , khống chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân sổ trong thời gian qua là sự phát triển không ngừng của xã hội đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Điều này khiến cho hệ thống y tế công trở nên quá tải bởi sự chật hẹp về không gian, hạn chế về cơ sở vật chất và cả chất lượng phục vụ, chưa đáp ừng được các nhu cầu từ xã hội, Y tế tư nhân ra đời trên cơ sở sự thừa nhận kinh tế thị trường ở Việt Nam và phản ánh rõ quy luật cung cầu trong nền kinh tế xã hội, đã chung sức gánh vác những công việc của ngành y tế. Tuy nhiên, để y tế tư nhân thực sự phát huy hiệu quả của mình và đi đúng định hướng, thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được quan tâm hơn và từng bước phải được đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi phạm vấn đề " y đức" trong hành nghề. Để quản lý Nhà nước đã thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Ở trung ương là Bộ Y tế, một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phương là các sở Y tế của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các phòng Y tế, trung tâm y tế huyện, quận được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhân viên uỷ ban nhân dân phụ trách về văn hoá- xã hội thuộc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
    Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân? Đó là trách nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân khi nhìn nhận về vấn đề này.
    Sau 4 năm học tại Học Viện Hành chính, được tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tìm hiểu về các cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước, cùng đó là qua 2 tháng thực tập tại Phòng y tế Uỷ ban nhân dân(UBND) huyện Từ Liêm tôi đã có cơ hội đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Quan tìm hiểu thực tế hoạt động của Phòng Y tế huyện,cùng những văn bản tài liệu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế, những báo cáo thực tế về hoạt động của các cơ sở Y tế tư nhân, về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hành nghề Y, dược tư nhân tại huyện Từ Liêm. Tôi mong bài báo cáo này của mình sẽ góp phần giúp mọi người hiểu hơn, quan tâm hơn đến hoạt động này.
    Bài báo cáo gồm 3 chương:
    Chương I: . Tổng quan về uỷ ban nhân dân và Phòng y tế huyện Từ Liêm
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân của huyện Từ Liêm.
    Chương III: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM 4
    1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỪ LIÊM 4
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. 4
    1.1.2.Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm 5
    1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức. 6
    1.2. CHỨC NĂNG- NHIỆM VỤ- QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM 7
    1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ. 7
    1.2.2.Tổ chức- biên chế. 9
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN CỦA HUYỆN TỪ LIÊM 11
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG Y, DƯỢC TƯ NHÂN 11
    2.1.1. Hệ thống y, dược tư nhân Việt Nam. 11
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ. 13
    2.2.1. Về công tác quản lý việc thành lập các cơ sở hành nghề y,. 14
    2.2.2. Về công tác kiểm tra, giám sát . 16
    2.2.3.Về quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ. 23
    CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN 26
    3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG. 26
    3.1.1.Mục tiêu cụ thể. 26
    3.1.2.Một số nhiệm vụ trọng tâm. 26
    3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 27
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT . 29
    3.3.1. Về phía Nhà nước. 29
    3.3.2. Về phía Phòng y tế. 29
    KẾT LUẬN 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...